THÔNG TƯ
Hướngdẫn một số quy định của Nghị định số 94/2001/NĐ-CP
ngày12/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức của Bộ Tư pháp; .
Căn cứ Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thihành Pháp lệnh Luật sư (sau đây gọi tắt là Nghịđịnh);
Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiệnmột số quy định của Nghị định như sau:
1. Về đào tạo nghề luật sư.
1.1. Chương trình đào tạo nghềluật sư bao gồm những nội dung sau đây:
a) Pháp luật về hành nghề luậtsư;
b) Kỹ năng tranh tụng;
c) Kỹ năng tư vấn pháp luật;
d) Quy tắc ứng xử và đạo đứcnghề nghiệp luật sư
Chương trình chuẩn về đào tạonghề luật sư do Bộ Tư pháp ban hành.
1.2. Việc đào tạo nghề luật sưđược thực hiện bằng hình thức đào tạo tập trung theo quy hoạch, kế hoạch và chươngtrình chuẩn về đào tạo nghề luật sư của Bộ Tư pháp.
Trường đào tạo các chức danh tưpháp của Bộ Tư pháp có nhiệm vụ thực hiện việc đào tạo nghề luật sư của ViệtNam. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có thể tham gia đào tạo nghề luậtsư khi có đủ điều kiện được Bộ Tư pháp chấp thuận.
1 3. Vụ Quản lý luật sư, tư vấnpháp luật chủ trì phối hợp với trường đào tạo các chức danh tư pháp xây dựng vàtrình Bộ trưởng quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về đào tạonghề luật sư.
1.4. Người tốt nghiệp khóa đàotạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đàotạo nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
1.5. Giấy chứng nhận tốt nghiệpđào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận ở Việt Nam, nếu khóa đào tạonghề luật sư ở nước ngoài có các nội dung quy định tại điểm 1.1 của Thông tưnày và có thời gian đào tạo ít nhất là 6 tháng.
Khi người xin gia nhập Đoànluật sư có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài thì Banchủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghề Bộ Tư pháp công nhận giấy chứng nhậnđó. Kèm theo văn bản đề nghị phải có bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạonghề luật sư ở nước ngoài và các giấy tờ chứng minh về nội dung, thời gian đàotạo. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luậtsư, Vụ Quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Bộ Tư pháp có văn bản trả lời vềviệc công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
2. Về quy chế kiểm tra hết tậpsự hành nghề luật sư.
2.1. Nội dung kiểm tra hết tậpsự hành nghề luật sư bao gồm:
a) Kỹ năng tư vấn pháp luật;
b) Kỹ năng tranh tụng;
c) Quy tắc ứng xử và đạo đứcnghề nghiệp luật sư
2.2. Hình thức kiểm tra hết tậpsự hành nghề luật sư bao gồm:
a) Kiểm tra viết;
b) Kiểm tra thực hành.
2.3. Việc tổ chức kiểm tra hếttập sự hành nghề luật sư được thực hiện định kỳ mỗi quý 1 lần.
Chậm nhất là ngày 15 của thángcuối quý, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư lập danh sách luật sư tập sự hết thời hạntập sự vào quý tiếp theo gửi Bộ Tư pháp.
Căn cứ vào số lượng luật sư tậpsự do các Đoàn luật sư đề nghị, Bộ Tư pháp quyết định tổ chức kiểm tra hết tậpsự theo khu vực và thông báo danh sách luật sư tập sự được tham dự kiểm tra,thời gian, địa điểm kiểm tra cho các Đoàn luật sư trong khu vực. Luật sư tập sựcủa Đoàn luật sư ngoài khu vực kiểm tra đã hoàn thành thời gian tập sự, nếu cónguyện vọng và được Đoàn luật sư đó giới thiệu cũng có thể được tham dự kiểmtra.
2.4. Hội đồng kiểm tra đượcthành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thành phần Hội đồng kiểmtra gồm có:
a) Đại diện của Bộ Tư pháp làmChủ tịch Hội đồng kiểm tra;
b) Các luật sư có trình độ vàuy tín nghề nghiệp do Bộ Tư pháp chỉ định theo sự giới thiệu của các Đoàn luậtsư trong khu vực;
c) Đại diện Sở Tư pháp của địaphương nơi tổ chức kiểm tra là chuyên gia pháp lý am hiểu nghề luật sư;
d) Đại diện Hội luật gia củamột trong các địa phương trong khu vực là chuyên gia pháp lý am hiểu nghề luậtsư;
đ) Đại điện trường đào tạo cácchức danh tư pháp.
Giúp việc cho Hội đồng kiểm tracó Tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định.
2.5. Hội đồng kiểm tra có nhiệmvụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn thể lệ, quy chếkiểm tra;
b) Hướng dẫn nội dung kiểm travà tài liệu tham khảo;
c) Tổ chức, tiến hành kiểm travà cho điểm kiểm tra;
d) Công bố điểm kiểm tra vàthông báo kết quả kiểm tra cho các Đoàn luật sư có luật sư tập sự tham dự kỳkiểm tra.
2.6. Chủ tịch Hội đồng kiểm trađiều hành việc kiểm tra, chọn và nềm phong đề kiểm tra, cử thành viên của Hộiđồng tiến hành kiểm tra và cho điểm.
2.7. Điểm bài kiểm tra viết vàbài kiểm tra thực hành được tính theo thang điểm 10. Luật sư tập sự đạt yêu cầukiểm tra hết tập sự phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày công bố kết quả kiểm tra, luật sư tập sự có thể khiếu nại về kết quả kiểmtra. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại và trả lời bằng văn bảncho người khiếu nại.
Nếu không đồng ý với quyết địnhgiải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, người khiếu nại có quyềnkhiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộtrưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.
3. Về việc sử dụng Chứng chỉhành nghề luật sư, Thẻ luật sư.
3.1. Chứng chỉ hành nghề luật sưlà giấy chứng nhận của Nhà nước về quyền hành nghề luật sư của người được cấpChứng chỉ. Người là thành viên chính thức của Đoàn luật sư mới được sử dụngChứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư số của Chứng chỉ hành nghềluật sư được ghi trong Thẻ luật sư.
3.2. Người có Chứng chỉ hànhnghề luật sư không được sử dụng Chứng chỉ để hành nghề luật sư trong các trườnghợp sau đây:
a. Đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b. Đang bị quản chế hành chính.
c) Bi mất hoặc hạn chế năng lựchành vi dân sự;
d) Không còn là thành viên Đoànluật sư do được bầu hoặc được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, do xin ra khỏiĐoàn luật sư hoặc bị xóa tên ra khỏi Danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
3.3. Thẻ luật sư là giấy chứngnhận tư cách thành viên Đoàn luật sư của người được cấp Thẻ.
Thẻ luật sư được cấp cho thànhviên chính thức của Đoàn luật sư để sử dụng khi hành nghề. Luật sư tập sự đượccấp Thẻ luật sư tập sự.
Thẻ luật sư và Thẻ luật sư tậpsự do Bộ Tư pháp thống nhất phát hành.
Thủ tục cấp, sử dụng Thẻ luật sưvà Thẻ luật sư tập sự do Điều lệ Đoàn luật sư qny định. .
3.4. Khi thực hiện dịch vụ pháplý theo yêu cầu của khách hàng, luật sư phải có Giấy giới thiệu của tổ chứchành nghề luật sư. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu thì luật sư xuấttrình Thẻ luật sư.
4. Về tổ chức hành nghề luật sư.
4.1. Trong việc thực hiện đăngký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòngluật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơđăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Vănphòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng kýhoạt động, Sở Tư pháp trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
b) Ghi vào Sổ đăng ký hoạt độngvà cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chinhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh.
Giấy đăng ký hoạt động đượcđánh số như sau: Hai chữ số đầu là mã tỉnh (Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này);hai chữ số tiếp theo là mã của loại hình tổ chức thành nghề luật sư (Phụ lục 2ban hành kèm theo Thông tư này); bốn chữ số tiếp theo là số thứ tự đăng ký củatổ chức hành nghề luật sư, kể cả chi nhánh.
c) Nhận thông báo của Văn phòngluật sư, Công ty luật hợp danh về việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạtđộng, lập chi nhánh, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn phòng,Công ty, chi nhánh Văn phòng, Công ty.
Khi tiếp nhận thông báo, Sở Tưpháp ghi nội dung thông báo vào Sổ đăng ký hoạt động và Giấy đăng ký hoạt độngcủa Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chinhánh Công ty luật hợp danh.
d) Cung cấp thông tin về nộidung đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư Công ty luật hợp danh, chi nhánhVăn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh trong phạm vi địa phương chocá nhân, tổ chức có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
đ) Bảo quản và lưu trữ hồ sơ,giấy tờ về đăng ký hoạt động, sổ đăng ký hoạt động.
e) Kiểm tra hoạt động của Vănphòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánhCông ty luật hợp danh theo nội dung ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Để tiếnhành kiểm tra, Sở Tư pháp thông báo cho Văn phòng, Công ty, chi nhánh trước 7ngày, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp.
g) Kiến nghị với Uỷ ban nhândân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháptháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luậthợp danh và các biện pháp khác hỗ trợ cho các Văn phòng luật sư, Công ty luậthợp danh hoạt động.
4.2. Việc đặt tên gọi cho tổchức hành nghề luật sư phải tuân theo khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 củaPháp lệnh Luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư có thể có tên giao dịch. Tổ chức hànhnghề luật sư có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ,Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam hoặc cán cân công lýlàm biểu tượng cửa mình. Tên, tên giao dịch, biểu tượng của tổ chức hành nghềluật sư không được trùng với tên, tên giao dịch, biểu tượng của tổ chức hànhnghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động trước đó trong phạm vi cả nước.
4.3. Hình thức hợp đồng dịch vụpháp lý phải tuân theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh Luật sư và Điều 14của Nghị định. Việc giao kết hợp đồng qua điện báo, telex, fax, thư điện tử vàcác hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức hợp đồng bằngvăn bản.
4.4. Mức trần thù lao đối vớivụ án hình sự được áp dụng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định. Trong trườnghợp luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc bảo vệ cho người bị hại, các đươngsự khác là người nước ngoài trong vụ án hình sự, Văn phòng luật sư có thể ápdụng mức thù lao vượt quá mức trần quy định nếu được khách hàng đồng ý.
4.5. Thời gian làm việc củaluật sư để tính thù lao theo quy định tại Điều 25 của Nghị định là thời gianluật sư thực tế đã phải bỏ ra để thực hiện dịch vụ pháp lý đã cam kết với kháchhàng, bao gồm: thời gian tư vấn, nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu, văn bản,thu thập chứng cứ, gập gỡ bị can, bị cáo, tham gia phiên tòa và thời gian thựctế hợp lý khác được khách hàng chấp nhận:
4.6. Tổ chức hành nghề luật sưcó đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định thì được đặt cơ sởhành nghề ở nước ngoài. Thời hạn thành lập quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20của Nghị định được tính từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động; đối với tổ Chứchành nghề luật sư phải chuyển đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Pháplệnh Luật sư và Điều 42 của Nghị định thì thời hạn này được tính từ ngày thànhlập trước khi chuyển đổi.
5. Về tổ chức xã hội nghềnghiệp của luật sư
5.1. Căn cứ khoản 2 Điều 28 củaNghị định, Điều lệ Đoàn luật sư quy định chi tiết về những vấn đề có liên quanđến tổ chức, hoạt động luật sư
5.2. Đoàn luật sư đượchợp tác với tổ chức luật sư nước ngoài bằng các hình thức: tổ chức hội thảo,tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm hành nghề; trao đổi thông tin về pháp luật vàcác thông tin có liên quan đến nghề luật sư; hợp tác trong việc bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn cho các luật sư và các hình thức hợp tác khác để hỗ trợlẫn nhau trong việc quản lý và hành nghề luật sư
Việc thực hiện hợp tác quốc tếvề luật sư phải tuân theo quy định của Nghị định số 103/1998/ NĐ - CP ngày 26tháng 12 năm 1998 của Chính phử về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về tư phápvà pháp luật.
6. Chế độ báo cáo.
6.1. Văn phòng luật sư, Công tyluật hợp danh báo cáo Sở Tư pháp và Đoàn luật sư của địa phương nơi đặt trụ sởvề tình hình tổ chức, hoạt động của Văn phòng, Công ty. Báo cáo 6 tháng (từ ngày01 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 8 năm sau) được gửi trước ngày 01 tháng5 và báo cáo 6 tháng tiếp theo (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 9) đượcgửi trước ngày 01 tháng 11.
6.2. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sưbáo cáo Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư và danhsách luật sư của Đoàn. Báo cáo 6 tháng (từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày31 tháng 3 năm sau) được gửi trước ngày 10 tháng 5 và báo cáo 6 tháng tiếp theo(từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 9) được gửi trước ngày 10 tháng 11.
6.3. Sở Tư pháp báo cáo Bộ Tưpháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương. Báo cáo6 tháng (từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm sau) được gửi trướcngày 15 tháng 5 và báo cáo 6 tháng tiếp theo (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30tháng 9) được gửi trước ngày 15 tháng 11.
6.4. Ngoài việc báo cáo theoquy định tại các điểm 4.1, 4.2, 4.3 của Thông tư này, Sở Tư pháp, Đoàn luật sư,chức hành nghề luật sư báo cáo theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương hoặc Bộ Tư pháp.
7. Quy định chuyển tiếp.
7. 1. Người được công nhận làluật sư theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 trước ngày 01tháng 10 năm 2001 thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sưtheo quy định của Pháp lệnh Luật sư nữ 2001. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có vănbản đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho những người thuộcđối tượng này. Kèm theo văn bản đề nghị có danh sách các luật sư theomẫu TP-LS-5A; bản sao Thẻ luật sư có chứng nhận sao y bản chính của Ban chủnhiệm Đoàn luật sư; 2 ảnh mầu 4 x 6 cm. Đối với các luật sư đang bị khiếu nại,tố cáo, đang bị xem xét kỷ luật hoặc đang bị kỷ luật bằng hình thức tạm đìnhchỉ hành nghề thì Đoàn luật sư chưa đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư chođến thời điểm giải quyết xong khiếu nại, tố cáo hoặc chấp hành xong kỷ luật.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Bộ Tư pháp cấpChứng chỉ hành nghề luật sư cho những người được đề nghị; trong trường hợp từchối phải thông báo lý do bằng văn bản cho Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
7.2. Đối với những người đượckết nạp vào Đoàn luật sư theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987mà đang là luật sư tập sự vào thời điểm Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có liệu lực,thì thời gian tập sự được áp dụng theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001;thời gian đã tập sự được tính vào thời gian tập sự theo quy định của Pháp lệnhLuật sư năm 2001.
Việc kiểm tra hết tập sự đốivới luật sư tập sự hết hạn tập sự trước ngày 01 tháng 10 năm 2002 do Vụ Quản lýluật sư, tư vấn pháp luật chủ trì phối hợp với các Đoàn luật sư, Sở Tư phápthực hiện.
7.3. Sau khi được cấp Chứng chỉhành nghề luật sư, luật sư cư trú tại một địa phương nhưng là thành viên củaĐoàn luật sư ở địa phương khác, nếu có nguyện vọng thì được chuyển về Đoàn luậtsư của địa phương nơi mình cư trú, không phụ thuộc vào việc các Đoàn luật sư đãchuyển đổi hay chưa chuyển đổi theo quy định của Pháp lệnh Luật sư. Đoàn luật sưnơi luật sư chuyển đi có trách nhiệm giới thiệu cho Đoàn luật sư nơi luật sưchuyển đến, kèm theo giấy giới thiệu có hồ sơ gốc của luật sư đó. Trong thờihạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu kèm theo hồ sơ của luật sư,Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư chuyển đến có trách nhiệm tiếp nhận vàghi tên luật sư đó vào danh sách luật sư của Đoàn.
Luật sư tập sự cư trú tại mộtđịa phương nhưng đang tập sự ở Đoàn luật sư của địa phương khác, nếu có nguyệnvọng, thì cũng được chuyển về Đoàn luật sư nơi mình cư trú. Thủ tục chuyển Đoànluật sư đối với luật sư tập sự được áp dụng như đối với luật sư chính thức. Banchủ nhiệm Đoàn luật sư nơi luật sư tập sự chuyển đến có trách nhiệm giới thiệuluật sư tập sự với tổ chức hành nghề luật sư để được tập sự tiếp. Thời gian đãtập sự ở Đoàn luật sư cũ được tính liên tục vào thời gian tập sự ở Đoàn luật sưmới.
7.4. Người được công nhận làluật sư theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 mà đang là cán bộ,công chức thì cũng được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để tiếp tục hành nghềluật sư cho đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2004. Sau thời hạn này, nếu những ngườithuộc đối tượng kể trên tiếp tục làm cán bộ, công chức thì phải ra khỏi Đoànluật sư và chấm dứt việc hành nghề luật sư. Trước khi chấm dứt hành nghề, nhữngngười này phải giải quyết xong vụ việc đã đảm nhận; trong trường hợp không thểgiải quyết xong vụ việc thì phải thông báo cho khách hàng và bàn giao vụ việcđó cho tổ chức hành nghề luật sư để tổ chức hành nghề luật sư thỏa thuận vớikhách hàng về việc tiếp tục thực hiện vụ việc đó.
7.5. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sưcó trách nhiệm xây dựng Đề án chuyển đổi Đoàn luật sư theo quy định tại khoản 3Điều 42 của Pháp lệnh luật sư và Điều 40 của Nghị định. Sở Tư pháp có kiến vềĐề án chuyển đổi và trình Uỷ ban thân dân cấp tính phê duyệt. Sau khi đề án đượcphê duyệt, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tổ chức Hội nghị toàn thể luật sưđể thông qua Điều lệ, bầu Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật củaĐoàn. Sau khi thông qua Điều lệ và bầu ra Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồngkhen thưởng kỷ luật, Đoàn luật sư bắt đầu hoạt động theo quy định của Pháp lệnhluật sư năm 2001.
Đối với các Đoàn luật sư có khókhăn về trụ sở và phương tiện làm việc, căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 3của Nghị định, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quanchức năng của địa phương đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ ban đầu.
8. Ban hành kèm theo Thông tưnày các mẫu giấy tờ sau đây:
8.1. Về Chứng chỉ hành nghềluật sư:
a) Đơn xin cấp Chứng chỉ hànhnghề luật sư (mẫu TP-LS-1A);
b) Lý lịch luật sư (mẫuTP-LS-1B).
c) Danh sách trích ngang củaluật sư (mẫu TP-LS-LC).
8.2. Về đăng ký hoạt động củaVăn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh của Văn phòng luật sư, chinhánh của Công ty luật hợp danh:
a) Đơn đăng ký hoạt động củaVăn phòng luật sư do một luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2A).
b) Đơn đăng ký hoạt động củaVăn phòng luật sư do một số luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2B).
c) Đơn đăng ký hoạt động củaCông ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-2C).
d) Đơn đăng ký lập chi nhánh(mẫu TP-LS-2D).
đ) Giấy đăng ký hoạt động củaVăn phòng luật sư do một luật sư thành lập (màu TP-LS-2Đ).
e) Giấy đăng ký hoạt động củaVăn phòng luật sư do một số luật sư thành lập (mẫu TP-LS-2E);
g) Giấy đăng ký hoạt động củaCông ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-2G).
h) Giấy đăng ký hoạt động củachi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-2H).
i) Sổ đăng ký hoạt động của Vănphòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-2I).
k) Sổ đăng ký lập chi nhánh(mẫu TP-LS-2K).
8.3. Về việc thông báo.
a) Thông báo thay đổi nội dungGiấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫuTP-LS-3A).
b) Thông báo thay đổi nội dungGiấy đăng ký hoạt động của chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luậthợp danh (mẫu TP-LS.-3B).
c) Thông báo tạm ngừng hoạtđộng của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu TP-LS-3D).
d) Thông báo chấm dứt hoạt độngcủa Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh (mẫu Đ) Thông báo chấm dứt hoạtđộng của chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh (mẫuTP-LS-3Đ).
8.4. Về báo cáo:
a) Báo cáo của Văn phòng luật sư,Công ty luật hợp danh về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng, Công ty(mẫu TP-LS-4A).
b) Báo cáo của Đoàn luật sư vềtình hình tổ chức và hoạt động của Đoàn (mẫu TP-LS-4B).
c) Báo cáo của Sở Tư pháp vềtình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng, Công ty tại địa phương (mẫu TP-LS-4C).
8. 5. Về chuyển tiếp:
Danh sách luật sư (mẫuTP-LS-5A).
9. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếucó vướng mắc, các Sở Tư pháp, Ban chủ nhiệm các Đoàn luật sư và các luật sưphản ánh về Bộ Tư pháp để kịp thời giải quyết./.
Phụ lục 1
MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰCTHUỘC TRUNG ƯƠNG
Mã số
|
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
|
Hà Nội
|
|
Hải Phòng
|
|
Hà Tây
|
|
Hải Dương
|
|
Hưng Yên
|
|
Hà Nam
|
|
Nam Định
|
|
Thái Bình
|
|
Ninh Bình
|
|
Hà Giang
|
|
Cao Bằng
|
|
Lào Cai
|
|
Bắc Cạn
|
|
Lạng Sơn
|
|
Tuyên Quang
|
|
Yên Bái
|
|
Thái Nguyên
|
|
Phú Thọ
|
|
Vĩnh Phúc
|
|
Bắc Giang
|
|
Bắc Ninh
|
|
Quáng Ninh
|
|
Lai Châu
|
|
Sơn La
|
|
Hoà Bình
|
|
Thanh Hoá
|
|
Nghệ An
|
|
Hà Tĩnh
|
|
Quảng Bình
|
|
Quảng Trị
|
|
Thừa Thiên- Huế
|
|
Đà Nẵng
|
|
Quảng Nam
|
|
quảng Ngãi
|
|
Bình Định
|
|
Phú Yên
|
|
Khánh Hoà
|
|
Kon Tum
|
|
Gia Lai
|
|
Đaklack
|
|
Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
Lâm Đồng
|
|
Ninh Thuận
|
|
Bình Phước
|
|
Tây Ninh
|
|
Bình Dương
|
|
Đồng Lai
|
|
Bình Thuận
|
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
Long An
|
|
Đồng Tháp
|
|
An Giang
|
|
Tiền Giang
|
|
Vĩnh Long
|
|
Bến Tre
|
|
Kiên Giang
|
|
Cần Thơ
|
|
Trà Vinh
|
|
Sóc Trăng
|
|
Bạc Liêu
|
|
Cà Mau
|
Phụ lục 2
Mã số của lạo hình tổchức hành nghề luật sư
1.Văn phòng Luật sư do một Luật sư thành lập;
2.Văn phòng Luật sư do nhiều Luật sư thành lập
3.công ty Luật hợp dunh
4.Chi nhánh của Văn phòng luật sư
5.Chi nhánh của Công ty luật hợp danh