Văn bản pháp luật: Thông tư 109/1999/TT-BTC

Nguyễn Sinh Hùng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 109/1999/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
11/09/1999
11/09/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ Tài Chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lýtài chính

 doanh nghiệpcủa Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện Nghị định số 84/1999/NĐ- CP ngày 28/8/1999 của Chính phủvề tổ chức lại Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trựcthuộc Bộ Tài chính; sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ, Bộ Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tàichính doanh nghiệp của Sở Tài chính-Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngnhư sau:

1.Sở Tài chính-Vật giá có các nhiệm vụ quản lý tài chính doanh nghiệp sau đây:

1.1-Giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính quảnlý nhà nước về tài chính doanh nghiệp trên địa bàn:

Hướngdẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toándoanh nghiệp, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanhnghiệp.

Nghiêncứu và đề xuất các vấn đề có liên quan đến tài chính doanh nghiệp; dự báo khảnăng động viên tài chính từ doanh nghiệp.

Kiểmtra việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp do địa phươngthành lập và góp vốn; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của phápluật; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọichung là UBND tỉnh) và Bộ Tài chính. Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý tàichính doanh nghiệp trung ương theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tổnghợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh vàBộ Tài chính theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.2-Giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại cácdoanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn:

Hướngdẫn các doanh nghiệp kiểm kê, đánh giá tài sản; xác định số vốn nhà nước hiệncó tại doanh nghiệp và tổ chức giao vốn nhà nước cho doanh nghiệp theo uỷ quyềncủa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Tổchức đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tạidoanh nghiệp trong các trường hợp giải thể, phá sản hoặc chuyển đổi sở hữu; Hướngdẫn và giám sát việc xử lý vốn nhà nước trong các trường hợp: hợp nhất, sápnhập, chia tách, giải thể, phá sản và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước;giám sát việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc sử dụng các quĩ tại doanhnghiệp.

Dựbáo tình hình tài chính doanh nghiệp, kế hoạch thu nộp ngân sách nhà nước tạidoanh nghiệp, nhu cầu chi hỗ trợ tài chính hàng năm cho các doanh nghiệp.

Kiếnnghị các biện pháp xử lý vốn và tài sản vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp.

Thẩmđịnh nhu cầu hỗ trợ tài chính hàng năm và cấp phát các khoản chi hỗ trợ chodoanh nghiệp. Tham gia ý kiến về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh doanh của doanh nghiệp, phương án giá các sản phẩm và dịch vụ do Uỷ bannhân dân tỉnh quy định; đơn giá tiền lương, xếp hạng doanh nghiệp theo qui địnhcủa Nhà nước.

Kiểmtra việc thực hiện chính sách, chế độ tài chính, kế toán của doanh nghiệp; kiểmtra báo cáo tài chính hàng năm, xác định khả năng hoàn trả nợ, mức độ bảo toànvà phát triển vốn nhà nước của doanh nghiệp.

Tổnghợp, phân tích và đánh giá tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nướctại các doanh nghiệp theo ngành kinh tế để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chínhtheo qui định.

1.3-Quản lý quỹ Tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh uỷquyền.

1.4-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Chủ tịch UBND tỉnhgiao.

1.5-Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Cục Tài chính doanh nghiệp về chuyên môn nghiệpvụ quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanhnghiệp.

2.Sở Tài chính - Vật giá có quyền hạn trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp:

2.1-Được trực tiếp giao dịch với các tổ chức và cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệmvụ được giao.

2.2-Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương và các doanh nghiệp kháctrên địa bàn gửi báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến hoạt độngđầu tư, kinh doanh và hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.

2.3-Được quyết định việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính doanhnghiệp theo qui định của pháp luật, xử lý các vấn đề tài chính doanh nghiệptrong phạm vi chính sách chế độ tài chính nhà nước đã qui định; yêu cầu doanhnghiệp cung cấp và giải trình các tài liệu liên quan đến việc kiểm tra, giámsát tình hình tài chính, quản lý vốn tại doanh nghiệp theo quy định của phápluật.

2.4-Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích các chế độ về quản lý tài chính doanhnghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

3.Sở Tài chính - Vật giá được tổ chức bộ máy tài chính doanh nghiệp như sau:

3.1-Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, HảiPhòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương và BàRịa - Vũng Tàu có Chi cục Tài chính doanh nghiệp trực thuộc Sở Tài chính - Vậtgiá.

Chicục Tài chính doanh nghiệp có 3 Phòng:

PhòngTài chính công nghiệp - xây dựng - giao thông

PhòngTài chính nông nghiệp - thuỷ sản - thương mại - dịch vụ và các ngành khác.

PhòngHành chính, Tổng hợp và tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

RiêngChi cục Tài chính doanh nghiệp Hà nội và TP Hồ Chí Minh có 4 phòng:

PhòngTài chính công nghiệp - xây dựng - giao thông

PhòngTài chính nông nghiệp - thuỷ sản

PhòngTài chính thương mại - du lịch và các ngành kinh tế khác

PhòngHành chính, tổng hợp và tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Chicục Tài chính doanh nghiệp có Chi cục trưởng do Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vậtgiá kiêm nhiệm và 1-2 Phó Chi cục trưởng.

Chicục Tài chính doanh nghiệp có con dấu riêng. Biên chế và kinh phí hoạt động củaChi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc biên chế và kinh phí của Sở Tài chính -Vật giá và do Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá quy định.

3.2-Các tỉnh còn lại có Phòng Tài chính doanh nghiệp là đơn vị thuộc Sở Tài chính -Vật giá.

Biênchế của Phòng Tài chính doanh nghiệp thuộc biên chế của Sở Tài chính - Vật giá.

3.3-Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với cơ quan chức năng để trình UBNDtỉnh quyết định thành lập, quy định cơ cấu bộ máy, bổ nhiệm các chức danh lãnhđạo Chi cục hoặc Phòng Tài chính doanh nghiệp theo thẩm quyền.

4.Căn cứ vào Thông tư này, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá và Ban Tổ chức chính quyền tổ chức triển khai đểbộ máy tài chính doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 01/10/1999. Các khókhăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phản ánh về Bộ Tài chính để nghiêncứu giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6706&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận