Văn bản pháp luật: Thông tư 07/KH

 
Toàn quốc
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Thông tư 07/KH
Thông tư
...
03/12/1991

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn lập dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực lâm nghiệp

 
1.991
 

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ CỦA BỘ LÂM NGHIỆP

Hướng dẫn lập dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực lâm nghiệp

Thực hiện Quyết định 146/CT ngày 30-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xuất khẩu gỗ và các loại lâm sản khác năm 1991 và các năm tới.

Sau khi thống nhất với y ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.

Nay Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn các đơn vị Trung ương và địa phương lập hồ sơ các dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài theo các hình thức của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc ngành Lâm nghiệp như sau:

 

I. ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ THUỘC
LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Ưu tiên các dự án đầu tư vào việc phát triển trồng rừng gắn với chế biến bằng các công nghệ tiên tiến.

2. Trường hợp chỉ đầu tư đối với chế biến lâm sản thì nếu bên đối tác Việt Nam là đơn vị kinh tế không có nguồn nguyên liệu, khi chuẩn bị đầu tư phải ký hợp đồng liên doanh liên kết dài hạn với đơn vị Lâm nghiệp của tỉnh có rừng, đảm bảo có căn cứ, cung cấp nguyên liệu ổn định và dài hạn tương ứng với thời gian hoạt động đã cam kết của xí nghiệp (phải trích ít nhất 20% lãi để lại cho Tỉnh có rừng, có đất để trồng rừng).

 

II. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ LẬP HỒ SƠ DỰ ÁN:

Đặc điểm chung của các dự án thuộc ngành Lâm nghiệp đều liên quan đến nguyên liệu gỗ và lâm sản là sản phẩm từ rừng (tự nhiên hoặc rừng trồng).

Do vậy việc xí nghiệp sử dụng nguyên liệu lâm nghiệp phải bảo đảm cả hai mặt: khai thác hợp lý duy trì và phát triển vốn rừng, không làm ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời phải có đủ nguyên liệu cung cấp đều đặn cho sản xuất của xí nghiệp.

Khi đàm phán ký kết hợp đồng với nước ngoài nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung sau:

1. Luận cứ về nguyên liệu:

Sau khi thoả thuận nguyên tắc với nước ngoài về chủ trương hợp tác phải tiến hành ngay điều tra tài nguyên khu nguyên liệu dự kiến là nguồn cung cấp chủ yếu cho xí nghiệp liên doanh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền của ngành Lâm nghiệp phê duyệt.

Các tổ chức kinh tế ngành Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân (của Trung ương và địa phương) ký hợp đồng kinh tế với các nội dung sau:

Làm rõ nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp với quy hoạch về số lượng, chủng loại một cách ổn định lâu dài; khối lượng khai thác hàng năm theo thiết kế khai thác do ngành Lâm nghiệp duyệt.

Khả năng gây trồng lại bao gồm kỹ thuật và nguồn vốn để trồng lại.

Hợp đồng mua nguyên liệu phải là hợp đồng dài hạn, nội dung bao gồm cả chủng loại cây, trữ lượng và khả năng khai thác hàng năm đúng quy trình quy phạm.

Việc khai thác nguyên liệu và trồng mới không ảnh hưởng đến môi trường và không làm xói mòn đất đai.

Bộ Lâm nghiệp sẽ xét duyệt luận cứ về nguyên liệu ở giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và phân ra hai trường hợp căn cứ vào hướng hợp tác như sau:

a. Trường hợp đầu tư từ trồng rừng nguyên liệu đến chế biến ra sản phẩm tinh xuất khẩu. Phần giải trình về luận cứ nguyên liệu Bên Việt Nam phải gửi về Bộ Lâm nghiệp xét duyệt và có đủ thời gian phúc tra nếu còn có điểm chưa rõ; thời gian xem xét của Bộ Lâm nghiệp từ 15-20 ngày.

b. Trường hợp xí nghiệp có hợp đồng kinh tế với đơn vị Lâm nghiệp có nguồn nguyên liệu, mà không gọi được vốn nước ngoài đầu tư cho trồng rừng. Luận cứ nguyên liệu gửi về Bộ Lâm nghiệp xét duyệt trong thời gian từ 25 ngày đến 30 ngày (có hợp đồng với Viện Điều tra quy hoạch) để có đủ thời gian nếu phải khảo sát phúc tra tại thực địa, hoặc thậm chí phải yêu cầu cơ quan điều tra của ngành Lâm nghiệp phối hợp với ban Chuẩn bị đầu tư của dự án tiến hành điều tra lại.

Luận cứ về nguyên liệu là một bộ phận của hồ sơ dự án cần được ưu tiên làm trước để Bộ Lâm nghiệp có đủ thời gian thẩm định như Luật về Bảo vệ và phát triển rừng quy định.

Sau khi được Bộ Lâm nghiệp xét duyệt hoặc thoả thuận Luận cứ nguyên liệu, các đơn vị mới ký kết chính thức các văn bản hợp tác đầu tư với nước ngoài.

2. Luận cứ về công nghệ

Công nghệ đưa vào phải là công nghệ tiên tiến mà trong nước chưa có hoặc còn có ít và bảo đảm sử dụng được nguyên liệu cung cấp theo hợp đồng đã ký căn cứ theo luận cứ về nguyên liệu.

Không nhập thiết bị công nghệ Việt Nam đã sản xuất có chất lượng và giá tương đương.

Trường hợp phải nhập thiết bị tương đương với trong nước, phải có luận cứ chứng minh việc nhập thiết bị này tạo thêm được nguồn vốn và sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn.

Giá cả thiết bị đảm bảo trên cơ sở đã tính toán toàn diện để tính hiệu quả kinh tế. Cần chú ý đến năng suất thực tế của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, để tính đúng được lợi nhuận của liên doanh khi dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động.

Luận cứ về công nghệ có thể gửi về Bộ Lâm nghiệp đồng thời với luận cứ về nguyên liệu. Trường hợp chưa chuẩn bị kịp, thì có thể gửi cùng trong hồ sơ dự án xin liên doanh.

III. CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THUẾ CỦA LIÊN DOANH ĐỐI VỚI NGÀNH LÂM NGHIỆP. BỘ LÂM NGHIỆP CÙNG VỚI UỶ BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ VÀ BỘ TÀI CHÍNH SẼ CÓ VĂN BẢN QUY ĐỊNH RIÊNG./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11415&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận