Bản Kế hoạch hành động bao gồm 3 phần chính và một phụ lục. Tuỳ theo tình hình thực tiễn mà địa phương, đơn vị có thể nêu những mục trong các phần lớn đó theo các thứ tự ưu tiên và mức độ, yêu cầu khác nhau.
1. Phần thứ nhất: Khái quát tình hình, thực trạng và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và tham gia quản lý của địa phương, đơn vị:
Trong phần này, cần nêu được các số liệu cơ bản nhất về tình hình phụ nữ; đánh giá được sự đóng góp của phụ nữ trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn trong gia đình, ngoài cộng đồng và xã hội; xác định những vấn đề còn tồn tại và trở ngại để đạt được sự bình đẳng, tiến bộ của phụ nữ.
2. Phần thứ 2: Các mục tiêu hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tới năm 2000 và trong từng giai đoạn.
Đây là phần cơ bản, quan trọng nhất của bản kế hoạch hành động. Trong phần này cần quán triệt được những quan điểm, mục tiêu tổng quát và 10 mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia, đó là:
1. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xoá đói giảm nghèo.
2. Tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và đào tạo. Nâng cao trình độ của phụ nữ về mọi mặt.
3. Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em.
4. Nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo, tư vấn và ra quyết định.
5. Bảo vệ, phát huy quyền của phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội.
6. Tăng cường vai trò của gia đình.
7. Phát huy vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường và nguồn tự nhiên, đóng góp vào sự phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống.
8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về quyền bình đẳng nam nữ.
9. Phụ nữ tham gia góp phần củng cố và xây dựng hoà bình.
10. Nâng cao năng lực của bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
* Trong kế hoạch thực hiện của từng mục tiêu trên cần nêu rõ 5 yếu tố:
- Chỉ tiêu cụ thể cần đạt được tới năm 2000.
- Biện pháp chỉ đạo thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu kèm theo.
- Hoạt động cụ thể cần tiến hành/tiến độ thực hiện.
- Các cơ quan chức năng của địa phương, trong bộ ngành chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.
- Nguồn kinh phí: Đối với các hoạt động cần có kinh phí triển khai nên nêu rõ nguồn lấy ở đâu, đóng góp của các thành phần có liên quan.
a. Đối với các tỉnh thành:
Các chỉ tiêu trên cần căn cứ vào chỉ tiêu quốc gia, thực tế của địa phương để đảm bảo đến năm 2000 và trong từng năm có sự tiến bộ cụ thể.
Ngoài các chỉ tiêu chung của tỉnh, thành có thể nêu thêm các chỉ tiêu cụ thể cho các đối tượng: phụ nữ dân tộc, trẻ em gái, phụ nữ đơn thân, phụ nữ bị thiệt thòi... hoặc cho các vùng miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh, miền biển... Trong phân công trách nhiệm cần chỉ định rõ trách nhiệm chỉ đạo thực hiện cho các ngành thuộc tỉnh, trách nhiệm phối hợp của các cấp chính quyền huyện, xã cũng như các tổ chức đoàn thể quần chúng.
b. Đối với các bộ ngành:
Bản kế hoạch hành động của các Bộ, ngành cần thể hiện được 2 mảng công việc chính đó là: các hoạt động chăm lo cho phụ nữ thuộc hệ thống tổ chức của bộ ngành và hoạt động theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành cho các đối tượng phụ nữ nói chung.
+ Đối với các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ thuộc bộ, ngành: Cần đề cập tới lực lượng lao động nữ toàn ngành từ cấp TW xuống tới cơ sở. Nội dung tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:
. Việc làm, thu nhập của cán bộ công nhân viên.
. Đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý...
. Chăm sóc sức khoẻ và an toàn lao động.
. Qui hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo là nữ các cấp. Định hướng phát triển nguồn nhân lực nữ trong bộ, ngành.
. Thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng Giới.
. Tăng cường hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ thuộc Bộ ngành và Ban nữ công các cấp.
+ Đối với một số bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước liên quan (Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Lao động, tổ chức - cán bộ, Tư pháp, thông tin - tuyên truyền vv...). Ngoài các hoạt động như trên cần có phần triển khai hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trong Chiến lược quốc gia để tổ chức và phối hợp thực hiện với các địa phương.
. Bảo đảm các mục tiêu đã nêu trong Chiến lược quốc gia và đề ra các tiến độ thực hiện.
. Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của các đơn vị trực thuộc.
. Có biện pháp hướng dẫn cho các sở thuộc các tỉnh thành phối hợp tổ chức thực hiện.
. Định kỳ kiểm tra đánh giá.
3. Phần thứ 3: Tổ chức thực hiện.
Phần này nên nêu các qui định và điều kiện liên quan nhằm bảo đảm thực hiện thành công các kế hoạch hành động của tỉnh thành đồng thời có sự phối hợp với các ngành Trung ương để thực hiện các mục tiêu của Quốc gia. Vì vậy, cần thể hiện các nội dung sau đây:
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành hoặc đồng chí Bộ trưởng ký duyệt, công bố và tổ chức triển khai kế hoạch hành động.
- Cơ quan Kế hoạch các tỉnh thành và Bộ ngành có nhiệm vụ chủ trì việc soạn thảo, phân bổ kế hoạch hàng năm.
- Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh thành và Bộ ngành có trách nhiệm tham mưu trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể là:
1. Tuyên truyền, phổ biến bản kế hoạch hành động trong các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân và phụ nữ.
2. Tiến hành đôn đốc, định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hành động ở các đơn vị trực thuộc.
3. Phối hợp với cơ quan kế hoạch để kịp thời bổ sung, điều chỉnh bản kế hoạch hành động sau một thời gian thực hiện (nếu cần).
4. Tiến hành đánh giá hàng năm, sơ kết 2 năm và tổng kết 5 năm việc thực hiện kế hoạch hành động. Hàng năm có tổng kết thi đua, khen thưởng, xây dựng kế hoạch cho năm sau và báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
4. Phần phụ lục:
Phần này chỉ thể hiện các thông tin, số liệu có liên quan tới phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực:
- Thông tin về dân số, lao động nữ.
- Việc làm, đời sống, mức sống của phụ nữ.
- Tình hình sức khoẻ phụ nữ, trẻ em.
- Tình hình giáo dục đào tạo với phụ nữ, trẻ em gái và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...
- Phụ nữ tham gia trong các cơ quan dân cử, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - văn hoá - xã hội và đoàn thể quần chúng.
-Thống kê về các tệ nạn xã hội có liên quan tới phụ nữ, trẻ em gái.
- Tình hình tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban nữ công thuộc Liên đoàn Lao động và các tổ chức vì phụ nữ khác (nếu có).
bước này, cần thu thập các thông tin, tư liệu với nội dung nêu trong phần phụ lục để có thể dựng nên một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về tình hình phụ nữ thuộc bộ ngành, địa phương. Ngoài ra cần nêu thêm: - Tình hình thực hiện pháp luật và các chủ trương chính sách có liên quan tới phụ nữ.
- Tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng phụ nữ: công nhân, viên chức, nông dân, dân tộc, tàn tật, cô đơn...
- Các kiến nghị, đề xuất với TW, tỉnh thành.
2. Bước 2: Hội nghị quán triệt.
Tổ chức họp phổ biến Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tới năm 2000 và chủ trương xây dựng Kế hoạch hành động của địa phương, đơn vị. Đối tượng tham dự là lãnh đạo các sở ban ngành, quận huyện của tỉnh thành; các cục, vụ của bộ ngành và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.
3. Bước 3: Soạn thảo kế hoạch:
UBND tỉnh và lãnh đạo Bộ ngành giao cho cơ quan Kế hoạch chủ trì việc soạn thảo văn bản cùng với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; có sự phối hợp với Văn phòng UBND, Hội phụ nữ, Ban nữ công... và các bộ phận liên quan.
4. Bước 4: Thông qua kế hoạch hành động.
Tổ chức họp thông qua Kế hoạch hành động, trình đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thành, đồng chỉ Bộ trưởng phê chuẩn.
5. Bước 5: Công bố kế hoạch hành động.
Tổ chức hội nghị phổ biến, triển khai Kế hoạch hành động trong lãnh đạo các ngành, cấp. In và gửi Kế hoạch hành động tới tất cả các đơn vị trực thuộc. Thông tin, tuyên truyền về bản Kế hoạch hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng.