Văn bản pháp luật: Quyết định 98/2004/QĐ-BCN

Bùi Xuân Khu
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 98/2004/QĐ-BCN
Quyết định
16/10/2004
24/09/2004

Tóm tắt nội dung

Về việc chuyển Nhà máy Nhựa Thăng Long thuộc Công ty Nhựa Việt Nam thành CTy cổ phần Nhựa Thăng Long

Thứ trưởng
2.004
Bộ Công nghiệp

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc chuyển Nhà máy Nhựa Thăng Long thuộc

Công ty Nhựa Việt Nam thành CTy cổ phần Nhựa Thăng Long

  

                             

 BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;

Xét đề nghị của Công ty Nhựa Việt Nam (Công văn số 596/CV-NVN-VP ngày 25 tháng 8 năm 2004), Phương án cổ phần hoá Nhà máy Nhựa Thăng Long và Biên bản thẩm định Phương án của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ ngày 16 tháng 9 năm 2004;

Theo đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hoá Nhà máy Nhựa Thăng Long thuộc Công ty Nhựa Việt Nam (doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp) gồm những điểm chính như sau:

1. Cơ cấu vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 3.500.000.000 đồng (Ba tỷ năm trăm triệu đồng chẵn).

Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 50,69 %;

Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Nhà máy: 37,91 %;

Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Nhà máy: 11,40 %.

Trị giá một cổ phần: 100.000 đồng.

2. Giá trị thực tế của Nhà máy Nhựa Thăng Long tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá (Quyết định số 1413/QĐ-TCKT ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 12.335.698.237 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Nhà máy là 2.152.084.938 đồng.

3. Ưu đãi cho người lao động trong Nhà máy.                                 

Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 67 lao động trong Nhà máy là 4.560 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 136.800.000 đồng. Trong đó, số cổ phần bán ưu đãi trả chậm cho 09 lao động nghèo là 590 cổ phần, trị giá 41.300.000 đồng.

4. Về chi phí cổ phần hoá, đào tạo lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của Nhà máy, Công ty Nhựa Việt Nam làm thủ tục, báo cáo Bộ Công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt theo các quy định hiện hành.

Điều 2. Chuyển Nhà máy Nhựa Thăng Long thuộc Công ty Nhựa Việt Nam thành Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long,

Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG PLASTIC JOINT STOCK COMPANY;

Tên viết tắt: THALOPLAST;

Trụ sở chính: số 360 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Điều 3. Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm nhựa công nghiệp, gia dụng, nguyên liệu, phụ gia và hoá chất cho ngành nhựa;

In ấn trên bao bì nhựa;

Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 4. Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp.

Điều 5. Công ty Nhựa Việt Nam tổ chức bán cổ phần và tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long theo đúng quy định hiện hành.

Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Nhựa Việt Nam có trách nhiệm điều hành công việc của Nhà máy cho đến khi bàn giao toàn bộ vốn, tài sản, lao động, nhà xưởng cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Tổng giám đốc Công ty Nhựa Việt Nam, Giám đốc Nhà máy Nhựa Thăng Long và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Thăng Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=19091&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận