THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07/9/1999 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Thi hành Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, Tổng cục Thống kê hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện sai các nguyên tắc, chế độ thống kê của Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
a) Cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thống kê; công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (sau đây gọi chung là cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt theo Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
b) Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế (gồm doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội, các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là 1 tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt theo Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng phải thực hiện chế độ thống kê theo luật định của Việt Nam, nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam được quy định tại Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê áp dụng như Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 và Điều 2 Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Cụ thể là:
a) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải do người có thẩm quyền thực hiện như quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Đó là thanh tra viên chuyên ngành thống kê, Chánh Thanh tra chuyên ngành thống kê cấp tỉnh, cấp trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê khi được phát hiện phải bị đình chỉ ngay và phải tiến hành xử lý nhanh chóng, công minh. Đồng thời với việc xử phạt, phải khắc phục ngay các vi phạm bằng cách thực hiện lại các chế độ thống kê đúng theo quy định.
c) Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
d) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại các Điều 7 và 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại thông tư này để quyết định hình thức, mức xử phạt thích hợp.
d.1) Các trường hợp được giảm nhẹ mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính về thống kê là:
Cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự giác sửa chữa, khắc phục hậu quả.
Vi phạm trong hoàn cảnh thiên tai, hỏa hoạn.
Vi phạm do trình độ bị hạn chế, chưa được tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn về chế độ thống kê, được cơ quan thống kê các cấp xác nhận.
d.2) Các trường hợp bị tăng nặng mức phạt trong xử phạt vi phạm hành chính về thống kê là:
Vi phạm có tổ chức.
Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một hành vi.
Cố ý không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật liên tục nhiều kỳ.
Cố ý áp dụng sai phương pháp tính chỉ tiêu thống kê, thực hiện sai các quy định của phương án điều tra thống kê, sau khi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc ép buộc người khác vi phạm.
Lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, v.v... để vi phạm.
Vi phạm trong thời gian đangchấp hành quyết định xử phạt lần trước về thống kê.
Có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.
e) Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính, như các hành vi cố ý báo cáo sai về kinh tế- xã hội... gây hậu quả nghiêm trọng.
g) Trường hợp vi phạm do tổ chức gây ra thì xử phạt tổ chức. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của từng người trực tiếp gây ra vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm kỷ luật, bồi thường số tiền tổ chức đă nộp phạt.
h) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
i) Khi quyết định xử phạt một người hoặc một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt bằng tiền thì phải cộng lại thành mức phạt chung.
Ví dụ: Tại doanh nghiệp X, khi kiểm tra chấp hành chế độ báo cáo thống kê năm 1998, đã phát hiện các hành vi vi phạm sau:
Sử dụng loại mẫu biểu kỳ báo cáo 6 tháng sai so với mẫu biểu của chế độ thống kê nhà nước, nhưng là lần đầu nên bị xử phạt 300.000 đồng (khung từ l00.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại mục 1.1 Phần II của Thông tư này);
Báo cáo năm chậm 30 ngày xử phạt l.000.000 đồng (khung từ l.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, mục 4.2 phần II của Thông tư này);
Báo cáo doanh thu năm 1998 hụt 15% so với thực tế, bị xử phạt 8.500.000 đồng (khung từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại mục 3.1 Phần II của Thông tư này).
Tổng cộng mức phạt chung của 3 hành vi vi phạm trên đối với doanh nghiệp X là:
300.000 + 1.000.000 + 3.500.000 = 4.800.000đồng
4. Thời hiệu xử phạt.
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là một năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đã hết thời hiệu xử phạt thì không bị xử phạt.
Ví dụ: Doanh nghiệp Y đã không báo cáo thống kê quý I năm 1998. Từ quý I năm 1998 đến hết quý I năm 1999 là thời hiệu xử phạt. Sau quý I năm 1999 dù có phát hiện doanh nghiệp Y không báo cáo quý I năm 1998 cũng không được xử phạt nữa.
b) Cá nhân bị khởi tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.
5. Các hình thức xử phạt.
a) Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
b) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ngoài việc bị phạt theo hình thức xử phạt chính, còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung và biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
a) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: đã quá một năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hoặc quá ba tháng, kể từ ngày quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hình sự.
b) Hành vi có dấu hiệu tội phạm đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Người vi phạm chưa đủ tuổi để xử phạt vi phạm hành chính theo luật định.
II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ MỨC XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
Căn cứ vào quy định từ Điều 5 đến Điều 11 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và mức phạt được thực hiện như sau:
1. Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu thống kê,
1.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi sử dụng mẫu biểu không do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo quy định đã hết thời hạn sử dụng, bao gồm các mẫu biểu: báo cáo thống kê, phiếu điều tra, bảng hỏi, báo cáo kết quả điều tra và các quy định khác của phương án điều tra thống kê.
1.2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 1.1 trên đây.
l.3. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc hủy bỏ mẫu biểu thống kê sai quy định đang sử dụng lập lại báo cáo thống kê đúng mẫu quy định, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
2. Vi phạm việc ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê.
Cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền ban hành chế độ thống kê mà tự ý hoặc ép buộc người khác ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê của Nhà nước đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chlnh phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2.1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý bổ sung, sửa đổi mẫu biểu báo cáo thống kê, bảng phân loại thống kê, phương án điều tra thống kê, nội dung các văn bản hướng dẫn về thống kê; phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê kinh tế, xã hội trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.
2.2. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại mục 2.1 trên đây.
2.3. Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo hoặc phương án điều tra thống kê tuy thuộc thẩm quyền ban hành, nhưng chưa có sự thỏa thuận bằng văn bản của Tổng cục Thống kê.
2.4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo hoặc phương án điều tra thống kê không đúng thẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.
2.5. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: bãi bỏ và thu hồi mẫu biểu thống kê, phương án điều tra thống kê đã ban hành, bổ sung, sửa đổi không đúng thẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.
3. Báo cáo sai và khai man số liệu thống kê.
Nhìn chung chế độ báo cáo và điều tra thống kê hiện hành của Nhà nước không quy định tỷ lệ sai số cho phép. Vì vậy cần căn cứ vào chênh lệch giữa số liệu báo cáo so với thực tế để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp.
Trường hợp chế độ báo cáo và điều tra thống kê có quy định tỷ lệ sai số cho phép thì căn cứ vào sai số của số liệu báo cáo và sai số cho phép theo quy định để áp dụng hình thức và mức phạt thích hợp.
Mức phạt cụ thể như sau:
3.1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo số liệu hụt hoặc vượt mức so với thực tế hoặc vượt quá tỷ lệ sai số cho phép trong thống kê.
3.2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cố ý báo cáo sai số lượng, giá trị thực tế các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh.
3.3. Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm các hành vi vi phạm tại mục 3.1. và 3.2. nói trên hoặc khai man, ép buộc người khác khai man, báo cáo sai số liệu thống kê.
a) Phạt tiền từ trên 7,000.000 đồng đến l0.000.000 đồng đối với trong hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 3.1 trên đây.
b) Phạt tiền từ trên l0.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại mục 3.2 trên đây.
c) Phạt tiền từ trên 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, ép buộc người khác khai man và báo cáo sai số liệu thống kê.
3.4. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: lập lại báo cáo thống kê đúng hiện tượng kinh tế-xã hội phát sinh, đúng phương pháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
4. Nộp báo cáo thống kê không kịp thời, đầy đủ, nộp báo cáo thống kê nói tại Điều 8 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 bao gồm nộp trực tiếp và gửi qua bưu điện.
4.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm dưới 5 ngày đối với báo cáo tháng, dưới 10 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và dưới 15 ngày đối với báo cáo năm.
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến l.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b.1) Báo cáo thống kê chậm từ 5 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo tháng, từ 10 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và từ 15 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo năm.
b.2) Báo cáo không đủ số lượng biểu, số lượng chỉ tiêu thống kê của kỳ báo cáo tháng, quý.
4.2. Phạt tiền từ trên l.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Phạt tiền từ trên l.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong nhứng hành vi sau đây:
a.1) Báo cáo thống kê chậm từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, từ 30 ngày đến dưới 45 ngày đối với báo cáo năm.
a.2) Báo cáo không đủ số lượng biểu, số lượng chỉ tiêu thống kê của kỳ báo cáo 6 tháng, 9 tháng và năm.
b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo thống kê chậm từ 30 ngày đến dưới 45 ngày của kỳ báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và từ 45 ngày đến dưới 60 ngày của kỳ báo cáo năm.
Căn cứ vào số kỳ/số biểu/số chỉ tiêu báo cáo không đầy đủ và báo cáo chậm so với chế độ quy định để áp dụng mức phạt thích hợp từ tối thiểu đến tối đa của khung phạt tiền
4.3. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến l0.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê; nếu từ 30 ngày đối với báo cáo tháng, 45 ngày đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng, 60 ngày đối với báo cáo năm so với chế độ quy định vẫn chưa báo cáo thì được coi là hành vi không báo cáo thống kê.
Các mức phạt cụ thể như sau:
1.a) Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của l kỳ báo cáo tháng;
1.b) Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của kỳ báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng;
1.c) Phạt tiền từ trên 6.000.000 đồng đến l0.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê của 1 kỳ báo cáo năm.
4.4. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: Lập lại báo cáo thống kê đúng, đủ hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phương pháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
5. Vi phạm phương pháp thống kê. Phạm vi vi phạm hành chính nói tại Điều 9 "Vi phạm phương pháp thống kê" của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm các vi phạm về nguyên tắc ghi chép số liệu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong chế độ báo cáo thống kê và vi phạm các quy định trong phương án điều tra thống kê.
5.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến l.000.000 đồng đối với hành vi ghi chép số liệu không rõ ràng, sửa chữa, tẩy xóa các số liệu, tài liệu thống kê.
5.2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.
5.3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý áp dụng sai, ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.
a) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đống đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cố ý áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê;
b) Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê;
c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm việc ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, sai phương án điều tra thống kê.
5.4. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc điều tra lại, buộc tính lại theo đúng phương pháp thống kê, lập lại báo cáo gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian quy định ghi trong quyết định xử phạt.
6. Vi phạm chế độ cung cấp, công bố số liệu, tài liệu thống kê.
Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính tại mục 6 này không bao gồm số liệu, tài liệu thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Các số liệu, tài liệu thống kê quy định chưa được công bố, công khai và chưa được giải mật, cụ thể là:
Tư liệu thống kê đơn lẻ ban đầu thu thập được từ báo cáo và phiếu điều tra của đơn vị cơ sở, hộ gia đình và của cá nhân;
Tư liệu thống kê đang trong quá trình xử lý, tổng hợp chưa công bố, chưa giải mật; Số liệu tài liệu thống kê không được công bố khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấp không đầy đủ, không chính xác số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.
a) Phạt cảnh cáo nếu cung cấp không đầy đủ số liệu, tài liệu thống kê;
b) Phạt tiền từ l00.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấp không chính xác số liệu, tài liệu thống kê.
6.2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến l.000.000 đồng đối với hành vi gây trở ngại hoặc trì hoãn việc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.
b) Phạt tiền từ trên l.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người có thẩm quyền.
6.3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng dến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khai và những số liệu thống kê khi chưa được giải mật.
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến l0.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tính toán, điều chỉnh lại thông tin thống kê Nhà nước để phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, công bố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khai và chưa được giải mật.
6.4. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê cho cơ quan, người có thẩm quyền đính chính lại những số liệu, tài liệu thống kê đã công bố nói tại các điểm a, b mục 6.3 trên đây.
7. Vi phạm chế độ bảo quản số liệu, tài liệu thống kê, chế độ, thời hạn bảo quản số liệu, tài liệu thống kê được quy định tại quyết định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền là căn cứ để đối chiếu khi kiểm tra, xử lý.
Số liệu, tài liệu thống kê nói ở mục 7 này bao gồm: phiếu điều tra thóng kê, sổ thống kê, báo cáo thống kê, các tài liệu thống kê khác chứa trong các phương tiên mang thông tin.
Mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm như sau:
7.1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến l.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng các tài liệu thống kê nhưng còn khả năng khôi phục.
7.2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồngđến 3.000.000 đồng đối với hành vi để hư hỏng các tài liệu thống kê đến mức không còn khả năng khôi phục.
7.3. Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đén 5.000.000 đồng đối với hành vi để thất lạc các tài liệu thống kê.
7.4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi hủy bỏ số liệu, tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quy định.
7.5. Phạt tiền từ trên 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác hủy bỏ số liệu tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quy định.
7.6. Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung: buộc khôi phục lại tài liệu thống kê còn khả năng khôi phục; thực hiện bảo quản số liệu, tài liệu thống kê theo đúng quy định của Nhà nước.
III. QUYỀN , THỦ TỤC XỬ PHẠT, KHLẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ VIÊC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
1.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 của Nghị định số 93/1999/ NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
a) Thẩm quyền của Thanh tra Thống kê thực hiện như quy định tại Điều 12 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. Những người có thẩm quyền xử phạt là:
a.1) Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
a.2) Chánh Thanh tra Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
a.3) Chánh Thanh tra Tổng cục Thống kê.
b) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện như quy định tại Điều 13 của Nghị định số 93 /1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
c) Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các điểm a.2, a.3 và điểm b trên đây vắng mặt hoặc được sự ủy quyền của họ thì cấp phó được xử phạt theo thẩm quyền của cấp trưởng.
d) Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thực hiện như quy định tại Điều 15 của Nghị định số93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, cụ thể là: Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc địa phương;
Cơ quan thanh tra của Tổng cục Thống kê có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê trên phạm vi cả nước; Cơ quan thanh tra của Cục Thống kê Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê trên phạm vi lãnh thổ Tỉnh, thành phố đó.
Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
1.2. Cán bộ thống kê các cấp, các ngành trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì phải lập biên bản gửi cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý nói tại mục 1.1 trên đây.
1.3. Mọi công dân có quyền tố giác các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê với người hoặc cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt phải tlến hành xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định tại hướng dẫn của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 nàm 1995 và hướng dẫn sau đây:
2.1. Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, người có thẩm quyền phải quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2.2. Trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ thống kê, ngoài việc lập báo cáo kết luận thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra viên còn phải lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
2.3. Căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính, trong thời hạn quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và quyết định xử phạt theo một trong hai hình thức chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền và áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung theo quy định tại Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của chính phủ và Thông tư này về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2.4. Biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải lập theo mẫu và gửi theo địa chỉ quy định tại Thông tư này.
Mọi quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải bằng hình thức văn bản.
Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.
2.5. Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải nộp vào Kho bạc nhà nước.
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.
Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt, thu và sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2.6. Việc thi hành quyết định xử phạt; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành quyết định xử phạt thực hiện theo các Điều 11,18 và 20 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và các Điều 53, 54, 55 và 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
3. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết dịnh xử phạt vi phạm hành chính.
3.1. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Điều 21 của Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998.
3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
b) Chánh Thanh tra chuyên ngành thống kê giải quyết khiếu nại đối với quyết định của mình và của Thanh tra viên cùng cấp về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê;
e) Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh Thanh tra Cục Thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê theo chức năng và quyền hạn quản lý nhà nước về thống kê giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Chánh Thanh tra Tổng cực Thống kê về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
4. Xử lý vi phạm.
Xử lý các sai phạm trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthống kê được thực hiện theo quy định tại các Điều 19 và 22 của Nghị định số 93/1999~NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, gồm:
4.1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.3. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo Điều 92 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại các điểm a, b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan thống kê và Thanh tra thống kê các cấp có trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ và Thông tư này về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Những quy định trước đây trái với Thông tư này đềubãi bỏ, Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh với Tổng cục Thống kê để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.