Văn bản pháp luật: Quyết định 82/2001/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 82/2001/QĐ-TTg
Quyết định
24/05/2001
24/05/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu và danh mục các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001 - 2005

Thủ tướng
2.001
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoahọc và công nghệ

chủ yếu và danh mục các chương trình khoa học và côngnghệ

trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001 - 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật khoahọc và công nghệ ngày 9 tháng 6 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại tờ trình số 1144/TTr-BKHCNMTngày 27 tháng 4 năm 2001,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương hướng, mụctiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu và danh mục các chương trình khoahọc và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 kèm theoQuyết định này.

Điều 2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường chịu trách nhiệm:

1. Hướng dẫn các Bộ,cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và huy động lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ trongcả nước để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nói ở Điều 1 của Quyết định này, theoquy định của Luật khoa học và công nghệ;

2. Xác định và phêduyệt mục tiêu, nội dung cụ thể của các chương trình khoa học và công nghệtrọng điểm cấp Nhà nước; hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình này.

3. Thường xuyên đônđốc, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ và hiệuquả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các chương trình khoa họcvà công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xác định và bố trí các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ nói trên vào kế hoạch 5 năm và hàng năm của Bộ, ngành, địa phươngvà tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả của việc sử dụng kinh phí cho các nhiệmvụ khoa học và công nghệ được triển khai ở Bộ, ngành và địa phương.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thihành kể từ ngày ký.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này ./.

 

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆCHỦ YẾU

VÀ DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC

GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2001 - 2005

(Kèm theo Quyết định số: 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

 

I.Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ

1. Đẩy mạnh nghiên cứukhoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở vận dụng sáng tạo vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng, phát triển vàtừng bước hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội củaViệt Nam.

2. Đẩy mạnh nghiên cứucơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, chú trọng các nghiên cứu cơ bản cóđịnh hướng gắn với phát triển công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Nghiên cứu có hệ thống các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiênvà bảo vệ môi trường; nghiên cứu dự báo phòng tránh thiên tai; điều tra nghiêncứu biển theo hướng phục vụ phát triển mạnh kinh tế biển.

3. Thúc đẩy việc đổimới công nghệ của các ngành kinh tế theo hướng hiện đại hoá từng khâu, từngngành bằng việc chủ động tiếp thu, ứng dụng, làm chủ, và phát triển công nghệnhập, gắn với công tác nghiên cứu khoa học và phát triển các công nghệ tiêntiến, hiện đại ở trong nước nhằm nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, sứccạnh tranh của hàng hoá và hiệu quả của nền kinh tế.

4. Triển khai rộng rãiviệc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thích hợp vào khu vựcnông thôn và miền núi, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn, vùng đồng bào dân tộc để hình thành một số ngành nghề và đưa vào sản xuấtcác sản phẩm mới dựa trên lợi thế đặc thù của Việt Nam, tạo thêm việc làm, tăngthu nhập và nâng cao mức sống cho người lao động.

5. Tập trung xây dựngtiềm lực khoa học và công nghệ theo hướng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng khoa họcvà công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cótrình độ cao. Mở rộng xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ.

6. Đẩy mạnh nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ phục vụ quốc phòng và an ninh.

II. Mục tiêu pháttriển khoa học và công nghệ

1. Phấn đấu đạt tớitrình độ của các nước trong khu vực và quốc tế ở một số lĩnh vực khoa học vàcông nghệ mà Việt Nam có thế mạnh. Nâng cao đáng kể tỷ trọng đóng góp của khoahọc và công nghệ vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đổi mới về căn bảncơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Tạo ra một bước phát triển mới, có hiệuquả trong nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ,giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống.    

3. Cung cấp luận cứkhoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước trong phát triển kinh tế - xã hội.

4. Tư vấn, hỗ trợ đắclực cho các ngành, các cấp, các địa phương và doanh nghiệp tham gia hội nhậpkinh tế quốc tế, đề xuất được các giải pháp để tạo được đột phá trong pháttriển sản xuất và sản phẩm chủ yếu ở một số ngành công nghiệp quan trọng.

5. Hình thành thị trườngkhoa học và công nghệ, triển khai các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học vàcông nghệ, chuyển giao công nghệ theo các quy định của Luật khoa học và côngnghệ, trong đó tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực khoa học và côngnghệ cho một số ngành kinh tế - kỹ thuật trọng điểm, bảo đảm tương đương vớitrình độ khu vực vào năm 2005.

6. Xây dựng và đưa vàohoạt động sớm các khu công nghệ cao Hoà Lạc, thành phố Hồ Chí Minh và các phòngthí nghiệm trọng điểm đã được phê duyệt, đạt trình độ khu vực và quốc tế.

7. Mở rộng việc đàotạo cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao tại các cơ sở nước ngoài, đặcbiệt là ở các nước có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Chú ý đào tạocán bộ khoa học và công nghệ cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên.

8. Hoàn thiện mạng lướithông tin khoa học và công nghệ quốc gia và kết nối với hệ thống thông tin khoahọc và công nghệ thế giới.

III.Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu

1.Khoa học xã hội và nhân văn

Nghiên cứu vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn pháttriển mới của Việt Nam nhằm xác định rõ con đường, bước đi và các giải phápchính trị, kinh tế, pháp lý để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tổng kết thực tiễn quátrình đổi mới của đất nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựngmột Nhà nước pháp quyền do Đảng lãnh đạo.

Dự báo xu hướng pháttriển của thế giới trong những năm đầu của thế kỷ 21; những vấn đề kinh tế,chính trị, xã hội của toàn cầu hoá; những vấn đề lý luận và thực tiễn của việcxác định đường lối chiến lược của Việt Nam về các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếvà khu vực.

Nghiên cứu xác địnhbản chất và mô hình của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, các biện pháp đồng bộ trong tổ chức quản lý, các giải pháp tạo động lựcvà nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Nghiên cứu toàn diệncác vấn đề về văn hoá, dân tộc, tôn giáo. Tập trung tổng kết và phát triển cácgiá trị văn hoá dân tộc; nghiên cứu chính sách và các biện pháp bảo vệ và pháthuy hệ thống các giá trị văn hoá.

Nghiên cứu phát triểnkhoa học giáo dục, xác định các mục tiêu chiến lược và biện pháp phát triểntoàn diện con người Việt Nam trong 20 năm đầu của thế kỷ 21.

Nghiên cứu, biên soạnmột số công trình khoa học lớn của quốc gia như bộ Thông sử Việt Nam; bộ Lịchsử văn hoá Việt Nam; tổng tập văn học Việt Nam 10 thế kỷ; từ điển bách khoa.

2.Khoa học tự nhiên

Nghiên cứu, đánh giácác nguồn tài nguyên phục vụ quy hoạch, khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lýtừng loại tài nguyên ở từng khu vực.

Nghiên cứu nâng caokhả năng dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo thiên tai một cách có hệ thống.

Điều tra cơ bản, tổnghợp cơ sở dữ liệu có hệ thống về các vùng biển của nước ta phục vụ cho việcđánh giá các tiềm năng biển; lập quy hoạch, xây dựng các phương án khai thác vàphát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia.

Nghiên cứu, tiếp thuvà ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học mới trên thế giới tạo cơ sởcho việc định hướng, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới, phát triển các lĩnh vựccông nghệ cao và góp phần tạo ra những tri thức khoa học mới.

3.Khoa học công nghệ

a)Công nghệ thông tin và truyền thông

Nghiên cứu tiếp thucác công nghệ tiên tiến để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, tin học đáp ứngnhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng, nângcao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu công nghệvà thiết kế, chế tạo các sản phẩm điện tử có chất lượng cao dùng trong viễnthông, điều khiển công nghiệp, y tế, nghiên cứu khoa học, các khí tài đặc biệt,các thiết bị xử lý thông tin và các thiết bị ngoại vi.

Nghiên cứu phát triểncông nghiệp phần mềm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nghiên cứu triển khaithử nghiệm các công nghệ tiên tiến và áp dụng trong điều kiện Việt Nam đối vớithu phát thanh và thu phát hình kỹ thuật số, internet thế hệ 2, thông tin diđộng thế hệ 3, thương mại điện tử, phóng vệ tinh viễn thông VINASAT.

b) Công nghệ sinh học

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ phôi trong chọn tạo giống câytrồng, vật nuôi (kể cả thuỷ sản); tiếp thu các kỹ thuật sinh học tiên tiến củathế giới.

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ sinh học trong sản xuất các loại phân bón sinh học, các chế phẩm bảovệ cây trồng, vật nuôi và xử lý ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ vi sinh, công nghệ enzym phục vụ phát triển kỹ thuật bảo quản chếbiến sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trườngtrong nước và xuất khẩu.

