THÔNG TƯ
Hướng dẫn quản lý ngân sách ngành Tư pháp năm 2002.
Căn cứ Quyết định số 196/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2002,
Căn cứ Quy chế công khai tài chính đối với ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách ban hành kèm theo các Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 và Quyết định số 182/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 146/2001/QĐ-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002 cho Bộ Tư pháp;
Ngày 18/1/2002, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 86/2002/QĐ-BTP về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2002 cho các đơn vị dự toán trục thuộc Bộ,
Để các đơn vị chủ động trong việc sử dụng kinh phí được cấp, Bộ hướng dẫn một số biện pháp chủ yếu về điều hành ngân sách ngành Tư pháp năm 2002 như sau:
I. PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH NĂM 2002
1. Định mức cấp phát chi thường xuyên:
a) Lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp (Mục 100, Mục 102, Mục l06) được cấp phát theo mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng (riêng chế độ bồi dưỡng cho Thẩm phán 120.000 đồng/người tháng; thư ký, chấp hành viên 100.000 đồng/người/tháng không được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
b) Năm 2002, Bộ phân định mức chi khác trong chi thường xuyên cấp phát cho Tòa án nhân dân và cơ quan Thi hành án dân sự các địa phương thành 6 mức chi (xem phụ lục kèm theo), định mức chi khác tăng bình quân từ 4% đến 10,4% so với năm 2001, trong đó có ưu tiên các đơn vị ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên:
c) Căn cứ vào biên chế kế hoạch để giao dự toán chi thường xuyên năm 2002 cho các đơn vị.
Đơn vị nào chưa được giao biên chế kế hoạch thì dự toán chi thường xuyên được tính theo biên chế có mặt đến ngày 10 tháng 1 nam 2002. Đây là mức cấp phát tối đa khi các đơn vị có đủ biên chế theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm.
Kinh phí cấp phát hàng quý cho các đơn vi dự toán được tính theo biên chế có mặt, kể cả chi về lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp; riêng 2% kinh phí công đoàn, Bộ Tài chính khấu trừ trực tiếp ngân sách Bộ Tư pháp để cấp phát cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Thông tư liên tịch số 76/1999 TTLT-TC - TLĐ ngày 16/6/1999 của Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam). Vì vậy, các đơn vị không phải trích nộp 2% kinh phí công đoàn cho các tổ chức công đoàn cấp trên ở địa phương.
d) Việc phân bổ dự toán và cấp phát hạn mức kinh phí năm 2002.
Theo Thông tư số 09/2001/IT-BTC ngày 18/1/2001 của Bộ Tài chính (tiết 1.2 điểm 1 Phần II) việc cấp phát kinh phí được thực hiện theo dự toán được duyệt và Mục lục Ngân sách nhà nước.
Khi phân bổ dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ giao chi tiết 11 mục, bao gồm: Tiền lương (Mục 100), phụ cấp lương (Mục 102), học bổng học sinh, sinh viên (Mục 108), tiền thưởng (Mục 104), các khoản đóng góp. (Mục 106), vật tư văn phòng (Mục 110), hội nghị (Mục 112), sửa chữa thường xuyên tài sản cố đinh (Mục 117), sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục 118), chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành (Mục 119), mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn (Mục 145).
- Các mục còn lại (Mục 101, Mục 105, Mục 109, Mục 111, Mục 113, Mục 114 và Mục 144, . . . ) được giao chung vào Mục chi khác (Mục 134). Khi rút kinh phí chi, đơn vị được sử dụng số tiền đã cấp ở Mục 134 để chi cho các mục khác và được hạch toán, quyết toán theo đúng nội dung chứng từ các mục đã chi.
Kinh phí thi đua khen thưởng và kinh phí quản lý ngành Bộ cấp cho các Sở Tư pháp thông qua Tài khoản HMKP của các Phòng Thi hành án.
2. Các khoản chi trong định mức chi khác bao gồm:
Chi về phụ cấp phiên tòa, chế độ bồi dưỡng phiên tòa, chi về cưỡng chế thi hành án, tiền mua biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ, tiền mua báo, tạp chí; tiền chi về hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn Hội thẩm nhân dân, hội nghị; chuyên đề, tiền tầu xe đi tập huấn, tiền tầu xe đi phép năm theo chế độ; tiền bảo hiểm ô tô (chỉ mua bảo hiểm dân sự), tiền sửa chữa thường xuyên tài sản cố định....
Các đơn vị phải chủ động sắp xếp, tự cân đối các khoản chi trong ngân sách được giao hàng năm, đảm bảo đúng chế độ tài chính nhà nước hiện hành. Dự toán giao cho các đơn vị là mức tối đa được chi.
3. Ngoài dự toán chi thường xuyên được giao theo định mức nói trên, trong năm 2002 các đơn vị còn được cấp bổ sung kinh phí để chi:
a. Kinh phí thi đua khen thưởng năm 2002, Bộ giao cho các đơn vị dự toán theo mức sau:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Bộ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Tạp chí Dân chủ và pháp luật là 10% tổng quỹ tiền lương của đơn vị (Mục 100).
Phòng Thi hành án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là 7% tổng quỹ tiền lương của đơn vị (Mục 100).
Các Sở Tư pháp là 3% tổng quỹ tiền lương (Mục 100) của cơ quan Thi hành án và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Sở Tư pháp quản lý.
Nội dung chi kinh phí thi đua khen thưởng được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần III Thông tư số 08/2001/TT-BTP ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
b) Kinh phí quản lý ngành: Năm 2002, Bộ dành một khoản kinh phí cấp hỗ trợ cho các Sở Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành theo các mức sau đây:
Quản lý Tòa án nhân dân, Đội Thi hành án ở mỗi quận, thị xã, thành phố thủ phủ của tỉnh mức: 1.300.000 đồng/năm.
Quản lý Tòa án nhân dân, Đội Thi hành án ở mỗi huyện thuộc vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo nơi có hệ số khu vực từ 0,3 trở lên mức: 2.500.000 đồng/năm.
Quản lý Tòa án nhân dân, Đội Thi hành án các huyện, thị xã còn lại: 1.800.000 đồng/năm.
Các khoản kinh phí hỗ trợ nói trên được cấp cho Sở Tư pháp theo số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung chi kinh phí quản lý ngành cấp cho các Sở Tư pháp được thực hiện theo Công văn số 21/TP-KHTC ngày 11/1/2002 của Bộ Tư pháp.
a) Kinh phí may trang phục theo chế độ cho cán bộ Tòa án nhân dân và cơ quan Thi hành án dân sự các địa phương, trang phục cho Hội thẩm nhân dân (nhiệm kỳ 1999 - 2004).
d) Kinh phí xét xử cho những đơn vị có các vụ án điểm ở cấp tỉnh và những đơn vị có số lượng án phải xét xử tăng đột biến.
đ) Kinh phí mua sắm trang bị phương tiện làm việc cho Tòa án nhân dân và cơ quan Thi hành án dân sự các địa phương.
e) Kinh phí thuê trụ sở đối với đơn vị chưa có trụ sở làm việc.
g) Kinh phí sửa chữa lớn tài sản cố định: Bộ yêu cầu các đơn vị dự toán thực hiện theo đúng Điều 20 Mục III Chương II của Quy chế Quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tư pháp. Chỉ khi có thông báo bổ sung kinh phí đơn vị mới được tổ chức thực hiện. Thủ tục lập dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng trụ sở được áp dụng theo Thông tư số 96/2000/TT-BTC ngày 28/9/2000 của Bộ Tài chính.
h) Ngoài ra, năm 2002, Bộ dành một khoản kinh phí để chi trợ cấp thôi việc, hỗ trợ kinh phí đối với thẩm phán được điều động có thời hạn, hỗ trợ kinh phí cho các Tòa án nhân dân và cơ quan Thi hành án chưa tuyển đủ biên chế, dự phòng lũ lụt, kinh phí cấp cho các đơn vị mới thành lập . . . .
Các đơn vị khi có nhu cầu cấp bổ sung kinh phí nói trên phải lập dự toán trình Bộ duyệt để bố trí kinh phí.
4. Hàng quý, việc cấp phát và thanh toán các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo các mục chi của Mục lục Ngân sách nhà nước. Trường hợp cuối năm có nhu cầu điều chỉnh dự toán chi tiết giữa các mục chi, các đơn vị Phải báo cáo Bộ bằng văn bản trước ngày 15 tháng 11 để Bộ tổng hợp đề nghị Bộ Tài chính cho điều chỉnh mục chi (theo quy định tại điểm 8 Phần IV của Thông tư số l03/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính).
5. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước quý, năm. Quá thời hạn Bộ quy định, nếu đơn vị không có báo cáo quyết toán gửi Bộ thì Bộ tạm ngừng cấp phát kinh phí quý tiếp theo (trừ các khoản chi lương và có tính chất lượng) cho đến khi các đơn vị gửi báo cáo quyết toán, Thủ trưởng đơn vị phải chu trách nhiệm về sự chậm trễ này.
6. Năm 2002, Bộ dành một khoản kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cho các đơn vị dự toán, yêu cầu các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 292/TP-QLTA- THA ngày 10/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
7. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, việc quản lý cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo đúng Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2002
1. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Các đơn vị dự toán có trách nhiệm:
a) Nghiêm túc thực hiện các quy định, chế độ tài chính, kế toán nhà nước đã ban hành, kịp thời báo cáo Bộ các quy định không còn phù hợp để kiến nghị bổ sung, sửa đổi.
b) Thực hiện đúng chế độ chi tiêu, hội họp, công tác phí, tiếp khách..., các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại, ô tô, trụ sở..., về mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, xây dựng trụ sở; bảo đảm chi tiêu trong dự toán được duyệt, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu qủa; quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 29/2001/CT-TTg ngày 30/11/2001 của thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Thực hiện công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Chính phủ. Đầu năm, Thủ trưởng các đơn vị dự toán có trách nhiệm thông báo cho cán bộ, công chức của đơn vị biết số ngân sách được Bộ giao trong năm và định mức chi duyệt cấp hàng quý (các khoản mua sắm, sửa chữa) để cán bộ, công chức kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của đơn vị cuối năm, khi tổng kết năm, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo công khai kết quả chi tiêu sử dụng kinh phí trong năm;
d) Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tư pháp, tất cả các đơn vị dự toán phải thực hiện nghiêm túc Quyết định số 615/2000/QĐ-BTP ngày 14/7/2000 và Chỉ thị số 02/2000/CT-BTP ngày 31/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, từng đơn vị Phải xây dựng và thực hiện đúng nội quy quản lý tài sản trong đơn vị mình, không được sử dụng tài sản của cơ quan như: ô tô, xe máy, điện thoại và các tài sản công khác vào việc riêng.
d) Căn cứ vào Chỉ thị số 29/2001/CT-TTg và các văn bản pháp luật hiện hành, Thủ trưởng các đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, chống tham nhũng trong từng đơn vị.
Thủ trưởng các đơn vị phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc cấp hành các quy định về quản lý ngân sách trong đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp nếu để xảy ra tình trạng lãng phí, tham ô, vi phạm các quy định về tiết kiệm ở đơn vị do mình quản lý; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn, thanh tra nhân dân và cán bộ công chức giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính của đơn vị nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong đơn vị.
Người nào quyết định chi tiêu sai quy định, lãng phí thì người đó phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình, không được đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan quản lý.
2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản, bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành năm 2002.
3. Kế toán các đơn vị dự toán phải mở sổ theo dõi các khoản tạm thu, tạm ứng. Các khoản tạm ứng phải được thanh toán dứt điểm không để nợ tồn đọng. Hết năm ngân sách, nếu người tạm ứng không đủ chứng từ thanh toán hoàn ứng thì phải nộp lại số tiền đã tạm ứng chưa thanh toán hết.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính của ngành đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, giải quyết kịp thời, dứt điểm các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính. Đề cao kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm Nghị định số 49/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu để điều hành chi ngân sách ngành Tư pháp năm 2002.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để hướng dẫn giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị dự toán thông báo cho toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị biết và tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Phụ lục
ĐỊNH MỨC CẤP PHÁT CHI VỀ
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ VÀ CHI KHÁC NĂM 2002
(kèm theo Thông tư số 03/2002/TT-BTP ngày 04/2/2002 của Bộ Tư pháp).
I. Định mức cấp phát.
Thứ tự | Tên đơn vị | Định mức chi thường xuyên năm 2002 (đồng/người/tháng |
1 | Toà án nhân dân và Phòng Thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc ương có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên | 650.000 |
2 | Tòa án nhân dân và Phòng Thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại | 630.000 |
3 | Tòa án nhân dân và Đội Thi hành án còn lại có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên | 630.000 |
4 | Tòa án nhân dân và Đội Thi hành án quận, thành phố, thị xã thủ phủ của tỉnh còn lại | 570.000 |
5 | Toà án nhân dân và Đội Thi hành án còn lại có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên | 550.000 |
6 | Toà án nhân dân và Đội thi hành án còn lại | 510.000 |
Định mức cấp phát năm 2002 cho Tòa án nhân dân và cơ quan Thi hành án các địa phương cao hơn định mức cấp phát năm 2001 bình quân từ 4% đến 10,4%.
II. Cách xác định mức chi nói trên của một đơn vị dự toán.
Dự toán chi năm | = | Định mức cấp phát tháng | x | Biên chế kế hoạch | x | 12 tháng |
Mức chi quý | = | Định mức cấp phát vốn | x | Biên chế có mặt | x | 3 tháng |
Mức chi nói trên được phân bổ váo Mục 110, Mục 112, Mục 117, Mục 119, Mục 134 và Mục 145.