THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01//2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000//NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
Để thực hiện cơ chế quản lý đối với công trình của các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, khoản 4, 5 và 6 Điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP và khoản 4, 5 và 6 Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP, Bộ Xây dựng hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư số 09/2000/TT-BXD như sau:
1. Điểm 3 Mục I được sửa đổi, bổ sung như sau:
3. Tất cả các công trình xây dựng của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước đều phải thực hiện theo hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng được quy định trong Thông tư này.
2. Tiết a, b, khoản 2.1.3 điểm 2.1 Mục II được bổ sung như sau:
a) Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Chi phí cho việc thi tuyển chọn thiết kế kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc đặc biệt hoặc yêu cầu của chủ đầu tư;
Chi phí đo đạc, khảo sát đánh giá hiện trạng khi lập dự án đầu tư cải tạo, sửa chữa;
b) Ở giai đoạn thực hiện đầu tư:
Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng; (nếu có)
Chi phí áp dụng những phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả; (nếu có)
Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; (nếu cần)
Lãi vay trong quá trình đầu tư đối với công trình xây dựng của các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh;
3. Bổ sung mới điểm 2.3a Mục II như sau:
Giá hợp đồng EPC là toàn bộ các chi phí cần thiết để tổng thầu EPC thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết bao gồm:
2.3a.1. Chi phí khảo sát, thiết kế,
2.3a.2. Chi phí mua sắm cung cấp vật tư, thiết bị bao gồm cả thiết bị dự phòng;
2.3a.3. Chi phí thi công xây lắp công trình kể cả công trình tạm;
2.3a.4. Chi phí kiểm tra, chạy thử, đào tạo công nhân, nghiệm thu bàn giao, chuyển giao công nghệ;
2.3a.5. Chi phí quản lý dự án;
2.3a.6. Chi phí liên quan khác;
2.3a.7. Các loại thuế và phí;
4- Điểm 2.3 Mục II sửa đổi và bổ sung như sau:
2.3. Giá thanh toán công trình
Đối với trường hợp đấu thầu: Giá thanh toán là giá đã ký kết trong hợp đồng kinh tế khi trúng thầu cùng các điều kiện được ghi trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng.
Đối với trường hợp chỉ định thầu (kể cả trường hợp được cấp có thẩm quyền phân giao nhiệm vụ xây dựng công trình): Giá thanh toán là giá trị dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt hay toàn bộ công trình được duyệt trên cơ sở khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo giai đoạn hoặc khối lượng thực hiện được nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồng đã ký kết.
Giá thanh toán được thực hiện theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và chỉ được thanh toán hết khi có đủ quyết toán hạng mục công trình hay công trình với Chủ đầu tư như nội dung quy định trong khoản 2, 3, 4, 5 Điều 49 Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, và điểm 1, 6, 8, 9, 12, 13 khoản 17 Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Điểm 1, 8 Mục III được sửa đổi và bổ sung điểm 7a Mục III như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7a) Giá vật liệu đến hiện trường xây lắp đối với công trình xây dựng theo tuyến hoặc xa nơi dân cư tập trung.
8. Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho, bãi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
6. Điểm 1 Mục IV được sửa đổi và điểm 2 Mục IV được bổ sung như sau:
1. Tổng dự toán công trình
Tổng dự toán công trình được xác định theo nguyên tắc sau:
Đối với công trình có thiết kế 03 bước: cơ sở lập tổng dự toán là thiết kế kỹ thuật.
Đối với công trình có thiết kế 02 bước: cơ sở lập tổng dự toán là thiết kế kỹ thuật thi công.
2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình Dự toán xây lắp hạng mục công trình được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng công trình (đối với công trình được lập đơn giá riêng), định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Dự toán chi phí của gói thầu thực hiện hình thức hợp đồng tổng thầu khảo sát thiết kế - cung cấp vật tư, thiết bị - xây dựng (hợp đồng EPC) bao gồm chi phí khảo sát thiết kế, chi phí mua sắm cung cấp vật tư, thiết bị (kể cả vật tư, thiết bị dự phòng), chi phí xây dựng và lắp đặt (kể cả các công trình phụ trợ, các công trình tạm), chi phí chạy thử, nghiệm thu bàn giao, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác.
Phương pháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình theo hướng dẫn trong Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
7. Khoản 3.1, 3.2, 3.3 điểm 3 Mục V được sửa đổi, bổ sung như sau:
3. Về tổng dự toán công trình
3.1. Tất cả các công trình xây dựng không phân biệt đấu thầu hay được phép chỉ định thầu đều phải lập tổng dự toán theo đúng các nội dung, nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn tại Thông tư này.
3.1.1. Trước khi Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán thì tổng dự toán phải được thẩm định; Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt theo các nội dung quy định tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.
3.1.2. Cơ quan hoặc tổ chức chuyên môn thẩm định tổng dự toán bảo đảm nội dung thẩm định bao gồm:
Kiểm tra tính đúng đắn của các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước.
Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công với tổng dự toán.
Xác định giá trị tổng dự toán để so sánh với tổng mức đầu tư đã được duyệt.
3.1.3. Kết thúức việc thẩm định, cơ quan hoặc tổ chức chuyên môn thẩm định phải lập văn bản kết quả thẩm định tổng dự toán theo các nội dung trong điểm 3.1.2 nói trên và các nội dung khác theo mẫu văn bản trong Phụ lục số 5 của Thông tư này.
3.2. Tổng dự toán do Người có thẩm quyền phê duyệt không được vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt.
3.2.1. Đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
3.2.1.1. Tổng dự toán công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Xây dựng thẩm định, trừ công trình xây dựng thuộc dự án nhóm A của một số Bộ, ngành quy định tại tiết a mục 3.1 khoản 14 Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ.
3.2.1.2. Tổng dự toán công trình các dự án nhóm A sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì các Bộ, ngành, địa phương tự tổ chức thẩm định tổng dự toán hoặc do tổ chức có chuyên môn về định mức, đơn giá, dự toán thẩm định trước khi trình người cồ thẩm quyền phê duyệt.
3.2.1.3. Tổng dự toán công trình của các dự án nhóm B, C thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý định mức, đơn giá, dự toán xây dựng (đối với các dự án mà cấp quyết định đầu tư không có cơ quan chức năng nói trên) thẩm định.
3.2.1.4. Tổng dự toán công trình của dự án thuộc nhóm B, C do địa phương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tổng dự toán sau khi được Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định (tùy theo tính chất của dự án).
3.2.1.5. Tổng dự toán công trình của dự án thuộc nhóm A, B, C do các doanh nghiệp đầu tư sử dụng vốn đầu tư do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước thì doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định hoặc do tổ chức có chuyên môn về định mức, đơn giá, dự toán thẩm định để người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
3.2.1.6. Việc ủy quyền phê duyệt tổng dự toán của người có thẩm quyền cho cấp dưới trực tiếp hoặc cho chủ đầu tư được phép phê duyệt dự toán các hạng mục công trình lập theo thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) thực hiện theo quy định tại tiết c, d mục 3.1 khoản 14 Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
3.2.2. Đối với công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước, việc thẩm định và phê duyệt tổng dự toán thực hiện như quy định tại tiết 3.2.1.5 nói trên.
3.2.3. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) thực hiện theo Thông tư của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc tế.
3.3. Tổng dự toán công trình được người có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đa chi phí xây dựng công trình, làm căn cứ để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu và quản lý chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.
Trường hợp những dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp cóộ thẩm quyền, việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán công trình của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện như công trình của một dự án đầu tư độc lập.
Công trình xây dựng của các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay tự trả không có sự bảo lãnh của Nhà nước trước khi khởi công phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp đặc biệt, nếu công trình xây dựng của dự án nhóm A, chưa có tổng dự toán được phê duyệt thì chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp này, khi tiến hành khởi công công trình thì phải có dự toán hạng mục công trình khởi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
8. Phụ lục số 2 và Phụ lục số 3 được thay thế bằng Phụ lục số 2 và số 3 kèm theo Thông tư này.
9. Bổ sung mới Phụ lục số 4 và Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 và áp dụng thống nhất trong cả nước sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
Phụ lục số 2
PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(kèm theo Thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003).
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế của hạng mục công trình bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế của hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công được xác định dựa trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và đơn giá xây dựng của công tác xây lắp tương ứng.
Riêng chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng nói trên bao gồm:
Tiền lương cấp bậc theo Bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ.
Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất bằng 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức thấp nhất bình quân bằng 10% tiền lương cơ bản, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cấp bậc.
Đối với các công trình được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép được hưởng thêm các khoản phụ cấp lương và chế độ chính sách khác chưa tính vào chi phí nhân công trong đơn giá nêu trên hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay được hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn ở bảng 1 (bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng) của Phụ lục này.
Đối với chi phí cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt ở những nơi thiếu nước ngọt được đưa vào dự toán xây lắp công trình cùng với nước ngọt phục vụ sản xuất. Chi phí chung: Được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công hoặc chi phí máy thi công đối với công tác thi công hoàn toàn bằng máy trong dự toán xây lắp. Khoản chi phí chung này quy định theo từng loại công trình tại bảng 2 của Phụ lục này.
Thu nhập chịu thuế tính trước: Được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình tại bảng 2 của Phụ lục này.
BẢNG 1 BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY LẮP HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH XÂY DỤNG |
SỐ THỨ TỰ | KHOẢN MỤC CHI PHÍ | CÁCH TÍNH | KẾT QUẢ |
I | CHI PHÍ TRỰC TIẾP | | |
1 | Chi phí vật liệu | m S Qj x D jvlj + CLVlvl j=l | VL |
2 | Chi phí nhân công | m S Qj x Djnc (1+ j=l | NC |
3 | Chi phí máy thi công | m S Qj x Djm j=1 | M |
| Cộng chi phí trực tiếp
| VL + NC + M | T |
II | CHI PHÍ CHUNG | P x NC hoặc P x M | C |
III | THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC | (T + C) x tỷ lệ quy định | TL |
| Giá trị dự toán xây lắp trước thuế | (T + C + TL) | gXL |
IV | THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA | gXL x TXLGTGT | VAT |
| Giá trị dự toán xây lắp sau thuế | (T + C + TL) + VAT | GXL |
|
Trong đó:
Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ j
Divl, Djnc, Dim: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ
Fl: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
hinin: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối
thiểu của các nhóm lương thứ n.
Nhóm I : hl.l1.1 = 2,342
Nhóm II : h1.2hl.2 = 2,493
Nhóm III : hl.a1.3 = 2,638
Nhóm IV : h1.4hl.4 = 2,796
h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.
Nhóm I : h2.1h2l = 1,378
Nhóm II : h2.2h2.2 = 1,370
Nhóm III : h2.8h2.3 = 1,363
Nhóm IV : h2.4h2.4 := 1,357
P: Định mức chi phí chung (%).
TL: Thu nhập chịu thuế tínmh trước
ggx XLGiá trị dự toán xây lắp trước thuế.
GXLGa : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.
CLVLVL : Chênh lệch vật liệu (nếu có)
Tx TXL: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt.
VẠT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trả khilù mua các loại vật tư vật liệu, nhiên liệu, năng lượng... và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).
BẢNG 2
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
Đơn vị tính:
SỐ THỨ TỰ | LOẠI CÔNG TRÌNH | CHI PHÍ CHUNG | THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC |
1 | Xây lắp công trình dân dụng. | 58,0 | 5,5 |
2 | Xây lắp công trình công nghiệp, lắp đặt đường ống cấp thoát nước ngoài nhà, trạm thủy điện nhỏ. | 67,0 | 5,5 |
3 | Xây lắp công trình thủy điện, đường dây tải điện, trạm biến thế. | 71,0 | 6,0 |
4 | Xây đựng đường hầm, hầm lò, lắp đặt máy trong đường hầm, hầm lò. | 74,0 | 6,5 |
5 | Xây đựng nền đường, mặt đường. | 66,0 | 6,0 |
6 | Xây lắp cầu cống giao thông, bến cảng, các công trình biển | 64,0 | 6,0 |
7 | Xây lắp công trình thủy lợi | 64,0 | 5,5 |
| - Riêng đào, đắp đất thủ công công trình thủy lợi (trừ lực lượng lao động công ích). | 51,0 | 5,0 |
8 | Xây lắp công trình thông tin bưu điện, thông tin tín hiệu đường sắt, phát thanh truyền hình. | 69,0 | 5,5 |
9 | Xây dựng và lắp đặt bể xăng dầu, đường ống dằn dầu, dằn khí. | 66,0 | 6,0 |
10 | Xây dựng trạm, trại các loại, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, khai hoang xây dựng đồng ruộng. khai hoang xây dựng đồng ruộng. | 55,0 | 5,5 |
11 | Thi công hoàn toàn bằng máy. | 2,5 | 5 |
Định mức chi phí chung từ mục ,.1 +10so: % so với chi phí nhân công trong dự toán xây lắp.
Định mức chi phí chung mục 11 : % so với chi phí máy thi công trong dự toán xây lắp và được áp dụng cho công trình thuộc dự án (tiểu dự án, dự án thành phần) được thi công hoàn toàn bằng máy.
Phụ lục số 3
ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(kèm theo Thông tư số 07/2003 /TT-BXD ngày 17/6/2003).
I- Quy định áp dụng
1. Chi phí Ban quản lý dự án được tính bằng cặp trị số định mức tỷ lệ % theo chi phí xây lắp và chi phí thiết bị trong tổng dự toán công trình được duyệt của dự án hoặc dự án thành phần (tiểu dự án) được nêu trong Quyết định đầu tư: quy định trong các bảng 1 và 2 Mục II của Phụ lục này: Định mức tỷ lệ này chỉ dùng để tạo nguồn và là giới hạn chi phí cho các hoạt động của Ban quản lý dự án.
2. Trường hợp chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bịi được duyệt nằm trong khoảng giữa giá quy định ở các bảng trong Mục II của Phụ lục này thì trị số định mức được xác định theo phương pháp nội suy.
3. Đối với những công trình có tổng chi phíỉ xây lắp hoặc chi phí thiết bị trong tổng dự toán của công trình có giá trị trên 2000 tỷ đồng thì các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thỏa thuận với Bộ Xây dựng định mức chi phí để thực hiện.
4. Chi phí quản lý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án được tính bằng định mức chi phí quy định trong các bảng ở Mục II của Phụ lục này theo quy mô và loại công trình của dự án.
5. Đối với dự án áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án nếu không thành lập Ban quản lý dự án thì Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý dự án bằng 60% địinh mức chi phí quy địinh trong các bảng ở Mục II của Phụ lục này. Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án, thì tùy thuộc nhiệm vụ mà Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án và căn cứ vào định mức quy định ở các bảng trong Mục II của Phụ lục này, Chủ đầu tư xác địinh mức chi phí giao cho Ban quản lý dự án nhưng mức tối đa không được vượt định mức tỷ lệ đã được quy định.
6. Đối với dự án thực hiện tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị 1 xây dựng (gọi tắt là á tổng thầu EPC): Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý dự án bằng 60% định mức chi phí quy định trong các bảng ở Mục II của Phụ lục này.
7. Đối với hình thức tự thực hiện dự án, Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý dự án bằng 80% định mức chi phí quy định trong các bảng ở Mục II của Phụ lục này./.