Nghiên cứu ứng dụng vàphát triển công nghệ gien trong chẩn đoán và điều trị bệnh; đổi mới công nghệsản xuất vacxin, kháng sinh, bộ dụng cụ chẩn đoán (KIT) và chế phẩm y sinh họccho người; công nghệ gien trong giám định pháp y.

c) Công nghệ vật liệumới

Nghiên cứu chế tạo cácvật liệu cao cấp từ nguồn tài nguyên sẵn có ở Việt Nam.

Nghiên cứu ứng dụngcác công nghệ chế tạo và gia công gang, thép đặc biệt và hợp kim nhôm.

Hoàn thiện công nghệsản xuất một số sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh cao cấp.

Nghiên cứu ứng dụng vàgia công các vật liệu pôlyme cômpôzit thông thường, pôlyme nanô - cômpôzit, cácloại pôlyme tổ hợp.

Nghiên cứu vật liệu vàcông nghệ bảo vệ chống ăn mòn.

Nghiên cứu vật liệuquang điện tử và quang tử, vật liệu biến đổi năng lượng, vật liệu từ tính caocấp, vật liệu cấu trúc nanô, vật liệu có tính năng đặc biệt phục vụ an ninhquốc phòng.

d)Công nghệ tự động hoá

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ hệ thống trợ giúp điều khiển và thiết kế (SCADA) chuyên sâu và diệnrộng.

Nghiên cứu thiết kếchế tạo các bộ phận và hệ thống điều khiển số bằng máy tính (CNC).

Thiết kế chế tạo các thiếtbị, hệ thống đo lường và xử lý thông tin tự động.

Thiết kế chế tạo cácrôbốt.

Nghiên cứu thiết kếchế tạo một số linh kiện và cấu kiện tự động hoá thay cho nhập ngoại: các máytính công nghiệp chuyên dụng (IPC), các bộ điều khiển lập trình (PLC) côngnghiệp, các hệ phối ghép, các thẻ chuyên dụng, các cụm điều khiển theo thờigian thực (RTU), các phần tử thủy khí.

đ)Công nghệ chế tạo máy

Nghiên cứu nắm vững vàlàm chủ các công nghệ cơ bản tiên tiến trong chế tạo máy.

Nghiên cứu ứng dụngcác thành quả của các công nghệ cao trong chế tạo máy.

Nghiên cứu thiết kếchế tạo các máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế.

Nghiên cứu các vấn đềvề khoa học và công nghệ về chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bịvà hệ thống.

e)Lĩnh vực năng lượng

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ mới, thích nghi và làm chủ công nghệ nhập trong thăm dò, đánh giá trữnăng, tiềm năng, trong khai thác, sàng tuyển, tận thu than vỉa mỏng và khí mỏ,chế biến than. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ khắc phục ô nhiễm môitrường trong khai thác, vận chuyển than.

Nghiên cứu ứng dụngcác giải pháp khoa học và công nghệ bảo đảm vận hành tối ưu, hợp lý hệ thốngđiện, tiết kiệm điện năng.

Nghiên cứu ứng dụngcác giải pháp công nghệ và vật liệu mới để sử dụng các dạng năng lượng mới.Chuẩn bị luận cứ khoa học, các điều kiện kỹ thuật và pháp lý để phát triển điệnhạt nhân.

Nghiên cứu hạn chế ảnhhưởng xấu của các công trình thủy điện đến môi trường.

Nghiên cứu ảnh hưởngcủa bức xạ điện từ trường mạnh đến môi sinh.

Nghiên cứu tìm kiếm,thăm dò, khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu; nghiên cứu nâng cao hệ số thuhồi các mỏ dầu khí đang khai thác, nghiên cứu phát triển các mỏ dầu khí tới hạn(mỏ nhỏ); nghiên cứu khả năng sử dụng các nguồn khí có hàm lượng CO2cao; nghiên cứu chuyển đổi nguồn năng lượng từ dầu sang khí.

g)Lĩnh vực xây dựng và giao thông

Nghiên cứu ứng dụng,tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập, kết hợp với cải tiến và hiện đại hoácông nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thống.

Làm chủ công nghệ xâydựng các công trình biển, công trình thuỷ điện, công trình ngầm dạng phức tạp,kể cả dạng tuyến để giải quyết giao thông đô thị : tàu điện ngầm, hệ côlêctơ,hầm vượt sông.

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức, áp dụng côngnghệ thông tin, tự động hoá trong quản lý, điều hành, khai thác vận tải vàtrong một số công đoạn sản xuất vật liệu xây dựng.

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ mới trong sản xuất vật liệu có tính năng đặc biệt phục vụ xây dựngcác công trình cơ sở hạ tầng.

Nghiên cứu ứng dụngcông nghệ mới trong thiết kế, thi công các công trình cơ sở hạ tầng như cầu, đường,sân bay, bến cảng và công nghệ sản xuất các phương tiện, công trình giao thông.

Hoàn thiện hệ thốngquy chuẩn, tiêu chuẩn để chủ động quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý quy hoạch vàphát triển kiến trúc tại các đô thị, kiểm soát chất lượng, giá thành hàng hoávà dịch vụ xây dựng, đảm bảo cạnh tranh quốc tế.

h)Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

Phấn đấu đưa đóng gópcủa khoa học và công nghệ vào giá trị gia tăng của sản xuất nông - lâm - ngưnghiệp đạt 30 - 40%.

Tập trung nghiên cứuchọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi (chú trọng giống đặc thù bản địa và ưu thếlai) có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái phục vụ chomục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm và xuất khẩu.

Nghiên cứu ứng dụng vàphát triển các công nghệ tiên tiến trong canh tác nông lâm nghiệp, thủy lợi,nuôi trồng thủy hải sản, nhằm phát huy tối đa tiềm năng giống, phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

Nghiên cứu, thiết kế,chế tạo các loại máy móc, thiết bị và công nghệ trong cơ giới hóa, bảo quản vàchế biến trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

Nghiên cứu ứng dụng vàchuyển giao công nghệ nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp và nông thôn.

i)Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Nghiên cứu nâng caochất lượng sản xuất vacxin, chế phẩm sinh học, các trang thiết bị y tế và khaithác có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước để sản xuất thuốc, đủ sức cạnh tranhtrong cơ chế thị trường.

Nghiên cứu ứng dụng kỹthuật hiện đại và công nghệ thích hợp với từng tuyến phục vụ đa số cộng đồngtrong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị và y học dự phòng nhằm giảm tỷ lệ chết trong24 giờ đầu, khống chế và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm.

Tiếp thu chọn lọc cácthành tựu khoa học và công nghệ của thế giới nhằm kế thừa, phát huy, nâng caovà hiện đại hoá nền y học dân tộc, phấn đấu đưa trình độ y học dân tộc ngangtầm với một số nước phát triển trong khu vực.

Nghiên cứu khắc phụcảnh hưởng của các hoá chất độc hại dùng trong công nghiệp và nông nghiệp, cácchất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Nghiên cứu các biệnpháp bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nghiên cứu, đổi mới vàhoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về y tế để thực hiện xã hội hoá y tếnhằm bảo đảm công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

IV.Danh mục Các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước

A.Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, gồm 8 chương trình:

1. Kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Công nghiệp hoá,hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa - con đường và bước đi.

3. Xây dựng Đảng trongđiều kiện mới.

4. Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân.

5. Phát triển văn hoá,con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

6. Dự báo về chiếntranh kiểu mới của địch, đề xuất các chủ trương, giải pháp đối phó.

7. Âm mưu, ý đồ chiếnlược và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch trong thờigian tới - Đối sách của ta.

8. Những đặc điểm chủyếu, những xu thế lớn của thế giới và khu vực trong hai thập niên đầuthế kỷ 21 - Tiền đồ cách mạng thế giới.

Mục tiêu, nội dung vànhiệm vụ chủ yếu của các chương trình khoa học xã hội và nhân văn do Hội đồnglý luận Trung ương xác định và trình Bộ Chính trị quyết định.

B. Lĩnh vực khoa học tự nhiên, gồm 1 chương trình:

Nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

C.Lĩnh vực khoa học công nghệ, gồm 10 chương trình:

1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thôngtin và truyền thông.

2. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vật liệumới.

3.Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tự động hoá.

4. Nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ sinh học.

5. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chế tạomáy.

6. ứng dụng công nghệtiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực.

7. Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa vàhiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

8. Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.

9.Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển.

10.Khoa học và công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Ngoài các chương trìnhkhoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước nói trên, các đề tài độc lập cấpNhà nước (nếu có) do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn và phối hợpvới các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức thực hiện ./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23374&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận