QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính
đối với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng02 năm 1998 và Nghị định số 38/1998/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Nghị định số 52/CP ngày 16 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Đài Truyềnhình Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ĐàiTruyền hình Việt Nam được Ngân sách nhà nước cấp kinh phí để thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ được giao. Toàn bộ các khoản thu phát sinh từ hoạt động quảngcáo trên truyền hình và các khoản thu dịch vụ khác phải nộp Ngân sách nhà nướctheo quy định hiện hành.
ĐàiTruyền hình Việt Nam được thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chínhtrong hai năm (2001 - 2002) theo nguyên tắc để lại các khoản phải nộp Ngân sáchnhà nước từ hoạt động của Đài theo hình thức ghi thu, ghi chi, bao gồm cả sốthuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động quảng cáo trêntruyền hình và các hoạt động dịch vụ khác.
Điều 2. Việcthực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính của Đài Truyền hình Việt Namphải bảo đảm các mục đích, yêu cầu sau đây:
1.Hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đài theo quy định của Chính phủ.
2.Thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định khác về hoạtđộng báo chí.
3.Thực hiện thu theo đúng chế độ quy định. Sử dụng tiết kiệm các khoản kinh phí đượcNhà nước đầu tư cho hoạt động truyền hình, tăng cường cơ sở vật chất và nângcao thu nhập của người lao động.
4.Thực hiện công khai tài chính theo quy định.
Điều 3.Mức khoán thu, khoán chi cho Đài Truyền hình Việt Nam trong hai năm (2001 - 2002)như sau:
1.Mức khoán thu là 230 tỷ đồng/năm; trong đó bao gồm cả số thu thuế giá trị giatăng, thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2.Mức khoán chi là 230 tỷ đồng/năm. Trong đó:
a)Mức khoán chi bao gồm các khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của ĐàiTruyền hình Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Đài Truyền hìnhViệt Nam chủ động bố trí các khoản chi trong phạm vi nguồn thu thực tế hàng nămđể chi cho các nội dung sau:
Thanhtoán tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, nhuận bút các khoản đóng góp đối vớingười lao động.
Thanhtoán các khoản chi nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn.
Muasắm các loại vật tư, hàng hóa, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản,trang thiết bị.
Chinộp thuế, phí, lệ phí theo quy định hiện hành, trừ số thu thuế giá trị giatăng, thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động quảng cáo trên truyềnhình và các hoạt động dịch vụ khác.
Chikhác có liên quan đến hoạt động quảng cáo trên truyền hình và các hoạt độngdịch vụ khác.
b)Mức khoán chi nêu trên không bao gồm các nội dung sau đây:
Chinộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động thuquảng cáo trên truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác.
Chiđầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi nghiên cứu khoahọc đề tài chương trình cấp nhà nước, chi đào tạo tại các trường thuộc ĐàiTruyền hình Việt Nam quản lý. Các khoản chi này được ngân sách nhà nước cấpphát theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
Điều 4.Nhà nước quản lý biên chế đối với số cán bộ, công chức trong bộ máy quản lýkhung của Đài Truyền hình Việt Nam.
ĐàiTruyền hình Việt Nam được chủ động sắp xếp lại bộ máy (trừ việc lập thêm tổchức mới trực thuộc Đài do cấp có thẩm quyền quyết định), tổ chức lao động vàtuyển dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động để đáp ứng nhu cầu côngviệc.
Điều 5.Đài Truyền hình Việt Nam được vận dụng quy định hiện hành của Nhà nước về chếđộ tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nước để xác định việc chi trảtiền lương, tiền công cho cán bộ, công nhân viên (kể cả số lao động theo hợpđồng).
Điều 6.Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinhphí được giao khoán để thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao trên cơ sở chế độchi tiêu hiện hành và đặc điểm hoạt động thực tế của Đài.
Điều 7.Đài Truyền hình Việt Nam được sử dụng các khoản kinh phí do tăng thu, tiết kiệmchi để chi cho các nội dung sau:
1.Đối với khoản kinh phí do tiết kiệm chi được sử dụng như sau:
a)Tăng tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, nhuận bút, các khoản đóng góp đốivới người lao động;
b)Mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất của Đài;
c)Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa bằng 3 tháng tiền lương, tiền côngthực tế bình quân của cán bộ, công nhân viên của Đài;
d)Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác truyền hình (đào tạo, bồi dưỡng, nângcao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, hỗ trợ sáng tác kịch bản truyền hình,thưởng cho các chương trình truyền hình đạt giải tại các cuộc liên hoan);
đ)Chi hỗ trợ thêm ngoài chế độ Nhà nước quy định về chế độ thôi việc đối với cánbộ, công chức dôi ra do thực hiện sắp xếp lại tổ chức, tăng năng suất lao động.
2.Đối với kinh phí do tăng thu được sử dụng theo thứ tự như sau:
a)Đầu tư xây dựng cơ bản tối thiểu 70%;
b)Số còn lại được bổ sung chi cho các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Mứcchi cụ thể cho các nội dung quy định tại Khoản 1 và điểm b, Khoản 2 Điều này doTổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định.
Sốkinh phí do tăng thu, tiết kiệm chi sau khi bảo đảm nhiệm vụ chi được quy địnhtại Điều này, nếu không chi hết trong năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sửdụng.
Điều 8.Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan:
1.Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:
a)Xây dựng quy chế tạm thời về việc lập dự toán, cấp phát, quản lý chi tiêu,thanh quyết toán tài chính, quản lý tài sản, kiểm tra tài chính;
b)Phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội và Bộ Văn hoá - Thông tin kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụchính trị và khoán thu, khoán chi của Đài Truyền hình Việt Nam vào cuối năm2002; trên cơ sở đó rút kinh nghiệm thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c)Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc sử dụng dự toánngân sách năm 2001 đã giao cho Đài Truyền hình Việt Nam phù hợp với cơ chếkhoán theo Quyết định này.
2.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế sử dụng phầntăng thu so với mức khoán để chi đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vậtchất của Đài Truyền hình Việt Nam.
3.Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về quản lý biên chế khung và phương ántinh giản biên chế.
4.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng địnhmức lao động, cơ chế quản lý tiền lương, tiền công và thu nhập đối với ĐàiTruyền hình Việt Nam.
Điều 9.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.
Điều 10.Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Trưởng BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộtrưởng Bộ Văn hoá - Thông tin và Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam chịutrách nhiệm hướng dẫn, thi hành Quyết định này./.