THÔNG TƯ
Hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹ thuậtvà lệ phí cấp giấy phép
sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất cóyêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CPngày 18/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấphành và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ - CP ngày 30/01/1999 của Chính phủvề phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Quyết định số 58/2000/QĐ-BTC ngày 21/4/2000 của Bộ Tài chínhvề việc ban hành biểu mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phépsử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về antoàn.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹthuật (sau đây gọi tắt là lệ phí kiểm định) và lệ phí cấp giấy phép sửdụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về antoàn (sau đây gọi tắt là lệ phí cấp giấy phép) như sau:
1 - Đối tượng nộp lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Cáctổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài, các đơn vị thuộc lực lượngvũ trang làm kinh tế) khi được các Trung tâm kiểm định kỹ thuật của Nhà nướckiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặtvề an toàn làm cơ sở cho Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động cấp giấy phépsử dụng theo quy định của pháp luật, đều phải nộp lệ phí kiểm định, lệ phí cấpgiấy phép theo quy định tại Thông tư này.
2 - Mức thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Thựchiện theo quy định tại phụ lục đính kèm Quyết định số 58/2000/QĐ -BTC ngày21/4/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu lệ phí kiểm định kỹthuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chấtcó yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
3 - Sử dụng tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
3.1 - Lệ phí kiểm định:
3.1.1-Đối với các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thu lệ phí kiểm định, được ngân sáchNhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động kiểm định thì được tríchtối đa 10% số tiền lệ phí thu được để chi phí cho công tác tổ chức thu lệ phí.Số tiền lệ phí thu được còn lại 90% đơn vị phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Sốtiền lệ phí 10% giữ lại đơn vị được chi theo nội dung sau:
Chiphí tiền công và các khoản phụ cấp theo tiền công trả cho lao động thuê ngoài(kể cả thuê chuyên gia tư vấn) thực hiện việc thu lệ phí theo chế độ quy định(nếu có).
Chitrả thù lao cho cán bộ nhân viên đảm nhiệm thêm công việc thu lệ phí ngoài chứcnăng, nhiệm vụ được giao, tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người (kểcả thù lao làm việc ngoài giờ hành chính) theo chế độ quy định.
Tríchquỹ khen thưởng cho cán bộ nhân viên thực hiện việc thu, nộp lệ phí tối đakhông quá 3 tháng tiền lương thực hiện.
3.1.2- Đối với các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thu lệ phí không được ngân sách Nhànước cấp kinh phí chi hoạt động kiểm định thì đơn vị được trích tối đa khôngquá 90% số tiền thu lệ phí kiểm định để chi cho công tác thu và công tác kiểmđịnh. Nội dung chi lệ phí kiểm định để lại cho đơn vị gồm:
Chiphí tiền lương đối với cán bộ quản lý và người lao động (kể cả lao động thuêngoài, vụ việc) được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong cácdoanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp đơn vị không đảm bảo chi phí hoạt động theophương án đề nghị được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải giảm trừ quỹ tiền lươngnhưng mức giảm trừ tối đa không thấp hơn tiền lương chế độ quy định đối với khuvực hành chính sự nghiệp.
Chicác khoản đóng góp cho người lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng laođộng theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)
Chiin ấn (mua) văn phòng phẩm, các mẫu biểu, hồ sơ, sổ sách, giấy chứng nhận phụcvụ công tác chứng nhận kết quả thẩm định và cấp giấy phép an toàn.
Lậphồ sơ kiểm định.
Chithuê chuyên gia kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và thuê thiết bị (nếu có).
Chitrả tiền điện, nước, điện thoại, cước phí bưu điện, tiền thuê văn phòng làmviệc (nếu có).
Chicông tác phí, hội nghị phí.
Muasắm máy móc, thiết bị, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ cho công tác kiểm định.
Chisửa chữa lớn, nhỏ nhà cửa, chi bảo dưỡng, thiết bị máy móc.
Chiđào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
Chikhác phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật.
Tríchquỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên thực hiện kiểm định thu nộp lệ phítối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện trong năm.
Sốtiền lệ phí còn lại (tối thiểu 10%) đơn vị nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nướctại Kho bạc nơi đơn vị đóng trụ sở theo thông báo của cơ quan Thuế trực tiếpquản lý đơn vị.
3.2 - Lệ phí cấp giấy phép: cơ quan thu lệ phí được trích 10% số tiền lệ phí cấpgiấy phép thu được trước khi nộp vào Ngân sách nhà nước để chi phí cho việc tổchức thu và cấp giấy phép bao gồm:
Chiin ấn giấy phép,
Chiphí thẩm định hồ sơ,
Chiphí khác có liên quan đến việc cấp giấy phép.
Sốtiền lệ phí cấp giấy phép còn lại 90% nộp vào ngân sách Nhà nước.
Cáckhoản chi nêu trên phải theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành. Cuối năm quyết toán nếu chi không hết đơn vị phải nộp toàn bộ số tiền còndư đến ngày 31/12 vào ngân sách Nhà nước.
4 - Quản lý tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Lệphí kiểm định và lệ phí cấp giấy phép là khoản thu của ngân sách Nhà nước.
Lệphí kiểm định do các Trung tâm kiểm định an toàn thu ngay sau khi thực hiệnxong công việc kiểm định.
Lệphí cấp giấy phép do Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động uỷ quyền cho cácTrung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn thu sau khi Thanh tra cấp giấy phép chocác đơn vị.
Khithu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép các trung tâm kiểm định an toàn phảisử dụng biên lai do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành hoặc được Bộ Tàichính thoả thuận cho đơn vị phát hành quản lý, sử dụng biên lai thu lệ phí theođúng quy định của Bộ Tài chính; đăng ký kê khai thu, nộp các khoản lệ phí vớiCục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở, đồngthời mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng khoản lệ phí kiểm định và lệ phí cấpgiấy phép.
Hàngnăm, căn cứ vào mức thu theo quy định của Bộ Tài chính và nội dung chi tạiThông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các Trung tâm kiểm định kỹthuật an toàn lập dự toán thu, chi lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép gửicho quan Thuế trực tiếp quản lý đơn vị; lập kế hoạch tài chính bao gồm cả cáckhoản thu chi khác gửi cơ quan chủ quản cấp trên để thẩm định phê duyệt. Trướckhi giao kế hoạch thu chi tài chính cho các đơn vị kiểm định, cơ quan chủ quảncấp trên phải thỏa thuận với cơ quan Tài chính đồng cấp về mức giao thu, chi,nộp ngân sách cho từng đơn vị.
Cácđơn vị Kiểm định an toàn có trách nhiệm tổ chức thu, trích nộp khoản thu vàongân sách đầy đủ đúng hạn theo thông báo của cơ quan Thuế.
Cáctrường hợp đơn vị đã kiểm định kỹ thuật an toàn và gửi hồ sơ đăng ký về Thanhtra Nhà nước về an toàn lao động để xin cấp giấy phép, nhưng khi kiểm tra, thẩmđịnh chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép do lỗi của đơn vị kiểm định, thì đơn vịkiểm định phải tiến hành kiểm định lại và tự chịu toàn bộ chi phí.
5. Quyết toán thu, chi lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Cácđơn vị tổ chức thu lệ phí có trách nhiệm mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạchtoán và quyết toán số thu, chi phí, lệ phí theo đúng quy định tại quyết định số999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệthống chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
Cơquan chủ quản có trách nhiệm duyệt quyết toán thu, chi lệ phí và các khoản thu,chi khác của các đơn vị trực thuộc và báo cáo quyết toán chung gửi cơ quan tàichính đồng cấp thẩm định và ra thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toánnăm của cơ quan chủ quản.
6. Tổ chức thực hiện:
Cụcthuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểmtra các Trung tâm kiểm định an toàn kỹ thuật trong việc thực hiện chế độ thu,nộp, quản lý sử dụng tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép; chế độquản lý sử dụng biên lai, chứng từ; chế độ ghi chép, kế toán, báo cáo tài chínhtheo đúng quy định.
Cácđơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiệnđúng các quy định tại Thông tư này. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợpvới cơ quan tài chính đồng cấp tổ chức kiểm tra.
Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/5/2000, những quy định trước đây trái vớiThông tư này đều bãi bỏ.
Trongquá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phảnánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./.