Văn bản pháp luật: Quyết định 93/2000/QĐ-UB

Nguyễn Thế Trung
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 93/2000/QĐ-UB
Quyết định
27/11/2000
27/11/2000

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.

Phó Chủ tịch
2.000
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

Quyết định của UBND tỉnh Nghệ an số 93/2000/QĐ-UB ngày 27/11/2000 về việc ban hành chế độ qun lý, sử dụng kinh phí sửa chưũa t

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng kinh

phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 56 CP ngfy 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 90 TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 cảu Bộ tài chính và Bộ Nông nghiệp - PTNT hướng đẫn chế độ quản lý tài chính đối với Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Căn cứ Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN.QLN ngày 19/12/1998 về việc ban hành quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.

Theo đề nghị cảu Liên Sở Nông nghiệp - PTNT, Tài chính -Vật giá taj Tờ trình số 1476LS/NN-TC ngày 21/11/2000.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định chế độ quản lý sử dụng kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (SCTXTSCĐ) do Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (Doanh nghiệp thuỷ nông) quản lý.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính-Vật giá, Giám đốc các Sở ngành liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành ,thị, Giám đốc các doanh nghiệp thuỷ nông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quy định của UBND tỉnh Nghệ an về

chế độ quản lý, sử dụng kinh phí, sửa chữa

thường xuyên tài sản cố định do Doanh nghiệp thuỷ nông quản lý.

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 93/2000/QĐ-UB-NN ngày 27/11/2000 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Sửa chũa thường xuyên tài sản cố định:

1. Sửa chữa thưỡnguyên tài sản cóo định của Doanh nghiệp thuỷ nông (DNTN) là sửa chữa công trình thuỷ lợi đã bàn giao đưa vào sử dụng bị hư hỏng nhỏ, chưa ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt động của công trình những máy móc thiết bị cân phải sửa chữa ngay để đảm bảo công trình làm việc bình thường, không ảnh hưởng đến sản xuát và dẫn đến những hư hỏng lớn nhằm chống xuống cấp công trình.

2. Chi phí sửa chữa thường xuyên là một khoản chi phí trong tổng chi phí hoạt động tưới tiêu của Doanh nghiệp thuỷ nông được UBND tỉnh giao trong kế hoạch Nhà nước hàng năm.

Điều 2: Nội dung sửa chữa thường xuyên bao gồm:

1. Sửa chữa thường xuyên công trình kênh mương bao gồm: Bồi trúc mái đập, tôn cao đỉnh đập, nạo vét cửa khẩu công trình, kênh mương theo các thông số kỹ thuật thiết kế đã được duyệt, xử lý mạch đùng, thẩm lậu, hang cầy, tổ mối, lát ,ái đá, mái bê tông, mang cống, hố tiêu năng, trát chít, ốp vá khe núi, sút mẻ các cấu kiện xây đúc, sơn chống rỉ dàn khung, cánh cống, thay thế cống tưới tiêu nhỏ bị hỏng, làm mới cống tưới tiêu nhỏ theo quy hoạch mà trong xây dựng cơ bản trước đây chưa làm và các hạng mục công việc chưa phù hợp với quy định của Điều 1.

2. Sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị:

Sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện như bi, bạc, đai ốc, ống hút, ống đẩy, nắp la phê, Crêbin máy bơm, thay thế các thiết bị điện như át tô mát, cầu chì, cầu dao, dây dẫn điện, hệ thống thanh cái, cáp ngầm, hệ thống chống sét, ánh sáng, thôgn tin và các thiết bị khác phù hợp với quy định tại Điều 1.

3. Sửa chữa thường xuyên nhà cửa: Đảo thay ngói, tấm lợp, sửa chữa phần gỗ (thay thế vì kèo, xà gỗ...) sửa chữa phần bê tông (xử lý khe nứt, chống dột ... ) trát tường, lát nền, quyét vôi ve, sơn cánh cửa.

4. Sửa chữa các máy móc thiết bị đo đạc, kiểm tra ổn định công trình theo thiết kế (cao trình đập, trạm bơm, chất lượng, làm việc của các thiết bị điện, cơ khí), sửa chữa, làm mốc kiểm tra theo dõi bảo vệ công trình.

Điều 3: Bảo dưỡng công trình là những việc tương tự như sửa chữa thườgn xuyên nhưng có khối lưưọng nhỏ (dưới 2m3 đất đào đắp hoặc 0,5m3 xây đúc), bảo dưỡng máy móc thiết bị như: cạo hà, sơn chống rỉ, bắt vít, xiếc bu lông, sơn sấy động cơ, tra dầu mữo, vệ sinh công nghiệp, vận hành thủ máy móc thiết bị, chỉ được chi tiền nguyên vật liệu theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

 

Chương II

MỨC CHI PHÍ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Điều 4: Mức khung chi phí SCTX: Căn cứ yêu cầu thực tế, thời gian đã khai thác của từng loại công trình và từng vụ cụ thể, mức khung chi phí SCTX tài sản cố định của Doanh nghiệp thủy nông được quy định theo tỷ lệ dưới ddây so với tổng chi phí cho hoạt động tưới tiêu ghi tại điểm 2.1 khoản 2 mục III (trừ sửa chữa lớn) quy didnhj tại Thôgn tư số 90/21997/TTLT-TC-NN ngày 19/12/1997 của Bộ tài chính và Bộ Nông nghiệp - PTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính với Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (gọi tắt là chi phí tưới tiêu).

Loại hệ thống công trình

Tỷ lệ 5 toói đa so với tổng chi phí tưới tiêu

Tưới tiêu tự chảy

25 - 30

Tưới tiêu bằng bơm điện

20 - 25

Chương III

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN SCTX TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP THỦY NÔNG

Điều 5: lập kế hoạch SCTX:

- Hàng năm các Doanh nghiẹp thuỷ nông căn cứ vào tình hình hư hỏng công trình và mức khung chi phí SCTX quy định tại Điều 4 để lạp kế hoạch SCTX trong kế hoạch chung báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Chi cục quản lý nước - CTTL) trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Căn cứ chỉ tiêu SCTX được UBND tỉnh giao, Doanh nghiệp phân khai danh mục sửa chữa thường xuyên thực hiện trong 6 tháng đầu năm và cuối năm, cùng với khái toán khối lượng, kinh phí của từng danh mục trình Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt.

- Trường hợp trong khi đang phục vụ sản xuất bị xẩy ra sự cố hư hỏng đột xuất như vỡ lở kênh mương, sự cố về cơ điện ... Các doanh nghiệp cần phải báo cáo kịp thời về Chi cục Quản lý nước và CTTL và lập hồ sơ kỹ thuật xử lý khắc phục kịp thời sau đó trình bổ sung danh mục.

Điều 6: Lập hồ sơ kỹ thuật và dự toán:

Các doanh nghiệp căn cứ danh mục SCTX đã được duỵệt tiến ahnhf lapạ hồ sơ kỹ thuật và dự toán trình Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt.

- Lập hồ sơ kỹ thuật: Đối với danh mục công trình có khối lượng tương đối lớn hoặc xử lý kỹ thuật tương đối phức tạp như nạo vét, áp trúc mái kênh, xây lát, xử lý sạt, trượt mái đập v.v.. thì phải có dủ tài liệu khảo sát phục vụ cho bước thiết kế và tính toán khối lượng. trường hợp hạng mục công việc không lập được đồ án thì phải có sơ hoạ kèm theo thuyết minh kỹ thuật và biên bản xác nhận khối lượng giữa Công ty, Xí nghiệp với cụm trạm quản lý thuỷ nông.

Chế độ dự toán: Để việc SCTX tài sản cố định đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả cao, quy dịnh chế độ dự toán SCTX như sau:

+ Chi phí trực tiếp: Bao gôm vật liệu, nhân công, máy được lập trên cơ sở khối lượng thiết kế và đơn giá xây dựng cơ bản của UBND tỉnh ban hành. Đối với những công trình sử dụng nhân công đào đắp đất sử dụng lực lượng lao động thuê mướn thì đơn giá theo thoả thuận không vượt đơn giá XDCB.

+ Chi phí chung: Đối với những công trình kỹ thuật phức tạp do Doanh nghiệp XDCB thi công hoặc đội sửa chũa có đăng ký hành nghề hạch toán riêng của doanh nghiệp thủy nông thi công được tính theo chế độ XDCB. Đối với công trình do lực lượng thuê mướn thi công, chi phí chung tính bằng 15% chi phí nhân công trực tiếp.

+ Lãi định mức: Đối với công trình do Doanh nghiệp XDCB thi công hoặc Đội sửa chữa củadoanh nghiệp thủy nông có đủ điều kiện nêu trên thi công thì tính theo chế độ XDCB, đối với công trình do HTX, lực lượng thuê mướn thi công thì không tính chi phí này.

+ Khảo sát thiết kế: Chi phí KSTK, lập dự toán SCTX công trình thuỷ lợi đối với các hạng mục phải lập đồ án tính bằng 50% mức quy định hiện hành, hạng mục khác tính bằng 20%.

+ Chi phí thẩm định: theo chế độ XDCB.

Điều 7: Xét duyệt đồ án dự toán SCTX:

Sở Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm phê duyệt đồ án, dự toán SCTX các hạng mục có giá trị 5 triệu đồng trở lên (đối với các doanh nghiệp hạng 2) và 3 triệu đồng trở lên (đối với các doanh nghiệp còn lại).

Giám đốc Doanh nghiệp được phê duyệt chi phí bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị và các danh mục SCTX trong kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt có giá trị dưới 5 triệu đồng (đối với các doanh nghiệp hạng 2) và 3 triệu đồng trở lên (đối với doanh nghiệp hạng 3 trở xuống).

Điều 8: Nghiệm thu quyết toán:

Các Doanh nghiệp thuỷ nông là chủ công trình phải thực hiện công tác nghiệm thu, thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9: Các Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (thuỷ nông) là chủ công trình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện SCTX công trình thuỷ lợi đúng mục đích và hiệu quả.

Điều 10: Sở Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuỷ nông thực hiện tốt công tác SCTX công trình thuỷ lợi.

Điều 11: Bản quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuỷ nông trên pham vi toà tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp & PTNT (qua Chi cục LN-CTTL) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh bổ sung sửa đổi.


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4854&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận