THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày26/12/2000 của Chính phủ về phí xăng dầu.
Căn cứ Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000cửa Chính phủ về phí xăng dầu; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng chịuphí xăng dầu:
Theo quy định tại Điều1 Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ thì đối tượng chịuphí xăng dầu là xăng, dầu, mỡ nhờn (gọi chung là xăng dầu) xuất, bán tại ViệtNam, bao gồm:
a) Xăng, gồm xăng ôtô, xăng dung môi (xăng công nghiệp), xăng máy bay và các loại xăng khác.
b) Dầu, gồm dầudiezen, dầu hỏa, dầu mazút, dầu nhờn và các loại dầu khác (trừ dầu thực phẩm).
c) Mỡ nhờn.
2. Đối tượng nộpphí xăng dầulà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (kể cả nhập khẩu ủy thác), sản xuất, chế biếncác loại xăng dầu quy định tại điểm 1 mục này xuất, bán xăng dầu tại Việt Nam,bao gồm:
a) Tổ chức trực tiếp nhập khẩu xăngdầu,
b) Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩuxăng dầu, không phân biệt hình thức nhận ủy thác nhập khẩu và xuất giao trảhàng cho tổ chức đi ủy thác hay nhận ủy thác nhập khẩu đồng thời nhận ủy thácxuất, bán đều là đối tượng trực tiếp kê khai, nộp phí xăng dầu.
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhậngia công đồng thời nhận ủy thác bán xăng đầu, chế biến xăng dầu. Trường hợp tổchức, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận ủy thác bán hàng thì tổ chức, cánhân giao gia công là đôi tượng nộp phí xăng dầu khi.xuất, bán xăng dầu tạiViệt Nam.
3. Đối tượng khôngphải chịu phí xăng dầu là xăng dầu xuất khẩu, bao gồm:
a) Xăng dầu xuất khẩu,bao gồm xuất ra nước ngoài, xuất vào khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất Tổ chức, cá nhân xuất khẩu xăngdầu nêu tại điểm này phải có các hồ sơ, chứng từ chứng minh là xăng dầu thực tếxuất khẩu như sau:
- Hợp đồng xuất khẩuxăng dầu. Trường hợp ủy thác xuất khẩu thì còn phải có hợp đồng ủy thác xuấtkhẩu xăng dầu.
- Hóa đơn bán hàng chonước ngoài, khu chế xuất doanh nghiệp chế xuất.
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuấtkhẩu, có thanh khoản và xác nhận thực xuất khẩu của cơ quan hải quan về số lượng,chủng loại hàng hóa xuất khấu.
b) Xăng dầu tạm nhập -tái xuất; xăng dầu tạm xuất - tái nhập. Tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu theo hình thức nêu tại điểm nàyphải có hồ sơ, chứng từ sau đây:
- Hạn ngạch xuất khẩu,nhập khẩu do Bộ Thương mại (hoặc cơ quan đượcủy quyền) cấp, trong đó có ghi rõ hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tạm xuất - táinhập.
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhậpkhẩu và xuất khẩu có thanh khoản và xác nhận thực nhập, thực xuất của cơ quanhải quan về số lượng và chủng loại hàng hóa xuất, nhập khấu.
- Hợp đồng mua bánngoại thương ký với người bán và người mua.
- Đối với trường hợpxuất, nhập khẩu ủy thác thì còn phải có hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu(nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác). Trường hợp này, nếu tiêu thụtại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký, kê khai, nộp phí xăng dầu vớiCục Thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính.
II. MỨC THU VÀ CĂNCỨ THU PHÍ XĂNG DẦU
1. Phí xăng dầu chỉthu một lần khi xuất, bán lượng xăng dầu nhập khẩu (kể cả lượng xăng dầu nhậpủy thác), sản xuất, chế biến (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để traođổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập ủy thác, bán cho tổ chức, cánhân khác), với mức thu quy định như sau:
a) Xăng các loại, baogồm xăng ô tô, xăng máy bay, xăng công nghiệp và các loại xăng khác: 500 đồnglít (năm trăm đồnglít).
b) Dầu diezen: đồnglít (ba trăm đồng/1ít).
c) Dầu hỏa, dầu mazút,dầu nhờn, mỡ nhờn và các loại dầu khác (trừ xăng, dầu diezen quy định tại tiếta, b điểm này) chưa thu.
2. Căn cứ thu phí xăngdầu là số lượng xăng dầu xuất, bán tại Việt Nam và mức thu, tính theo công thứcsau đây:
Phí xăng dầu = Số lượngxăng dầu xuất, bán tại Việt Nam (lít) x Mức thu (đồng/lít)
Trường hợp số lượngxăng dầu xuất, bán tính bằng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra lít.
III. TỔ CHỨC THU,NỘP PHÍ XĂNG DẦU
1. Từ chức, cá nhânthuộc đối tượng nộp phí xăng dầu nêu tại điểm 2 Mục I của Thông tư này (gọi chung làđơn vị nộp phí) có trách nhiệm:
a) Đăng ký, kê khaithu, nộp phí xăng dầu vào ngân sách nhà nước với Cục Thuế tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở chính.
b) Khi xuất, bán xăngdầu phải thực hiện:
- Tính tiền phí xăngdầu theo mức thu quy định nêu tại điểm 1 Mục II Thông tư này.
Xuất hóa đơn bán xăngdầu cho đơn vị mua hàng.
Để người tiêu dùngkhông phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với số tiền phí xăng dầu và không làmđảo lộn công tác hạch toán kế toán của các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khi ghihóa đơn bán xăng dầu (kể cả bán buôn, bán lẻ) các đơn vị kinh doanh xăng dầuphải ghi số tiền phí xăng dầu thành một dòng riêng trên hóa đơn, cụ thể là ởcác dòng tổng cộng của hóa đơn phải ghi rõ: giá bán chưa có thuế giá trị giatăng (không bao gồm phí xăng dầu), thuế giá trị gia tăng, phí xăng dầu, giáthanh toán.
- Thanh toán tiền phíxăng dầu đồng thời với thanh toán tiền bán hàng xăng dầu.
- Mở sổ sách kế toántheo dõi riêng, cập nhật số tiền phí xăng dầu phát sinh để thanh toán với ngânsách nhà nước. Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu không trực tiếp kê khai,nộp phí xăng dầu thì tiền phí xăng dầu không phải là doanh thu của hoạt độngkinh doanh xăng dầu, nên không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị kinhdoanh.
c) Định kỳ 15 ngày mộtlần, đơn vị căn cứ vào số lượng xăng dầu thực tế đã xuất, bán trong kỳ (xuất đểsử dụng nội bộ; xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác; xuất trả hàng nhập ủythác; bán cho tổ chức, cá nhân khác, không phân biệt đã thu được tiền hay chưathu được tiền) để tính và tạm nộp tiền phí xăng dầu vào ngân sách nhà nước.
Mỗi tháng một lần, đơnvị căn cứ vào lượng xăng dầu xuất, bán trong tháng, thực hiện tính và lập tờkhai phí xăng dầu theo đúng mẫu tờ khai quy định gửi cơ quan thuế địa phươngnơi đơn vị đóng trụ sở chính trong vòng mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Cơ quan thuế kiểm tra và thông báocho đơn vị về số phí xăng dầu còn phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sáchnhà nước.
Căn cứ vào thông báocủa cơ quan thuế, đơn vị làm thủ tục nộp tiền phí xăng dầu đầy đủ, đúng thờihạn vào Kho bạc nhà nước, nhưng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếptheo.
Số tiền phí xăng dầu nộp vào Khobạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục032.01 của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết 100% về ngân sáchtrung ương.
d) Quyết toán tiền phíxăng dầu phải nộp hàng năm với cơ quan thuế và trong thời hạn 60 ngày kể từngày kết thúc năm phải nộp báo cáo quyết toán tiền phí xăng dầu cho cơ quanthuế và nộp đủ số tiền phí xăng dầu còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thờihạn mười ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vàosố tiền phí xăng dầu phải nộp của kỳ tiếp theo.
2. Cục Thuế địa phươngnơi đơn vị thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu đóng trụ sở chính có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, đôn đốc,hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu thực hiện nộpphí xăng dầu theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này, đảm bảo không để sót nguồnthu và đối tượng thu.
b) Thường xuyên phốihợp với cơ quan hải quan và cơ quan chủ quản của đơn vị sản xuất, chế biến,kinh doanh xăng dầu ởđịa phương để kịpthời nắm số lượng xăng dầu nhập khẩu, sản xuất, chế biến của từng đơn vị, đốichiếu với số lượng xăng dầu thực tế xuất, bán - lượng xăng dầu tồn kho - lượngxăng dầu hao hụt (tối đa không vượt tỷ lệ hao hụt định mức do Nhà nước quyđịnh) để tính, thu tiền phí xăng dầu sát với số phát sinh và tránh thất thungân sách nhà nước.
c) Kiểm tra tờ khaithu, nộp phí xăng dầu, tính và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh xăngdầu về số tiền phí xăng dầu phải nộp hàng tháng vào ngân sách nhà nước theođúng quy định. Thường xuyên đôn đốc các đơn vị thực hiện nộp phí xăng dầu đầyđủ, đúng kỳ hạn.
Thực hiện quyết toántiền phí xăng dầu phải nộp hàng năm với các đối tượng nộp phí xăng dầu theo chếđộ quy định.
Trường hợp phát hiệnđối tượng nộp phí có đấu hiệu vi phạm chế độ quản lý phí xăng dầu và khi cầnthiết phải thanh tra, kiểm tra tình hình thu, nộp phí xăng dầu theo quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu đối tượng nộp phíxăng dầu cung cấp sổ kế toán, chứng từ, hồ sơ tài liệu khác có liên quan tớiviệc tính và nộp phí xăng dầu để bảo đảm tính đúng, tính đủ tiền phí xăng dầuphải nộp ngân sách nhà nước.
d) Xử lý vi phạm hànhchính về phí xăng dầu theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định số 04/1999/NĐ-CPngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và hướngdẫn tại điểm 6 Mục Vcủa Thông tư số54/1999/ TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định trên.
3. Tổ chức, cá nhân mua xăng, dầu củacác đơn vị đã tính phí xăng dầu và có ghi tiền phí xăng dầu trên hóa đơn muahàng thì được hạch toán tiền phí xăng dầu vào giá thành, chi phí lưu thông đểxác định chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đốivới tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh) hoặc được xác định chi phí hợp lýkhi quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (nếu là hoạt động hành chính, sựnghiệp sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát).
4. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượngnộp phí xăng dầu vi phạm quy định của Nghị định số 78/2000/ NĐ-CP ngày26/12/2000 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này thì bị xử phạt theo quyđịnh tại Điều 18, Điều 20 của Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 củaChính phủ và hướng dẫn tại điểm 3, điểm 5 Mục V Thông tư số 54/1999/TT-BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001; bãi bỏ các văn bản hướng dẫnthực hiện Nghị định số 186/CP ngày 07/12/1994 của Chính phủ về thu lệ phí giaothông qua giá xăng dầu.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sảnxuất chế biến xăng dầu có trách nhiệm kê khai, nộp phí xăng dầu theo quy địnhtại Thông tư này với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính đối với số lượng thựctế xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001./.