Văn bản pháp luật: Thông tư 08/1999/TT-BXD

Nguyễn Mạnh Kiểm
Toàn quốc
Công báo số 48/1999;
Thông tư 08/1999/TT-BXD
Thông tư
16/11/1999
16/11/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư.

Bộ trưởng
1.999
Bộ Xây dựng

Toàn văn

THÔNG TƯ số08/1999/TT'BXD ngày 16/ll/1999 hướng dẫn việc lập và qun lýchi phí xây dựng côngtrình thuộc các dự án đầu tư

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng côngtrình thuộc các dự án đầu tư

 

Căn cứ Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý đầu tư vàxây dựng.

Để thực hiện cơ chế quản lý đối với công trình của các dự án đầu tưvà xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thươngmại không do Nhà nước bảo lãnh quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định số52/1999/ NĐ-CP; Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng côngtrình thuộc các dự án đầu tư như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiếtđể xây dựng mớl hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Dođặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi côngtrình có chi phí xây dựng riêng được xác định theo quy mô, đặc điểm, tính chấtkỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.

Theocác giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, chi phí xây dựng công trình đượcbiểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư tổng dự toáncông trình, dự toán hạng mục công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư, giá thanhtoán và quyết toán vốn đầu tư công trình khi kết thúc xây dựng đưa dự án vàokhai thác sử dụng.

Tổngmức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu)và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tưTổng dự toán công trình, tổng giá trị quyết toán công trình khi kết thúc xâydựng đưa dự án vào khai thác sử dụng nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đãduyệt hoặc đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 25 của Quy chế Quản lý đầutư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 củaChính phủ.

2.Chi phí xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệthống định mức, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nướcphù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quảnlý theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

3.Tất cả các công trình của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốntín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốnđầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước tựhuy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh đều phải thựchiện theo hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng được quy định trong Thông tưnày.

II. NỘI DUNG CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ

1.Tổng mức đầu tư.

Tổngmức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáonghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án, bao gồm những chi phí choviệc chuẩn bị đầu tư (điều tra, khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứukhả thi của dự án), chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư (đền bù đất đai) hoa màu,di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chuyển quyền sử dụngđất... khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán, chi phí đấuthầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng đường, điện, nước thi công, khu phụtrợ, nhà ở tạm công nhân (nếu có), chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng (xâylắp, mua sắm thiết bị và các chi phí khác có liên quan), chi phí chuẩn bị sảnxuất để đưa dự án vào khai thác sử dụng (chi phí đào tạo, chạy thử, sản xuấtthử, thuê chuyên gia vận hành trong thời gian chạy thử), vốn lưu động ban đầucho sản xuất (đối với dự án sản xuất), lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trongthời gian thực hiện đầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.

Đốivới các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chínhphủ cho phép thì ngoài các nội dung nói trên, trong tổng mức đầu tư còn bao gồmcác chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án.

Nộidung chi tiết, phương pháp và căn cứ để tính tổng mức đầu tư theo hướng dẫn củaBộ Kế hoạch và Đầu tư

2.Tổng dự toán công trình.

Tổngdự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng côngtrình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹthuật - thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm: chi phí xây lắp, chi phíthiết bị (gồm thiết bị công nghệ, các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuấtgia công (nếu có) và các trang thiết bị khác phục vụ cho sản xuất, làm việc,sinh hoạt), chi phí khác và chi phí dự phòng (gồm cả dự phòng do yếu tố trượtgiá và dự phòng do khối lượng phát sinh).

Cáckhoản mục chi phí trong tổng dự toán công trình gồm những nội dung cụ thể nhưsau:

2.1.Chi phí xây lắp bao gồm:

Chiphí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu đượcthu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư);

Chiphí san lấp mặt bằng xây dựng;

Chiphí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thicông, điện, nước, nhà xưởng v.v...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hànhthi công (nếu có);

Chiphí xây dựng các hạng mục công trình;

Chiphí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt);

Chiphí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉđịnh thầu nếu có).

2.2.Chi phí thiết bị bao gồm:

Chiphí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất,gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinhhoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt);

Chiphí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưuContainer (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phíbảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường;

Thuếvà phí bảo hiểm thiết bị công trình.

2.3.Chi phí khác bao gồm:

Dođặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại chi phí đượcphân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể là:

a)giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Chiphí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A hoặc dự án nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư yêu cầu bằng văn bản), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự ánnói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư;

Chiphí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có);

Chiphí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với các dự ánnhóm A và một số dự án có yêu cầu đặcbiệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép);

Lệphí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

b)giai đoạn thực hiện đầu tư:

Chiphí khởi công công trình (nếu có);

Chiphí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, dichuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ chocông tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tưcó yêu cầu tái định cư và phục hồi);

Tiềnthuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất;

Chiphí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếucó), chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp,mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bịvà các chi phí tư vấn khác...

Chiphí Ban quản lý dự án;

Chiphí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếucó);

Chiphí kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

Chiphí lập, thẩm tra đơn giá dự toán; quản lý chi phí xây dựng công trình;

Chiphí bảo hiểm công trình;

Lệphí địa chính;

Lệphí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toáncông trình, kết quả đấu thầu.

c)giai đoạn kết thúc xây dựng đưadự án vào khai thác sử dụng:

Chiphí lập hồ sơ hoàn công; quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán côngtrình;

Chiphí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừgiá trị thu hồi)...;

Chiphí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giaocông trình;

Chiphí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất;

Chiphí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có);

Chiphí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và cótải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được)...

2.4.Chi phí dự phòng:

Chiphí dự phòng là khoản chi phí chỉ để dự trù vốn tính cho các khối lượng phátsinh do thay đổi thiết kế theo yêu cầu của Chủ đầu tư được cấp có thẩm quyềnchấp nhận, khối lượng phát sinh không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượtgiá trong quá trình thực hiện dự án.

3.Dự toán xây lắp hạng mục công trình.

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượngcông tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽ thicông hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công.

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình bao gồm:

3.1.Giá trị dự toán xây lắp trước thuế gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công,chi phí máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

3.2.Giá trị dự toán xây lắp sau thuế gồm: giá trị dự toán xây lắp trước thuế vàkhoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

4.Giá thanh toán.

4.1.Đối với trường hợp đấu thầu thì giá thanh toán được thực hiện theo tiến độ vàtheo giá trúng thầu (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán theo đơn giátrúng thầu và các điều kiện được ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và doanhnghiệp xây dựng (đối với hợp đồng có điều chỉnh giá).

4.2.Đối với trường hợp được phép chỉ định thầu thì giá thanh toán được thực hiệntheo giá trị dự toán hạng mục hay toàn bộ công trình được duyệt trên cơ sởnghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán.

5.Vốn đầu tư được quyết toán.

Vốnđầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trìnhđầu tư và xây dựng.

Nộidung chi tiết vốn đầu tư được quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

III. CĂN CỨ LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰCHIỆN ĐẦU TƯ

Đểxác định được toàn bộ các chi phí cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tưtheo nội dung trong điểm 2, 3 Mục II nói trên phải căn cứ vào các tài liệu cần thiết sau đây:

l.Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báocáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật - thicông.

3.Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn giáxây dựng cơ bản.

4.Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ (bao gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩncần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làmviệc, sinh hoạt cần phải lắp đặt, không cần lắp đặt theo yêu cầu công nghệ sảnxuất của công trình xây dựng.

Cáctổ chức tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về mức độ đầy đủ, chính xác, hợp lýcủa các nội dung nêu trong điểm 3 và 4 nói trên.

5.Giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của cáchạng mục công trình thông dụng:

Làchỉ tiêu xác định chi phí xây lắp bình quân để hoàn thành một đơn vị diện tíchhay một đơn vị công suất sử dụng hoặc một đơn vị kết cấu của từng loại nhà,hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theo thiết kế điển hình hay theothiết kế hợp lý kinh tế. Mức giá này được tính toán từ giá trị dự toán trướcthuế của các loại công tác, kết cấu xây lắp trong phạm vi ngôi nhà, hạng mụccông trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi v.v...), không bao gồmcác chi phí không cấu thành trực tiếp trong phạm vi ngôi nhà hoặc hạng mục côngtrình như các chi phí để xây dựng các hạng mục đường xá, cấp thoát nước, điệnngoài nhà... và chi phí thiết bị của ngôi nhà hay hạng mục công trình.

6.Đơn giá xây dựng cơ bản: Đơn giá xây dựng cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành baogồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thicông tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộphận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơbản.

Đốivới những công trình quan trọng của Nhà nước, có quy mô xây dựng và yêu cầu kỹthuật phức tạp được phép xây dựng đơn giá riêng thì căn cứ vào đơn giá xây dựngcơ bản lập phù hợp với các bước thiết kế được cấp có thẩm quyền ban hành.

7.Giá các thiết bị theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm thiếtbị hoặc theo các thông tin thương mại trên thị trường.

8.Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho, bãi theo hướng dẫn của Ban Vật giáChính phủ.

9.Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá bao gồm:

Chiphí đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằngxây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với côngtrình xây dựng của các dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi) căn cứtheo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩmquyền.

Tiềnthuê đất hoặc tìền chuyển quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định của Chính phủvà hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Địnhmức chi phí chung, giá khảo sát, chi phí thiết kế, chi phí Ban quản lý dự án,chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các lệ phí thẩm định (báo cáo nghiên cứu khảthi, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán, dự toáncông trình...) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan cóthấm quyền.

Lệphí địa chính, các loại lệ phí khác, thuế, phí bảo hiểm... căn cứ vào hướng dẫncủa Bộ Tài chính.

10.Các chế độ, chính sách có liên quan do Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyềnban hành.

IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠNTHỰC HIỆN ĐẦU TƯ.

1.Tổng dự toán công trình.

Tổngdự toán công trình được xác định theo nguyên tắc và phương pháp như sau:

Côngtrình có kỹ thuật cao, có kết cấu nền móng và địa chất công trình, địa chấtthủy văn phức tạp phải thực hiện thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) trướckhi thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế chi tiết) thì tổng dự toán công trìnhlập theo thiết kế kỹ thuật.

Côngtrình kỹ thuật đơn giản hoặc thông dụng hoặc đã có thiết kế mẫu chỉ thực hiệnthiết kế kỹ thuật-thi công thì tổng dự toán lập theo thiết kế kỹ thuật-thicông.

1.1.Chi phí xây lắp:

1.1.1.Những hạng mục công trình xây dựng thực hiện bước thiết kế kỹ thuật trước khithiết kế bản vẽ thi công thì chi phí xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượngcông tác xây lắp theo thiết kế kỹ thuật và đơn giá xây dựng cơ bản của các loạicông tác hoặc kết cấu xây lắp được lập phù hợp với thiết kế kỹ thuật.

1.l.2.Những hạng mục công trình chỉ thực hiện bước thiết kế kỹ thuật - thi công thìchi phí xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiếtkế kỹ thuật - thi công và đơn giá xây dựng cơ bản ở nơi xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

1.1.3.Những hạng mục công trình thông dụng thì chi phí xây lắp được xác định trên cơsở tổng diện tích sàn hay công suất thiết kế của hạng mục công trình và mức giátính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của hạng mụccông trình như nội dung trong điểm 5, Mục III nói trên.

1.1.4.Đối với các hạng mục công trình thuộc khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xâydựng phục vụ thi công xây lắp công trình của các dự án đầu tư được cấp có thẩmquyền quyết định trong tổng mức đầu tư, việc tính chi phí xây lắp cho các hạngmục nói trên được thực hiện như sau:

1.1.4.1.Về xây dựng khu phụ trợ.

Chiphí xây dựng khu phụ trợ được lập thành dự toán xây lắp riêng tùy thuộc vàothiết kế cụ thể theo quy mô, tính chất của từng hạng mục công trình trong khuphụ trợ nhưng tổng chi phí xây lắp của các hạng mục công trình không được vượtquá mức chi phí ghi trong tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình xác định theo phương pháp nêu trong Phụ lục số2 (*) của Thông tư này.

1.1.4.2.Về xây dựng nhà ở tạm của công nhân xây dựng.

Chiphí xây dựng nhà ở tạm của công nhân xây dựng được tính toán căn cứ vào nhu cẩucủa thiết của loại nhà ở tạm cần xây dựng nhưng không vượt quá 2% giá trị xâylắp trong tổng dự toán đã được phê duyệt của công trình (đối với công trình mớikhởi công xây dựng ở xa khu dân cư, những công trình đi theo tuyến (đường xá,kênh mương cấp I, đường lâm nghiệp, đường dây) và không vượt quá l% giá trị xâylắp trong tổng dự toán đã được phê duyệt của công trình (đối với các công trìnhkhác).

Chiphí xây dựng khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xây dựng được tính trong giácủa các gói thầu (đối với công trình thực hiện phương thức đấu thầu hoặc khoántrọn gói các chi phí này (đối với công trình được cấp có thẩm quyền chỉ địnhthầu).

1.2.Chi phí thiết bị:

Chiphí thiết bị được xác định theo số lượng từng loại thiết bị và giá trị tính chomột tấn hoặc một cái thiết bị của loại tương ứng; trong đó, giá trị tính cho 1tấn hoặc 1 cái thiết bị bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơimua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container (nếu có) tại cảngViệt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại khobãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. Trường hợp đấuthầu thì giá thiết bị là giá trúng thầu gồm các nội dung như đã nói ở trên vàcác khoản chi phí khác (nếu có) được ghi trong hợp đồng.

Riêngđối với các thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho cácloại thiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất giacông và mức giá sản xuất, gia công tính cho l tấn hoặc l cái phù hợp với tínhchất, chủng loại thiết bị phi tiêu chuẩn và các khoản chi phí khác có liên quannhư đã nói ở trên.

1.3.Chi phí khác: Bao gồm các chi phí không thuộc chi phí xây lắp, chi phí thiết bịvà được phân theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng như nội dungtrong khoản 2.3, điểm 2, Mục II củaThông tư này. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ(%) hoặc bảng giá cụ thể và được chia làm 2 nhóm:

Nhómchi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ (%) bao gồm: chi phíthiết kế, chi phí Ban quản lý dự án, lệ phí thẩm định và các chi phí tư vấnkhác...

Trongđó: Chi phí Ban quản lý dự án được tính theo quy mô và loại công trình. Trị sốđịnh mức tỷ lệ (%) và phương thức tính khoản chi phí Ban quản lý dự án thựchiện theo quy định trong Phụ lục số 3(*) kèm theo Thông tư này.

Nhómchi phí xác định bằng cách lập dự toán bao gồm chi phí không xác định theo địnhmức tính bằng tỷ lệ (%) như: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí tuyên truyềnquảng cáo dự án, chi phí đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lýsản xuất, chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất thử (nếu có), chi phíđền bù và chi phí tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, dichuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ chocông tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tưcó yêu cầu tái định cư và phục hồi)...

1.4.Phí dự phòng:

Theoquy định thì định mức chi phí dự phòng trong tổng dự toán công trình được tínhbằng 10% trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác nêu trongđiểm l.l, l.2 và l.3 nói trên.

Trìnhtự và phương pháp lập tổng dự toán công trình xây dựng theo hướng dẫn trong Phụlục số 1(*) kèm theo Thông tư này.

2.Dự toán xây lắp hạng mục công trình.

Dựtoán xây lắp hạng mục công trình được xác định trên cơ sở khối lượng các côngtác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựngcông trình (đối với công trình được lập đơn giá riêng), định mức chi phí chung,thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Phươngpháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình theo hướng dẫn trong Phụ lục số 2(*) kèm theo Thông tư này.

V. QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆNĐẦU TƯ

1.Về định mức dự toán.

Địnhmức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban hành áp dụng thốngnhất trong cả nước. Đơn giá xây dựng cơ bản do y ban nhândân cấp tỉnh ban hành hoặc đơn giá xây dựng cơ bản công trình (đối với côngtrình được lập đơn giá riêng) đều phải lập trên cơ sở các định mức dự toán nóitrên. Trường hợp những loại công tác xây lắp hoặc kết cấu xây dựng chưa cótrong danh mục định mức dự toán hiện hành thì các Bộ có xây dựng chuyên ngànhvà các địa phương phải tổ chức nghiên cứu xây dựng các loại định mức đó và thỏathuận với Bộ Xây dựng để áp dụng.

CácBộ có xây dựng chuyên ngành tổ chức soát xét sửa đổi, bổ sung các định mức dựtoán chuyên ngành thỏa thuận với Bộ Xây dựng để ban hành áp dụng; không áp dụngcác định mức dự toán do các Bộ có xây dựng chuyên ngành ban hành trước ngày 30tháng 8 năm 1994.

(*)Không in các Phụ lục.

SởXây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chủ trìvà phối hợp với các Sở có xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng định mức chocác công tác xây lắp sử dụng các loại vật tư vật liệu và công nghệ xây dựng mớithuộc các công trình xây dựng trên địa phương trình Bộ Xây dựng để áp dụng. SởXây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành không được thỏa thuận hoặc thốngnhất tạm thời việc bổ sung, điều chỉnh định mức dự toán các công tác xây lắp đểlập đơn giá công trình.

2.Về đơn giá xây dựng cơ bản.

2.1.Đơn giá xây dựng cơ bản được lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(gọi là đơn giá địa phương) do Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh ban hànhchỉ sử dụng để lập dự toán xây lắp riêng cho các hạng mục công trình, côngtrình hoặc xác định chi phí xây lắp trong tổng dự toán đối với các công trìnhxây dựng tại địa phương (không được sử dụng bộ đơn giá xây dựng cơ bản của địaphương khác), làm căn cứ để tổ chức đấu thầu xây lắp đối với tất cả các côngtrình của Trung ương và địa phương, không phụ thuộc vào cấp quyết định đầu tư,xây dựng trên địa phương đó. Riêng các tập đơn giá xây dựng cơ bản của cácthành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ trước khi ban hànhhoặc bổ sung, sửa đổi phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng (chậmnhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị).

Đơngiá xây dựng cơ bản do Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan(tài chính, vật giá giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn...) xâydựng theo nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2.2.Đối với những công trình quan trọng của Nhà nước có quy mô xây dựng và yêu cầukỹ thuật phức tạp, một số công trình có yêu cầu đặc biệt hoặc một số công trìnhcó điều kiện riêng biệt được phép lập đơn giá riêng (đơn giá xây dựng cơ bảncông trình) theo phương pháp lập đơn giá do Bộ Xây dựng hướng dẫn. Bộ Xây dựngthống nhất với cấp quyết định đẩu tư việc thành lập Ban đơn giá công trình vàthỏa thuận ban hành đơn giá riêng của những công trình đó.

3.Về tổng dự toán công trình.

Tấtcả các công trình xây dựng không phân biệt đấu thầu hay được phép chỉ định thầuđều phải lập tổng dự toán theo đúng các nội dung, nguyên tắc, phương pháp hướngdẫn tại Thông tư này.

Trướckhi Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán thì tổng dự toánphải được cơ quan có chức năng quản lý xây dựng được phân cấp thẩm định. Cơquan thẩm định tổng dự toán bảo đảm nội dung thẩm định quy định tại khoản 2Điều 37 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và chịu trách nhiệm trước phápluật về kết quả và nội dung thẩm định như đã nói ở trên.

Khicần thiết, cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán thống nhất với cơquan phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thuê các tổ chức tư vấn (hoặcchuyên gia) thực hiện việc thẩm định. Trong trường hợp này, lệ phí thẩm định đượcdùng để thuê tổ chức tư vấn (hoặc chuyên gia) thực hiện thẩm định. Riêng tổngdự toán công trình các dự án thuộc nhóm A do Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định.

Tổngdự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt không được vượt tổng mức đầu tư đãduyệt.

3.1.Tổng dự toán công trình của các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnhthuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các Tổng công ty nhà nước do ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan có chức năngquản lý xây dựng của cấp quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn có chức năngquản lý đơn giá, dự toán xây dựng của các Bộ có xây dựng chuyên ngành (đối vớicác dự án mà cấp quyết định đầu tư không có cơ quan chức năng nói trên) thẩmđịnh.

3.2.Tổng dự toán công trình của các dự án thuộc nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp nhà nước tự huy động và vốn tíndụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh do người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư của doanh nghiệp phê duyệt sau khi được cơ quan có chức năng quản lý xâydựng của doanh nghiệp hoặc do cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý đơn giá,dự toán xây dựng của các Bộ, địa phương (đối với các dự án đầu tư xây dựng củadoanh nghiệp không có cơ quan chức năng nói trên) thẩm định.

3.3.Tổng dự toán công trình được người có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đachi phí xây dựng công trình, làm căn cứ để tổ chức đấu thầu và quản lý chi phísau đấu thầu. Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán chịu trách nhiệm trướcpháp luật về các nội dung phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Quychế Quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định khác của pháp luật.

Trườnghợp dự án nhóm A được phép phân ra các dự ánthành phần (hoặc tiểu dự án) thì tổng dự toán công trình của từng dự án thànhphần (hoặc tiểu dự án) được lập như công trình của một dự án đầu tư độc lập.Việc thẩm định, phê duyệt tổng dự toán công trình của từng dự án thành phần(hoặc tiểu dự án) thực hiện như quy định đối với công trình thuộc dự án nhóm A.

Trườnghợp riêng biệt, nếu công trình xây dựng của dự án nhóm A, B chưa có tổng dự toán được phêduyệt hoặc chưa đủ điều kiện lập tổng dự toán thì chậm nhất sau khi thực hiện được50% giá trị khối lượng công tác xây lắp của toàn bộ công trình phải có tổng dựtoán được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

Trườnghợp trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục nhưng cầnthiết phải tiến hành khởi công công trình thì phải có dự toán hạng mục côngtrình khởi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đôivới các dự toán hạng mục thuộc công trình xây dựng của dự án thành phần thuộccác nhóm dự án nói trên, trước khi Chủ đầu tư thực hiện phê duyệt dự toán cáchạng mục của công trình thì các dự toán này phải được cơ quan chuyên môn cóchức năng quản lý đơn giá, dự toán xây dựng thẩm định. Dự toán của các hạng mụcđã được Chủ đầu tư phê duyệt không được vượt dự toán công trình của dự án thànhphần trong tổng dự toán của toàn bộ công trình được lập để trình cấp có thẩmquyền phê duyệt.

3.4.Thời gian thẩm định tổng dự toán không quá 45 ngày đối với công trình thuộc dựán nhóm A, 30 ngày đối với côngtrình thuộc dự án nhóm B, 20 ngày đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ ngày cơ quan thẩm địnhnhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.Điều chỉnh chi phí xây dựng công trình.

Tổngdự toán công trình cũng như dự toán hạng mực công trình hoặc công tác xây lắpriêng biệt đã được phê duyệt có thể được điều chỉnh, bổ sung, nhưng không đượcvượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.1.Trường hợp được cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một số bộphận, hạng mục của công trình, khi lập lại dự toán cho các bộ phận, hạng mục đótheo cùng mặt bằng giá của tổng dự toán đã được phê duyệt mà làm vượt tổng dựtoán (bao gồm cả chi phí dự phòng) đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải lậplại tổng dự toán và thực hiện việc thẩm định lại để trình cấp có thẩm quyền phêduyệt.

4.2.Trong trường hợp được cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một sốbộ phận, hạng mục của công trình, mà không làm vượt tổng dự toán đã được phêduyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng) thì khi lập lại dự toán cho các bộ phận,hạng mục đó vẫn phải áp dụng theo cùng một mặt bằng giá của tổng dự toán đã đượcphê duyệt để bảo đảm sự nhất quán của tài liệu dự toán công trình.

4.3.Việc điều chỉnh chi phí xây dựng công trình được tiến hành thường xuyên theotháng hoặc quý bằng cách xác định mức bù, trừ chênh lệch hoặc điều chỉnh riêngtừng khoản mục chi phí trong dự toán, sau đó tổng hợp lại để xác định mức điềuchỉnh chung của dự toán công trình.

SởXây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì với sự tham gia củaSở Tài chính - Vật giá và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá vậtliệu đến hiện trường xây lắp trên cơ sở thông báo định kỳ của liên Sở Xây dựng-Tài chính - Vật giá về giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng tại nơi bán tậptrung hoặc các nơi sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố để làm căn cứ xác địnhmức bù, trừ chênh lệch chi phí vật liệu trong dự toán.

Khicó sự thay đổi lớn về giá cả, tiền lương và các chế độ chính sách có liên quanthì các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chủ đầu tư (đối với côngtrình được lập đơn giá riêng) phải tiến hành xây dựng lại bộ đơn giá xây dựngcơ bản theo quy định của Nhà nước.

4.4.Việc thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình đấu thầu hoặc chỉ định thầuthực hiện theo nội dung quy định trong Điều 49 của Quy chế Quản lý đầu tư vàxây dựng và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này áp dụng thống nhất trong cả nước kể từ ngày ký ban hành. Những Thông tưhướng dẫn trước đây của Bộ Xây dựng có nội dung liên quan đến Thông tư này đềubãi bỏ./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6427&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận