Văn bản pháp luật: Quyết định 92/1999/QĐ-UB

Nguyễn Thế Trung
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 92/1999/QĐ-UB
Quyết định
18/09/1999
18/09/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định tạm thời về phòng, chống dịch lở mồn long móng gia súc

Phó Chủ tịch
1.999
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

Quyết định của UBND tỉnh Nghệ an số 92/1999/QĐ-UB ngày 18/9/1999 về việc ban hành quy định tạm thời về phòng, chống dịch lở mồn long móng gia súc

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN SỐ

Về việc ban hành quy định tạm thời về phòng, chống dịch

lở mồm long móng gia súc

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1300/NN-TT ngày 04 tháng 9 năm 1999,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành Quy định tạm thời về phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc.

Điều 2: Ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết việc thi hành bản quy định này.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức, các đoàn thể, các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH

LỞ MỒM LONG MÓNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 92/1999/QĐ.UB/NN ngày 18/9/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1. Bệnh lở mồng long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, mạnh gây ra bởi 7 túp virus: A; 0; C, Asia1 ; SAT1 ; SAT2 ; SAT3 và nhiều biến chủng của chúng.

2. khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 túp 0; A và Asia1. Việt Nam đã phát hiện týp 0 và đôi khi cả týp A và Asia1. Tại nghệ An từ năm 1960 đến nay, mới xuất hiện bệnh LMLM gia súc ở xã Quỳnh Lân - huyện Quỳnh Lưu, xã Hưng Xá - huyện Hưng nguyên, phát hiện týp virus 0, nên tại các ổ dịch có sự lây lan giữa trâu, bò, lợn.

Bệnh dễ lây từ nước này sang nước khác, từ vùng này sang vùng khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (thịt ướp đông, sữa...) qua biên giới, qua mua, bán, trao đổi... (hiện tượng nhảy cóc).

2. Động vật dễ mắc bệnh l là các loài móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, hương, nai... (ngực ít mắc bệnh này) .

Thời kỳ nung bệnh 2-5 ngày, tối đa là 21 ngày. triệu chứng 2-3 ngày đầu sốt cao trên 400C, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng trâu, bò chảy nhiều nước bọt, viêm dạng mụn nước ở lưới, vành mũi, vành móng, kẽ móng, nhất là ở lợn.

Bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ có Vaccin phòng bệnh sau 10 đến 15 ngày, con vật khỏi bệnh nhưng trâu, bò vẫn mang trùng hàng tháng. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn có thể tới 100%. Tỷ lệ chết ở gia súc trưởng thành từ 3-5%, ở gia súc non tù 50-100%.

3. Virus LMLM dễ bị diệt bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 1000C) các chất có độ toan cao (pH = 3) và các chất kiềm mạnh như xút (Na0H) có độ pH = 9. Virus sống lâu, nhiều ngày trong các chất mùn hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có kiềm nhẹ (pH từ 7,2 - 7,8), trong thịt ướp đông, virút tồn tại sau nhiều tháng.

Điều 2: Tổ chức có hoạt động chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chất biến động vật hoặc sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh LMLM trong vùng có dịch LMLM, vùng bị dịch uy hiếp hoặc đi qua vùng dịch đều phải tuân theo quy định này.

Điều 3: Nghiêm cấm việc bán chạy hoặc giết mổ tuỳ tiện gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nghi nhiễm bệnh LMLM hoặc vứt bỏ bừa bãi xác chế, phủ tạng, chất thải của các gia súc chế vì bệnh LMLM.

 

Chương II

PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

Điều 4:

1. Không mua gia súc hoặc sản phẩm gia súc từ vùng có dịch.

2. Không chăn thả gia súc đến bãi chăn, đồng cỏ thuộc vùng có dịch, không thuê, mượn trâu bò vùng có dịch về cày bừa tại địa phương mình.

3. Không đến tham quan, tiếp xúc với gia súc ốm, chất tại ổ dịch hoặc tham gia giết mổ thịt gia súc tại đó.

Điều 5: Chủ vật nuôn phải thực hiện tiêm phòng bắt buộc cho gia súc để phòng bệnh LMLM, theo Điều 10 của Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 15/2/1993 và Quyết định 1242/NN-TY/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và CNTP (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành ngày 24/7/1996.

Điều 6: Đối với Trạm Thú ý các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và Ban Thú y các phường, xã, thị trấn (gọi chung là huyện, xã).

1. Theo dõi giám sát sức khoẻ đàn gia súc, tình hình xuất - nhập giết mổ gia súc tại địa phương. Nếu có biểu hiện nghi là bệnh LMLM thì phải báo cáo ngay lập tức lên Chi cục Thú y và chính quyền ddịa phương. Đồng thời hướng dẫn kỹ thuật và giám sát việc xử lý đôí với con vật nghi mắc bệnh.

2. Tại vùng bị dịch LMLM uy hiếp: Trạm Thú y huyện, Ban Thú y xã phải tham mưu cho UBND huyện, xã áp dụng các biện pháp sau đây:

2.1- Quản lý chặt chẽ những người chuyên buôn, bán gia súc, mổ thịt gia súc; phổ biến đặc điểm của bệnh và luật pháp có liên quan đến việc làm lây lan dịch bệnh, hướng dẫn chủ trì gia súc viết cam kết với UBND thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Thú y.

2.2- Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền cho nhân dân kiến thức về bệnh LMLM và các biện pháp phòng, chống.

2.3- Tổ chức tiêm phòng cho gia súc tại vùng có nguy cơ như: các xã gần ổ dịch, xã ven đường giao thông chính .

Điều 7: Đối với những huyện có đường biên giới trên bộ: khi có dịch LMLM xẩy ra ở vùng biên giới tiếp giáp tỉnh Nghệ An thì Chi cục Thú y phải báo cáo với Sở Nông Nghiệp và PTNT và UBND tỉnh để có các biện pháp cần thiết ngăn chặn dịch.

1.Không cấp giấy kiểm dịch nhập khẩu đối với gia súc dễ nhiễm bệnh và các sản phẩm của gia súc đó.

2. Thực hiện việc khử trùng phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu trước khi vào địa bàn tỉnh.

3.Tổ chức lực lượng liên ngành gồm Bộ đội Biên phòng, Công an, Thú y, Quản lý thị trường giám sát, xử lý việc nhập lậu gia súc và sản phẩm gia súc trên dọc đường biên giới.

4. Quản lý chặt chẽ các cá nhân, tổ chức có hành động buôn bán gia súc qua biên giới.

5.Vùng có dịch lập các chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời ở các đầu mối giao thông quan trọng.

6.Cấm việc mượn hoặc cho mượn trâu, bò qua biên giới.

7. Tổ chức tiêm phòng vành đai ngăn chặn dịch.

 

Chương III

CHỐNG DỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG

Điều 8: Khi có dịch LMLM xẩy ra, Chi cục Thú y phải nhanh chóng xác định và báo cáo ngay với Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời trình UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch với các điều kiện sau:

1. Bệnh dịch đang xẩy ra trên gia súc và có chiều hướng lây lan.

2. Có báo cáo bằng văn bản của UBND huyện hoặc các cấp tương đương về diễn biến tình hình dịch.

3.Có kết luận chẩn đoán xác định bệnh của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương hoặc Trung tâm Thú y vùng Vinh.

Sau khi có Quyết định công bố dịch, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y có nhiệm vụ phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện các biện pháp chống dịch.

Điều 9: Khoanh vùng dịch và kiểm soát vận chuyển gia súc:

1. Xác định thôn, xã, huyện có dịch và lập các trạm gác có Barie, có người canh gác 24/24 giờ, cấm đưa và sản phẩm của chúng ra ngoài ổ dịch .

2. Nghiêm cấm người buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc hành nghề trong vùng có dịch.

Điều 10: Xử lý gia súc mắc bệnh:

1.Đối với trâu bò: Nếu số lượng trâu, bò mắc bệnh ít thì nên tiêu huỷ, nếu số lượng mắc bệnh nhiều phải nuôi nhốt trong phạm vi gia đình, không chăn trâu thả ra bãi chăn chung hoặc thả rông.

2. Đối với lợn: Tốt nhất là tiêu huỷ những con mắc bệnh.

Điều 11: Chữa bệnh LMLM

Chữa vết thương ở miệng, kễ móng chân bằng cách rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước ô xy già 3% hoặc nước muối 3%. Thấm kho rồi dùng bông mềm tẩm thuốc sát trùng như Iodamam, Acid bỏic 3% ngày 2-3 lần.

Trường hợp vết thương nhiễm trung nặng, có mủ, có mùi hôi thối thì bôi thêm mỡ kháng sinh, cần xử lý chống giòi bọ. Trường hợp bệnh nặng thì tiêm kháng sinh kết hợp với trợ sức.

Điều 12 Xử lý xác chết do LMLM

Phải đốt xác cùng với chất độn chuồng, chất thải và phải có sự giám sát, chứng nhận của cơ quan Thú y theo khoản 2 Điều 25 của Điều lệ phòng, chống bênh dịch động vật.

Điều 13: Xử lý môi trường tại ổ dịch

Theo Điều 25 của Điều lệ phòng, chống dịch bệnh động vật: chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nơi chăn thả, phương tiện vận chuyển nơi giết mổ, nơi động vật chết phải được khử trùng bằng một trong các chất sau đây hàng ngày: Xút2/100 hoặc Formol, Prophyl 1/2000, Biodine 1/300... Lối ra vào ngõ xóm, chuồng nuôi cần rải thêm vôi bột.

Điều 14: Quy định về việc giết mổ gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh LMLM

1.

a) Gia súc mắc bệnh, gnhi mắc bệnh LMLM chỉ được giết mổ tại các lò mổ, điểm giết mổ do Trạm Thú Y huyện chỉ định và tại đó phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y như đối với vùng có dịch.

b) Phương tiện vận chuyển gia súc đưa đi giết mổ phải có sàn kín để không rơi vãi trên dọc đường đi.

c) Nước đã dùng để giết mổ gia súc hoặc xứ lý các sản phẩm phải được khử trùng ngay.

d) Sau khi đã vận chuyển thịt và phủ tạng đi phải tiến hanhd khử trùng nơi giết mổ và các chất phế thải.

e) Thân thịt của gia súc không được sử dụng ở dạng tươi mà phải cắt nhỏ và luộc chín. Phủ tạng, chất thải phải chốn sâu dưới hai lớp chất sát trùng như xút, vôi...

2. Trạm Thú y huyện chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ gia súc và quá trình chế biến, xử lý, khử trùng nêu tại điều này.

Điều 15: Tiêm phòng bắt buộc

1. Đối với gia súc, sinh từ mẹ chưa tiêm phòng:

- Trâu bò : Từ 2 tuần tuổi trở lên

- Lợn : Từ 2 tuần tuổi trở lên

Sau 01 tháng tiêm nhắc lại. Sau đó cứ o6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

2. Đối với gia súc sinh ra từ mẹ đã tiêm phòng:

- Trâu, bò: Từ 2,5 tháng tuổi trở lên.

Sau đó cứ 06 tháng tiêm nhắc lại một lần

- Lợn: Từ 2,5 tháng tuổi trở lên.

Sau đó cứ 06 tháng tiêm nhắc lại một lần

+ Đối với lợn giống nên tiêm nhắc lại lúc 2-3 tuần trước khi sinh để gia tăng miễn dịch thụ động ở lợn con gián tiếp qua sữa đầu.

Liều lượng cách tiêm tuỳ thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất Vaccin.

Điều 16:

1. Điều kiện bãi bỏ quyết định công bố dịch

a) Những động vật dễ nhiễm bệnh LMLM trong vùng vành đai bảo vệ đã được tiêm phòng sau 21 ngày.

b) Sau 21 ngày kể từ ngày con vật chết hoặc lành bệnh hoặc con vật giết mổ bắt buộc cuối cùng và không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh LMLM nữa.

c) Đã thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc toàn bộ ổ dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

2. Thế thức bãi bỏ quyết định công bố dịch

Chi cục trưởng Chi cục Thú y, sau khi xem xét đủ các điều kiện nêu tại khoản 1 điều này gửi báo cáo và được Cục trưởng Cục Thú y đồng ý thì đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ra quyết định bài bỏ công bố dịch.

Điều 17: Những quy định phải được thực hiện sau khi có quyết định bãi bỏ công bố dịch:

1. Trạm Thú y huyện hướng dẫn các cơ sở tại vùng có dịch đánh dấu những con trâu, bò mắc bệnh LMLM đã lành bệnh. Trong vòng 06 tháng không được di chuyển những con trâu, bò này đến các vùng khác .

2. Gia súc khỏi bệnh mà có yêu cầu giết mổ thì phải được Trạm Thú y huyện kiểm tra và cho phép. Phương tiện vận chuyển, phải được khử trùng sau khi vận chuyển. Sản phẩm của chúng chỉ được tiêu thụ trong vùng.

Điều 18: Chế độ báo cáo dịch

1. Cán bộ Thú y cơ sở: Khi có gia súc ốm mà nghi là bệnh LMLM thì phải báo cáo ngay lên Trạm Thú y huyện, đồng thời đề nghị chính quyền sở tại cho quản lý chặt con vật ốm, không để bán chạy hoặc mổ thịt tuỳ tiện.

2. Nhận được báo cáo của cơ sở, Chi cục Thú y phải:

- Báo cáo ngay về Cục Thú y.

- Báo cáo ngay với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh để có biện pháp phòng, chống dịch kịp thời .

Trong thời gian có dịch phải báo cáo 07 ngày một lần cho đến khi hết dịch.

- Sau khi có quyết định bãi bỏ công bố dịch phải báo cáo tổng kết dịch đẻ rút kinh nghiệm.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19: Trong trường hợp dịch LMLM xẩy ra nghiêm trọng khẩn cấp phải thực hiện ngay các biện pháp kỹ thuật - hành chính để bao vây, ngăn chặn không cho dịch lây lan ra diện rộng; Chi cục Thú y tỉnh được phép tạm thời sử dụng nguồn kinh phí dự trữ cho công tác phòng chống dịch gia súc và tỉnh sẽ có kế hoạch bổ sung.

Điều 20: Người nào có hành vi vi phạm quy định này gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân thì ngoài việc xử lý theo quy định về xư phạt vi phạm hành chính trong công tác thú ý còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 21: Bản quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các văn bản quy định về việc phòng chống bệnh LMLM trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức và cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành quy định này./.


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4822&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận