Văn bản pháp luật: Quyết định 803/QĐ-UB

Nguyễn Xuân Du
Lâm Đồng
STP Lâm Đồng;
Quyết định 803/QĐ-UB
Quyết định
30/09/1985
30/09/1985

Tóm tắt nội dung

Về việc phê chuẩn phương án Quy hoạch tổng thể huyện Đức Trọng

Chủ tịch
1.985
 

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

V/v Phê chuẩn phương án Quy hoạch

tổng thể huyện Đức Trọng

 

Căn cứ Quyết định số 66/TTg ngày 31/01/1978 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh;

Căn cứ sự phân cấp cho tỉnh phê chuẩn phương án quy hoạch tổng thể huyện theo chỉ thị số 80/TTg ngày 25/01/1978 của Thủ tướng Chính phủ theo Nghị quyết 50/HĐBT ngày 17/5/1983 về xây dựng và kiện toàn huyện;

Xét tờ trình số ngày 05 tháng 9 năm 1983 của UBDN huyện Đức Trọng về việc xin phê chuẩn phương án quy hoạch tổng thể;

Theo đề nghị của Ban Phân vùng kinh tế tỉnh Lâm Đồng;

Quyết định:

Điều 1 : Nhất trí một số quan điểm cơ bản và một số căn cứ chính trong điều tra cơ bản, thiên nhiên kinh tế xã hội mấy năm qua, vận dụng trong việc xây dựng phương án qui hoạch tổng thể huyện Đức Trọng và đề xuất một số mục tiêu kinh tế đến 1990 và 2000 thể hiện một số nét chính sau đây :

Những vấn đề chung :

1. Phạm vi ranh giới :

Huyện Đức Trọng có tổng diện tích tự nhiên 189.500 ha có tọa độ địa lý :

- Kinh độ đông : 107o3758" - 108o28’4"

- Vĩ độ Bắc : 11o68’44" - 12o11’39"

- Phía Bắc giáp tỉnh ĐắcLăc và huyện Lạc Dương

- Phía Nam giáp Huyện Di Linh

- Phía Đông giáp huyện Đơn Dương

- Phía Tây giáp tỉnh ĐăkLăk

2. Đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội :

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước lao động, lâm sản các cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí địa lý tạo cho Đức Trọng có khả năng sản xuất lương thực thực phẩm (đặc biệt là ngô, lúa, đậu tương, đậu lạc) làm cơ sở để phát huy các thế mạnh :

a- Thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày Càphê, chè và cây ăn quả.

b- Thế mạnh về kinh doanh nghề rừng, đặc biệt là rừng gỗ lá rộng, rừng thông và lâm sản khác.

c- Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc như bò, trâu, tiểu gia súc và gia cầm : lợn, gà, vịt, cá nước ngọt.

Trong việc phát huy những thế mạnh trên, huyện có những thuận lợi và khó khăn như sau :

+ Thuận lợi :

- Nằm kề và là cửa ngõ của thành phố Đàlạt, huyện Đức Trọng có sân bay Liên Khương, quốc lộ 20 quốc lộ 27 là trục đường chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa vớicác huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.

- Khí hậu thời tiết tương đối ôn hòa (nhiệt độ trung bình 21oC), biên độ nhiệt độ dao động giữa các tháng 0,4 - 1oC tháng nóng nhất 25,5oC (tháng 4 - 5), tháng lạnh nhất 14,1oC (12 - 1). Nhìn chung thích hợp cho sản xuất lương thực cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày phát triển chăn nuôi đại gia súc.

- Đất đai phần lớn là đất bazan (44.600ha) có độ dốc nhỏ, tầng dây lớn liên vùng liên khoảnh tập trung chủ yếu ở các xã : Tùng Nghĩa, Bình Thạnh, Liên Hiệp, Đinh Văn, Phú Hội, đất có khả năng cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa tương đối tốt.

- Nhóm đất phù sa phân bố dọc theo các sông suối lớn như : Đa Dâng, Đa Tam, Cam Ly, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, phần lớn đã đưa vào sản xuất nông nghiệp.

- Huyện đã có sản xuất hàng hóa, có 1 bộ phận lao động kỹ thuật.

- Diện tích đất thổ hiện nay là 7.000ha, lúa 2 vụ là 2.300 ha. Tiềm năng đất nông nghiệp rất lớn theo độ dốc, tầng dày hiện nay đang đưa vào sử dụng khoảng 18.000ha.

- Mạng lưới sông suối dày đặc, thuận lợi cho việc bố trí các công trình thủy lợi, thủy điện (Quảng Hiệp, Đampao, trên sông Đạ đờn... phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp.

Với thuận lợi trên Đức Trọng có thể mở ra những vùng chuyên canh lớn về lúa, ngô, càphê, trà, cây ăn quả. Mặt khác tỉnh hình quan hệ sản xuất mấy năm nay cũng được củng cố, phát triển mở rộng, đã xây dựng được 16 HTX, 141 tập đoàn sản xuất, 2 tập đoàn máy nông nghiệp tình hình sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt năm 1982 tổng sản lượng lương thực toàn huyện đạt 29.232 tấn chiếm 1/3 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh.

- Đất trước đây là rừng, hiện nay còn rừng và đồi trọc 172.200ha chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó còn rừng là : 134.555ha, trữ lượng 6.670.500m3.

- Nguồn lao động tuy không dồi dào nhưng cũng vào loại khá trong toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê ngày 31/12/1981 dân số toàn huyện : 90.508 người sau Đàlạt, lao động trong độ tuổi 42.623 người lao động nông nghiệp chiếm 28,572 người, đây cũng là điều kiện thuận lợi để Đức Trọng phát huy thế mạnh.

- Tại huyện có nhiều cơ sở nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, trung ương sản xuất sành sứ, hóa chất bê tông đúc sẵn, cơ khí chế tạo, tạo điều kiện cho huyện phát triển công nghiệp địa phương phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.

- Vùng Kinh có khả năng thâm canh sản xuất tương đối cao.

Từ những đặc điểm và thuận lợi nêu trên huyện Đức Trọng có vị trí kinh tế, chính trị và quốc phòng rất quan trọng và được tỉnh chọn là 1 huyện điểm.

+ Khó khăn :

Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa khô, mùa mưa, mùa khô thường thiếu nước (lượng mưa ít : 167,1mm, lượng bốc hơi nhiều 362mm. Cần cân bằng ẩm luôn luôn âm (-). Bởi vậy, việc tăng vụ có khó khăn, đặc biệt là cây trồng 2 vụ và giải quyết thức ăn gia súc vào mùa khô,nên cần phải tiến hành công tác thủy lợi, trước mắt là những vùng lương thực Đinh Văn, Tùng Nghĩa, phải đặc biệt chú ý giải quyết giống lúa ngô ngắn ngày, giải phóng nhanh đất vụ 1, làm đất kịp thời cho vụ 2.

- Đất đai nhìn chung đang bị thoái hóa và xói mòn đặc biệt là vùng núi cao dốc lớn như Phú Sơn, N’thol hạ cần phải có biện pháp chống xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô.

- Tiềm năng của huyện về lâm sản tuy lớn nhưng những vùng khai thác tương đối hiểm trở, giao thông khó, an ninh chưa bảo đảm, dân cư thưa thớt, việc khai thác vừa qua do tỉnh quản lý.

- Lực lượng lao động lâm nghiệp hiện tại còn ít và chủ yếu là lao động thủ công chưa tương ứng với tiềm năng về lâm nghiệp của huyện.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật (thủy lợi, giao thông, điện nước) tuy đã có nhưng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở ven đường quốc lộ 20 và QL 27-B, lao động kỹ thuật còn ít.

- Các công trình phục vụ công cộng còn ít, nhất là vùng đồng bào dân tộc.

- Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác như phân bón, giống, sân phơi, nhà kho,vật tư thiết bị máy móc còn thiếu chưa đáp ứng kịp yêu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được tổ chức và phát triển.

- Công tác cải tạo quan hệ sản xuất nông lâm - công thương nghiệp mới ở bước đầu còn nhiều tồn tại.

+ Trình độ quản lý kinh tế kém (tiềm năng đất đai nhiều, lao động thiếu) an ninh quốc phòng chưa bảo đảm.

+ Bộ máy xã yếu, thiếu.

+ Năng suất lao động quá thấp (1 lao động mới làm từ 0,5 - 0,8 ha gieo trồng).

+ Công suất máy móc và phương tiện vận tải chỉ mới sử dụng 50%. phụ tùng khó khăn vì phần lớn là máy móc của tư bản.

+ Lượng tiêu hao vật tư và lao động sống vượt quá định mức.

+ Diện tích chưa được đo đạc và lại là vùng rừng núi nên khó quản lý.

- Tiếp thu một nền nông, lâm nghiệp tự nhiên mất cân đối nghiêm trọng, cần có quy hoạch, kế hoạch cải tạo, xây dựng phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội mà tổ chức lại, tổ chức mới theo từng bước, từng hình thức phù hợp là quan trọng, quyết định.

- Vùng dân tộc : thô sơ lạc hậu, nghèo nàn.

- Vùng Kinh : dân cư đông đúc, lại tập trung vào các quốc lộ.

- Quy hoạch các ngành và tại cơ sở chưa làm nên khó khăn cho việc tiến hành quy hoạch cụ thể kinh tế xã hội và lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.

- Ngoài các quan điểm nguyên tắc quy hoạch theo đường lối,chủ trương của Đảng trong pháp triển kinh tế ở Đức Trọng cần đặc biệt chú ý :

+ Mùa vụ gieo trồng, cơ cấu giống cho vùng, tiểu vùng để đảm bảo thu hoạch trước mùa mua, đặc biệt là lương thực hoa màu.

+ Đặc biệt chú trọng khâu bảo quản chế biến, tuy rằng trước mắt chế biến ra nhiều sản phẩm từ các thực thể còn hạn chế, vậy khâu, sấy, phơi, bảo quản rất quan trọng không thể thiếu hoặc tổ chức không chu đáo, không đầy đủ mà cụ thể là : sân phơi, nhà kho, bao bì, phương tiện vận chuyển và đường xá từ đồng ruộng về kho cho từng cơ sở phải được quy hoạch hợp lý và đầu tư thích đáng; Mặt khác phải sản xuất ra hàng hóa, thực hiện Nghị quyết Đại hộ 3 của tỉnh "... phải từ 1 sản phẩm ra nhiều nhóm sản phẩm..." chấm dứt việc xuất nguyên liệu thô và bán thành phẩm.

+ Sắp xếp lại cơ chế tổ chức và quản lý kinh tế quản lý sản xuất theo ngành và theo lãnh thổ, kết hợp nông - lâm nghiệp với công nghiệp từng tiểu vùng, từng cơ sở là cơ sở của các ngành kinh tế kỹ thuật, Các ngành sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất là của xã, huyện... phải có quy hoạch ngành, kế hoạch ngành trên phạm vi từng cơ sở, từng tiểu vùng của huyện hoàn chỉnh một bước để bố trí cơ sở sản xuất dân cư theo qui hoạch quốc phòng và qui hoạch xây dựng pháo đài quân sự huyện.

+ Có quy hoạch, kế hoạch, ĐCĐC, chấm dứt nạn phá rừng, làm rẫy, chuyển đồng bào dân tộc làm lâm nghiệp, trồng rừng, tu bổ rừng, khai thác nhựa thông, trồng cà phê, chè, cây ăn quả hoặc cây rừng phủ kín hàng vạn ha nương rẫy hiện nay. Muốn vậy, phải có chính sách cây con, chính sách đầu tư, chính sách lương thực và hàng công nghệ phẩm thích đáng, có thể dùng quỹ trồng rừng, bảo vệ, tu bổ rừng, quỹ định canh định cư v.v...

Điều 2 :

i. phương hướng và những mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội :

- Căn cứ tinh thần Nghị quyết Đại hội 5 của Đảng và Nghị quyết 50 của HĐBT về xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện.

- Căn cứ tinh thần Nghị quyết Đại hội 3 của Tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng.

+ Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế :

- Nguyên tắc : Cơ cấu chung của huyện là nông - lâm nghiệp, công nghiệp trên cơ sở : bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ đất đai, chống xói mòn, thoái hóa. Ưu tiên chuyển đồi trọc sang làm cây công nghiệp, kết hợp nông - lâm, gắn chặt kinh tế, quốc phòng và công tác định canh định cư của đồng bào ít người, gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức lại sản xuất, gắn với công tác xây dựng huyện.

- Trước mắt tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện trọng tâm là sản xuất lương thực lấy thâm canh làm chủ yếu.

+ Phương hướng lâu dài :

- Về nông nghiệp : Phát triển lương thực,thực phẩm đến mức tối đa ở trên những đất có thể làm lương thực và chống xói mòn (lúa, ngô, lạc, đậu tương) ... đồng thời đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả ...

- Đẩy mạnh chăn nuôi bò đàn, trâu bò cày kéo, chuẩn bị cơ sở cho việc chăn nuôi bò sữa hoặc kiêm dụng thịt sữa, lợn, gia cầm phát triển công nghiệp chế biến hoa màu lương thực, chè, cà phê, chế biến gỗ, hóa chất...

- Lương thực chủ yếu là lúa ngô (lúa nước là chính, ngô thì ở diện tích tương đối bằng).

- Vòng quay của đất lương thực 2 lần.

- Về lâm nghiệp : Tích cực bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, xây dựng vốn rừng, kinh doanh hợp lý, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp nhựa thông, lâm sản cho thủ công nghiệp và xuất khẩu, gỗ cho xây dựng cơ bản và củi cho nhu cầu địa phương.

- Rừng gỗ thông, rừng thông phải có kế hoạch bảo vệ trong khi khai thác, chú ý đẩy mạnh khai thác rừng tre nứa, chuyển đất trống đồi trọc sang trồng cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp.

- Cơ cấu ngành : Các nhóm, các ngành kinh tế - kỹ thuật.

+ Ngành sản xuất lương thực, thực phẩm,thức ăn gia súc, gắn liền với chế biến.

+ Ngành sản xuất cà phê, trà gắn liền với chế biến

+ Ngành kinh doanh khai thác tổng hợp lâm nghiệp khai thác gỗ, lâm sản đặc sản, sản xuất đồ mộc dân dụng, xuất khẩu gắn liền chế biến.

+ Ngành công nghiệp hóa chất (vùng tiêu, than hoạt tính).

+ Ngành sành, sứ, kaolin.

- Phân bổ sử dụng đất đai :

Hạng mục

Diện tích

Tỷ lệ

Tổng diện tích tự nhiên

189.500ha

 

+ Đất Nông nghiệp

46.128

24%

- Đất trồng trọt, trong đó

. Cây hàng năm

. Lúa 2 vụ

. Ngô 2 vụ

. Đậu đỗ

. Hoa màu khác

. Cây lâu năm

. Cà phê

. Chè

. cây ăn quả

- Đất đồng cỏ

- Ao hồ nuôi cá

+ Đất Lâm nghiệp

Trong đó

- Rừng kinh doanh

- Gỗ lá rộng

- Thông

- Tre nứa

- Rừng bảo vệ đầu nguồn và chưa khai thác.

+ Đất XDCB

- Đất khác

+ Đất có khả năng mở rộng nông lâm nghiệp.

31.000

15.628

5.000

7.000

3.628

19.000

10.000

7.000

2.000

10.000

1.500

117.474

45.600

35.000

8.600

73.874

21.523

4.575

4.851

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

61%

 

 

 

 

Bảo vệ (52.000)

 

11,34

2,41

Trong quỹ đất này có một bộ phận quy hoạch cho nhân dân thành phố Hà Nội phát triển sản xuất xây dựng vùng kinh tế mới.

Vùng KTM Hà nội được phép sử dụng 8.500 ha đất nông nghiệp để xây dựng một số nông trường và hợp tác xã nông nghiệp, trạm trại kỹ thuật, cơ sở chăn nuôi để đảm bảo 2.470 ha cà phê và 2.780ha chè đến khi định hình, 2.640ha xây dựng cơ bản.

Riêng 29.800 ha đất lâm nghiệp, Ban xây dựng kinh tế mới Hà Nội phải xin sự chỉ đạo phối hợp cùng Sở Lâm Nghiệp UBND huyện Đức Trọng, Ban Phân vùng kinh tế mới lập phương án qui hoạch cụ thể về tổ chức quản lý, bảo vệ, tu bổ, kinh doanh tiến đến thành lập ngay lâm trường, HTX lâm nghiệp cũng như giao đất, giao rừng cho các nông trường và các HTX nông nghiệp trong vùng sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

nông nghiệp :

a- Trồng trọt :

+ Phương hướng : Khai thác tiền năng đất nông nghiệp phát triển lương thực,thực phẩm, cung cấp lương thực cho nhân dân trong huyện và 1 phần thức ăn tinh cho chăn nuôi đẩy mạnh việc sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, đậu tương, đậu lạc, đậu đen và từng bước mở rộng cây công nghiệp dài ngày càphê, trà. Đồng thời mở rộng, củng cố xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh lúa, ngô, càphê, trà, cây ăn quả để cung cấp nông sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu để phát triển cây công nghiệp dài ngày và phát triển nghề rừng.

+ áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân, biện pháp canh tác khác nhằm tăng năng suất đất đai, cây trồng, vật nuôi.

- Mục tiêu phấn đấu 1 số cây chủ yếu :

(Căn cứ quỹ đất về lâu dài)

+ Tổng diện tích gieo trồng : 40.000ha

. Với hệ số lần trồng : 2,0 lần

+ Tổng sản lượng lương thực : 75.000 tấn

. Lúa : 35.000 tấn

. Ngô : 30.000 tấn

. Khoai sắn : 10.000 tấn

+ Tỷ lệ màu trong lương thực : 50%

- Một số cây trồng chủ yếu :

Sản lượng Năng suất

+ Lúa cả năm 10.000ha 35.000tấn 7tạ/ha/năm

+ Ngô cả năm 14.000ha 30.000tấn 5tạ/ha/năm

+ Đậu phụng 3.000ha 4.100tấn

+ Đậu tương 4.000ha 4.600tấn

+ Đậu đen 2.000ha 1.600tấn

+ Cà phê 10.000ha 12.000tấn tươi

+ Trà 7.000ha 42.000tấn tươi

+ Hoa quả các loại : 2.000ha 32.000 tấn

+ 1 ha cây công nghiệp/ 1 con bò tối thiểu

+ 1 ha hàng năm/ 2 con lợn, tối thiểu

- Các vùng tập trung chuyên canh :

+ Vùng lương thực, thực phẩm : Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Tùng Nghĩa, Phú Hội, Tân Hội, Đinh Văn, Tân Văn, Đạ Đờn với diện tích canh tác khoảng 7.000ha.

+ Vùng cây công nghiệp Đarsa, Phú Sơn, Nam Ban, lán Tranh với diện tích khoảng 10.000ha.

Nhằm từng bước phát huy các thế mạnh, giai đoạn 1985 - 1990, huyện cần tập trung chuẩn bị các cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó chủ yếu cho các ngành nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, lâm nghiệp và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đời sống (giải quyết vấn đề lương thực hết sức quan trọng).

Phương hướng phát triển kinh tế vùng phía Bắc huyện là tiếp dân ở các tỉnh bạn đến để phát triển cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi.

b. Chăn nuôi :

- Phương hướng phát triển chăn nuôi bò đàn, trâu bò cày kéo, bò sữa và kiểm dụng thịt sữa, lợn, gia cầm trên cả 3 khu vực quốc doanh, tập thể, hộ gia đình xã viên để cung cấp sữa thịt, trứng cho huyện, tỉnh và phân bón cho ngành trồng trọt.

. Tổng đàn bò : 17.000 con

. Bò cày kéo : 8.000 con

. Bò sữa : 5.000 con

. Tổng đàn bò thịt : 4.000 con

. Tổng đàn trâu : 10.000 con

. Cày kéo : 5.800 con

+ Tổng số lợn : 50.000 con

. Lợn thịt : 44.300 con

. Nái sinh sản : 4.500 con

. Đàn giống : 1.200 con

- Các vùng tập trung thâm canh, chuyên canh :

. Tiểu vùng chăn nuôi bò Tân Hội, Phi Liêng, Tổng diện tích tự nhiện khoảng 10.961 ha, nhưng giai đoạn trước mắt vẫn làm lương thực thực phẩm có chăn nuôi với trồng trọt.

. Tiểu vùng lương thực thực phẩm : bao gồm :

a) Xã Đinh Văn, Đạ Đờn, Tân Văn

b) Tùng Nghĩa, Phú Hội, Liên Hiệp.

Diện tích lúa khoảng 2.000 - 2.500 ha, màu 5.500 ha hàng năm có thể sản xuất ra được 30.000 tấn lương thực chiếm 40% tổng sản lương lương thực toàn huyện.

Tiểu vùng cây công nghiệp dài ngày kết hợp bò đàn bao gồm các xã Phú Sơn, Đasa, Kamo, Kany, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 46.000 ha.

Trên cơ sở phân chia các tiểu vùng toàn huyện có thể hình thành một số nông trường, trang trại hoặc các cơ sở sản xuất HTX và 7 cụm kinh tế kỹ thuật : Tùng Nghĩa, Finnom, Nam Ban, Đinh Văn, Lán Tranh, Băng tiên và Phisroin.

- Trạm trại cần có thêm :

1. Trạm bảo vệ thực vật

2. Trạm Khí tượng thủy văn

3. Trạm thú y huyện

4. Trạm giống lúa cấp 2 của tỉnh.

Hiện nay toàn huyện chia ra : 12 xã, dự kiến tới sẽ hình thành thêm 1 xã Brơtang, các ngành cần phải cùng huyện xúc tiến ngay việc quy hoạch cụ thể xã, HTX, nông lâm trường, trạm, trại với phương thức nông - lâm hoặc lâm - nông kết hợp trong mối liên kết kinh tế giữa quốc doanh, tập thể và kinh tế gia đình.

Lâm nghiệp :

Hiện trạng tài nguyên lâm nghiệp hiện có :

- Tổng diện tích : 172.288 ha

Trữ lượng : 6.670.490m3

+ Rừng gỗ : 86.832ha

. Rừng lá rộng : 59.205ha

Trữ lượng : 4.871.233m3

. Rừng giàu 8.946 ha x 181m3 : 1.619.226m3

. Rừng TB 14.311ha x 101m3 : 1.445.411m3

. Rừng nghèo 8,838 ha x 31m3 : 450.738m3

. Rừng non 27.117 ha x 50m3 : 1.355.858m3

+ Rừng thông thuần loại : 13.833ha

Trữ lượng : 1.864.917m3

Trong đó :

. Thuần thục dày 2.209ha x 129m3 : 284.961m3

. Thuần thục thưa 670ha x 98m3 : 65.660 -

. Nuôi dưỡng dày 8.899ha x 154m3 : 1.370.446 -

. Nuôi dưỡng thưa 20.559 ha x 70m3 : 143.850 -

+ Rừng thông hỗn giao : 13.794ha

Trữ lượng : 1.062.138m3

+ Rừng tre nứa : 33.890ha x 13.000 : 44.057.000 cây

+ Đất trống đồi trọc 37.733ha (20% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện).

Dành 26.000ha cho trồng lại rừng

Chuyển 11.733 ha rừng cho làm nông lâm kết hợp.

Khai 15.000ha rừng kiệt, cây bụi ở độ dốc thấp làm nông - lâm nghiệp kết hợp, do đó mới phân bổ quỹ đất lâm nghiệp lâu dài là 117.674 ha như nói ở phần trên.

- Khả năng khai thác hàng năm :

+ Gỗ lá rộng : 15.000m3/năm

+ Gỗ thông : 10.000m3/năm

+ Khai thác củi : 10.000Ster/củi/năm

+ Nhựa thông : 200 tấn/năm

+ Trồng rừng hàng năm : 1.000 - 1.500ha

- Tiểu vùng kinh doanh lâm nghiệp :

+ Tiểu vùng lâm trường Phi Liêng

+ Tiểu vùng lâm trường Đarmăng.

Điều 3 :

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp :

- Phương hướng : Trên cơ sở phát triển nông - lâm nghiệp, xây dựng hệ thống chế biến nông lâm sản với nguyên liệu sẵn có để chế biến thịt, càphê, trà, hoa màu, lương thực, gỗ, hóa chất, hoa quả, phát triển các mặt hàng sẵn có ở địa phương,sành sứ, cơ khí, hóa chất và tiểu thủ công nghiệp, thảm bẹ ngô, may mặc v.v...

Hình thành 4 cụm sau đây :

1. Cụm Đinh Văn : Chế biến nông sản thực phẩm (xay xát gạo,chế biến ngô, thịt), gắn với một vài cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói) cơ khí.

2. Cụm Finnom : bao gồm công nghiệp cơ khí chế tạo sửa chửa, hóa chất, sản xuất vật liệu sành sứ, bê tông đúc sẵn và 1 vài cơ sở chế biến bánh kẹo, đậu phụ phục vụ khu công nghiệp.

3. Cụm Tùng Nghĩa : chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời sống của nhân dân (Xí nghiệp đậu tương, nước chấm, sản xuất bánh kẹo, xưởng tăm, thảm bẹ ngô, cơ khí sửa chữa).

4.Cụm Phú Sơn : hình thành các Xí nghiệp chế biến gỗ tổng hợp, công suất 5.000m3/năm, cơ khí sửa chữa máy móc phục vụ nông lâm nghiệp chế biến trà, cà phê. ngoài ra vùng kinh tế mới Hà Nội sẽ hình thành 2 cụm :

- Nam Ban, Lán tranh.

giao thông vận tải :

- Phương hướng : Tu sửa và nâng cấp đường hiện có đồng thời hình thác các con đường vào các tiểu vùng nông lâm nghiệp, trạm trại để phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân.

- Vận tải đường bộ là chủ yếu, trong tương lai có thể mở rộng sân bay Liên Khương.

- Mục tiêu phấn đấu năm 1984 - 1985 :

- Tu sửa các trục đường hiện có như Liên tỉnh lộ 27B nâng cấp các con đường liên xã Đinh Văn, Riong thô, Đạ Đờn, Riông Thô, Đinh Văn - Lán Tranh, Đinh Văn - Nam Ban.

- Tu sửa các trục đường hiện có như liên tỉnh lộ 27B nâng cấp các con đường liên xã Đinh Văn, Riông Thô, Đạ đờn, Riông thô, Đinh Văn - Lán Tranh, Đinh Văn - Nam Ban.

- Giao thông vận tải trên các trục lộ 20 và quốc lộ 27B. Vận tải hành khách trên các tuyến Đức Trọng - Sài Gòn, Đức Trọng - Đơn Dương, Đức Trọng - Đàlạt, Đức Trọng - Bảo Lộc.

thủy lợi :

- Phương hướng : Nghiên cứu xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ trên các sông suối trong huyện đã có thể lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo diện tích tưới đến năm 1985 cho lúa 2.850ha định hình là 7.618ha. Tập trung giải quyết xây dựng đồng ruộng mương máng, phát huy hiệu quả cao nhất của các công trình đầu mối.

- Màu đến định hình được tưới là : 13.313ha

- Bằng phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật khác phục vụ sản xuất trong huyện :

a) Cơ khí phục vụ nông nghiệp :

Từng bước trang bị cơ giới các khâu khai hoang mở rộng đất nông nghiệp làm đất gieo trồng, thu hoạch một số cây trồng chính (ngô, lúa, gạo...) để thâm canh, tăng vụ trang bị các phương tiện thái trộn thức ăn, xay bắp, vệ sinh chuồng trại cho chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn ở khu vực quốc doanh.

Giai đoạn trước mắt :

Sử dụng và bảo quản tốt máy móc thiết bị hiện có và trang bị thêm một số phụ tùng thay thế và máy kéo tiêu chuẩn khoảng 12 chiếc.

b) Điện : Cần xây dựng trạm nâng thế 6,6KV/35 KW 3.000 KVA Đàlạt - Finnom để phục vụ cho khu công nghiệp.

Xây dựng trạm 31,5 KV/6,6 KV - 1000KVA tại Nam Ban và tuyến 15KV (vận hành 6,6KV) Nam Ban - Đinh Văn vào để phục vụ vùng kinh tế mới Hà Nội và Đinh Văn.

- Chú trọng phát triển nhanh thủy điện nhỏ và vừa tận dụng các nguồn sông suối hiện có.

c) Trạm trại kỹ thuật :

- Xây dựng Trạm thú y huyện, Trạm Bảo vệ thực vật.

- Xây dựng trại bình tuyển, lai tạo giống cây trồng.

cụm kinh tế kỹ thuật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp :

Toàn huyện hình thành 7 cụm kinh tế - kỹ thuật :

- Cụm Tùng Nghĩa : đây là cụm kinh tế kỹ thuật quan trọng vì nó gắn với xây dựng huyện lỵ của huyện.

- Cụm Đinh Văn vì đây có nhiều đồng bào dân tộc tập trung, hơn nữa là bàn đạp tiến lên khai phá vùng phía Bắc huyện.

- 5 trung tâm kinh tế kỹ thuật còn lại là : Phisroin, Băng Tiên, Lán Tranh, Nam Ban, Finnom.

- Giai đoạn 1985 - 1990, củng cố mở rộng các cụm kinh tế kỹ thuật hiện có như : Tùng Nghĩa, Finnom và bước vào xây dựng các cụm kinh tế kỹ thuật khác Nam Ban, Lán Tranh, Đinh Văn.

Điều 4 :

phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế xã hội và các cơ sở cấu trúc hạ tầng khác phục vụ sản xuất và đời sống :

- Phương hướng : Để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, bảo vệ sức khỏe và khắc phục đời sống nhân dân ngày càng tăng, xây dựng hệ thống các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, thương nghiệp, cung ứng vật tư từ huyện đến cấp cơ sở để thỏa mãn đời sống sinh hoạt trong nhân dân.

Mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội và các cơ sở cấu trúc hạ tầng.

Trong tương lai bố trí các công trình phục vụ văn hóa và các công trình công cộng theo cấp :

+ Cấp huyện : bố trí xây dựng trường phổ thông cấp III, trường công nhân kỹ thuật, cơ khí, bệnh viện đa khoa 500 giường bệnh, nhà văn hóa, thư viện 200 chỗ ngồi, rạp hát 1.000 người xem, bưu điện truyền thanh, cửa hàng bách hóa tổng hợp, sân bóng đá, bóng chuyền...

+ Cấp tiểu vùng : bao gồm Trường phổ thông cấp 1, 2 và 3 bệnh xá, rạp chiếu bóng, thư viện chủ yếu tại trung tâm tiểu vùng.

+ Cấp cơ sở : Bố trí trường 1, 2 nhà trẻ mẫu giáo, cửa hàng mua bán,trạm xá.

Phương hướng cần bố trí, gần trung tâm dân cư tập trung nhất là trường phổ thông 1, 2, nhà trẻ, mẫu giáo,trạm xá.

- Giai đoạn 1985 - 1990 :

Chủ yếu chỉ xây dựng các cơ sở cấu trúc hạ tầng phục vụ đời sống như cửa hàng mua bán, trạm xá tại các xã, nhà trẻ, mẫu giáo ở các nông, lâm trường. Củng cố và mở rộng các cơ sở hiện có ở huyện như trường cấp 3, bệnh viện, rạp hát, cửa hàng bách hóa tổng hợp, thư viện, hiệu sách.

Điều 5 : lao động và dân cư

1. Lao động : trên cơ sở bố trí sản xuất các ngành như phương án trên theo mức cơ giới hóa thấp thì nhu cầu lao động như sau :

Hạng mục Định hình (2000)

Khả năng lao động tăng theo tự nhiên : 52.000

+ Nhu cầu lao động : 82.000

- Nông nghiệp : 48.000

- Lâm nghiệp : 10.000

- Công nghiệp, TCCN : 10.000

- Phi sản xuất : 14.000

+ Cân đối (thiếu) (-) - 30.000

Nhân khẩu tương ứng với số

82.000 lao động sẽ là : 200.000 người

2. Phương hướng quy hoạch khu dân cư và thị trấn huyện lỵ :

a- Dân cư : Phương hướng việc phân bổ dân cư và điều chỉnh dân cư sẽ được tiến hành theo từng vùng, từng xã trên cơ sở cân đối lao động với địa bàn sản xuất nông lâm trường, HTX, trạm trại kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện để phát huy thế mạnh, đồng thời phù hợp với điều kiện sinh hoạt văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân.

Toàn huyện bố trí 30 cụm dân cư, mỗi cụm dân cư có 1 - 3 điểm dân cư nhỏ gần nhau, quy mô mỗi cụm 2.700 người trở lên, mỗi cụm dân cư 200 - 300 hộ tương ứng với 1000 - 2000 người đủ để xây dựng các công trình phục vụ công cộng thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông cơ sở 1, 2; cửa hàng mua bán. Tùy từng tiểu vùng mà bố trí cụm dân cư nhiều hay ít Fisroin : 4 cụm, Nam Ban : 4 cụm, Băng Tiên : 4 cụm, Đinh văn : 5 cụm; Tùng nghĩa : 3 cụm: Lán Tranh : 7 cụm.

b- Quy hoạch khu thị trấn, huyện lỵ : trước mắt thị trấn huyện lỵ Đức Trọng vẫn nguyên chỗ cũ, đang xây dựng quy hoạch, lấy xã Tùng Nghĩa và 1 thôn theo trục đường 20 thuộc xã Liên Hiệp.

Điều 6 :

a- Ông Chủ tịch Huyện Đức , các ông Giám đốc Sở, trưởng các Ban, ngành liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này theo chức năng nhiệm vụ của mình và theo một số yêu cầu cấp thiết sau đây :

b- Thường trực UBND tỉnh và Thường trực Ban Xây dựng huyện của Tỉnh ủy và UB nhất trí các điểm cơ bản của phương án quy hoạch tổng thể huyện Đức Trọng như dành 46.000ha cho đất nông nghiệp và 117.000 ha cho đất lâm nghiệp.

- Nhưng cần chú ý các quan điểm sử dụng đất đai, các tài nguyên cho hợp lý trên cơ sở khoa học, đừng vì nhu cầu lương thực mà gượng ép. Phải tiến hành quy hoạch ngành và giải phóng đáp cụ thể dự kiến 5.000 ha lúa nước, 7.000ha ngô và 19.000 ha cây công nghiệp dài ngày.

Trong sử dụng đất chú ý đất có độ dốc từ 0-3o mới đưa vào làm hoa màu, lương thực, xới xáo hàng năm.

- Đất từ 3o hoặc đến 8o đưa vào trồng cây công nghiệp dài ngày.

- Đất có độ dốc trên 8o coi như đất rừng.

- Những nguyên tắc này nhằm sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ đất, nước, bảo vệ môi trường sinh thái phải được thực hiện trên từng mảnh đất cụ thể.

c- Căn cứ quyết định này các ngành nông - lâm, giao thông điện, cơ khí, thủy lợi, công nghiệp các ngành lưu thông phân phối, quân sự, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục... phải tiến hành quy hoạch cụ thể trên địa bàn huyện để hoànchỉnh phương án tổng thể và xác lập các phương án quy hoạch cụ thể xí nghiệp tiểu vùng, phương án ngành tại huyện, dưới sự chỉ đạo phối hợp của Ban phân vùng Kinh tế và sự lãnh đạo của Ban Xây dựng huyện của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

- Việc phát triển bò sữa tại Đức Trọng là đúng, nhưng phát triển với qui mô lớn, nhỏ thì phải nghiên cứu rõ ràng của từng vùng và bước đi của từng thời kỳ phù hợp.

- Diện tích của huyện gần 200.000ha hiện nay có 2 vùng rõ rệt, vùng phía Nam từ Phú Sơn trở xuống đã và đang khai thác, vùng phía Bắc chưa khai thác, điều tra cơ bản cũng chưa đầy đủ nên quy hoạch chỉ sơ bộ, đây cũng là vùng quan trọng về quân sự, bảo vệ an ninh có thể nghiên cứu chia thành 2 huyện trước mắt phải tổ chức dân cư khai thác kết hợp quốc phòng với kinh tế vùng phía Bắc huyện.

- Kinh tế của huyện phong phú, đa dạng nhiều mặt do đó phải chú ý toàn diện hơn qui hoạch lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải được tiến hành cụ thể ngay và trình duyệt sớm.

- Tài nguyên ở đây nhiều mặt mang tính chất của cả tỉnh, cả nước thực tế các cơ sở của tỉnh, Trung ương đã có và sẽ có nhiều. Do đó lâu dài vấn đề phân bổ sử dụng tài nguyên, quan hệ ngành, lãnh thổ cần phải phân cấp rõ.

- Vùng kinh tế mới Hà Nội lâu dài là của Đức Trọng phương hướng theo chung của huyện, của tỉnh, chỉ có vấn đề đặt ra là trong khi chưa giao cho huyện quản lý phải tăng cường mối quan hệ chỉ đạo và quản lý.

- Phương án quy hoạch mới nói được cơ cấu kinh tế trên phạm vi lãnh thổ huyện chưa phân biệt được cơ cấu kinh tế các chỉ tiêu định mức, năng suất sản lượng và tiến bộ khoa học kỹ thuật còn tính toán ở mức thấp hoặc trung bình, nhất thiết các ngành kinh tế kỹ thuật của tỉnh, huyện Đức Trọng, các xã, các xí nghiệp phải tiến hành quy hoạch cụ thể lập luận chứng kinh tế kỹ thuật từng cơ sở sản xuất và tiến hành tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh theo hướng tiến bộ và mức độ tiên tiến.

Điều 7 : Sau khi tiến hành quy hoạch ngành, quy hoạch các cơ sở cũng như quá trình thực hiện. Những vấn đề gì cần bổ sung hoặc sửa đổi, UBDN huyện trình UBND tỉnh xem xét quyết định


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=1736&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận