THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP
ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với
lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện Nghị định số41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với laođộng dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước(sau đây viết tắt là Nghị địnhsố 41/2002/NĐ-CP), sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan và TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thựchiện như sau:
I. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm viáp dụng là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 1 Nghị định số41/2002/NĐ-CP, bao gồm:
a. Doanh nghiệp thực hiện cơcấu lại theo quy định tại Điều 17 của Bộ Luật Lao động, gồm:
Doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước;
Công ty cổ phần được chuyển từdoanh nghiệp nhà nước có phương án cơ cấu lại được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền xác nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
b. Doanh nghiệp nhà nước thựchiện cơ cấu lại theo các hình thức chuyển đổi, gồm:
Doanh nghiệp nhà nước chuyểnthành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Doanh nghiệp nhà nước chuyểnthành Công ty cổ phần;
Doanh nghiệp nhà nước thực hiệnsáp nhập, hợp nhất;
Doanh nghiệp nhà nước thực hiệngiao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp.
c. Doanh nghiệp nhà nước bịgiải thể, phá sản.
2. Cácdoanh nghiệp thực hiện các biện pháp cơ cấu lại theo quy định tại tiết a, tiếtb điểm 1 nêu trên được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xácnhận phương án cơ cấu lại trong giai đoạn từ ngày 26/4/2002 (thời điểm có hiệulực thi hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP) đến hết ngày 31/12/2005; các doanhnghiệp bị tuyên bố phá sản, quyết định giải thể trong giai đoạn từ ngày26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005.
3. Cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp là cơquan có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất; quyếtđịnh chuyển đổi và đa dạng hoá sở hữu, quản lý, được thực hiện theo quy địnhhiện hành. Đối với doanh nghiệp bị giải thể, phá sản không duyệt phương án cơcấu lại mà căn cứ quyết định giải thể hoặc tuyên bố phá sản doanh nghiệp của cơquan có thẩm quyền.
Riêng đối với Công ty cổ phần đượcchuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 thángkể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệpdo Hội đồng Quản trị công ty quyết định phương án cơ cấu lại theo Điều lệ củacông ty và có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
4. Ngườilao động dôi dư thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy địnhtại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP bao gồm cả người lao độngdôi dư được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 30/8/1990 (thờiđiểm có hiệu lực thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động) nhưng cho đến tại thờiđiểm sắp xếp lại vẫn chưa thực hiện ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
5. Ngườilao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp quy định tại Điểmb Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP là người lao động được tuyển dụngvào làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xácđịnh thời hạn từ 1 đến 3 năm mà tại thời điểm sắp xếp lại doanh nghiệp, ngườilao động và người sử dụng lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động theo quyđịnh của pháp luật lao động.
II. chính sách đối với lao độngdôi dư
1. Chínhsách đối với người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xácđịnh thời hạn quy định tại Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP quy định như sau:
a. Người lao động đủ 55 tuổiđến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thờigian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu, không phải trừ phầntrăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xãhội, ngoài ra còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
a1. Được trợ cấp 03 tháng tiềnlương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12tháng) nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp có tháng lẻ được tính trợ cấp như sau:
Nếu đủ 6 tháng trở xuống đượctrợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có);
Nếu trên 6 tháng đến dưới 12tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếucó).
a2. Trợ cấp 05 tháng tiền lươngcấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho 20 năm đầu công tác cóđóng bảo hiểm xã hội.
a3. Từ năm thứ 21 trở đi, cứmỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cấpbậc, chức vụ, phụ cấp luơng (nếu có). Trường hợp có tháng lẻ được tính theonguyên tắc trên 6 tháng đựợc tính là một năm, đủ 6 tháng trở xuống không đượctính.
Tiền lương và các khoản phụ cấplương để thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP làtiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 26/CPngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong cácdoanh nghiệp, Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thờichế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượngvũ trang và tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm nghỉ việc.Trường hợp người lao động chưa chuyển xếp lương thì thực hiện chuyểnxếp lương theo quy định tại các Nghị định nêu trên.
Các khoản phụ cấp được tính(nếu có) bao gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A công nhân sửa chữa ô tô, tại thời điểm nghỉ việc đãđủ 56 tuổi 4 tháng; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 8 tháng; hệ sốlương cấp bậc đang hưởng 2,84 (bậc 6, nhóm mức lương II, thuộc thang lương A.1cơ khí, điện, điện tử-tin học); phụ cấp khu vực 0,5; tiền lương tối thiểu210.000 đồng/tháng. Ông A được hưởng chế độ như sau:
Tỷ lệ % được hưởng lương hưu:
15 năm đầu tính bằng 45%
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 đượctính thêm mỗi năm 2% là 20% (10 năm x 2% = 20%)
Tỷ lệ % hưởng lương hưu là: 65%(45% + 20%).
Tiền trợ cấp do về hưu trướctuổi:
Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương1 tháng: 210.000 đồng x (2,84 + 0,5) = 701.400 đồng
Số tháng lương được hưởng chếđộ trợ cấp:
Nghỉ hưu trước tuổi 3 năm 8tháng:
(3 năm x 3 tháng/năm + 2 tháng)= 11 tháng
Có 20 năm đầu công tác có đóngbảo hiểm xã hội = 5 tháng
Từ năm thứ 21 trở đi có đóngbảo hiểm xã hội = 3 tháng
(5 năm 8 tháng tính thành 6 nămx 1/2)
Cộng 19 tháng
Số tiền được nhận trợ cấp:13.326.600 đồng
(701.400 đồng/tháng x 19 tháng)
b. Người lao động đủ tuổi nghỉhưu theo quy định của Bộ Luật Lao động, nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểmxã hội tối đa một năm (12 tháng), thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng tiếpbảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương thángtại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu và giải quyết nghỉ hưu theo chế độ hiện hành,bao gồm các trường hợp sau:
b1. Nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14 năm đến dưới 15 năm.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B công nhân giao nhận sản phẩm tại thời điểm nghỉ việcđã đủ 60 tuổi; có đủ 14 năm đóng bảo hiểm xã hội; hệ số tiền lương đang hưởng2,73 (bậc 6, nhóm mức lương I, thang lương A.15 chế biến lương thực, thựcphẩm); tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng. Ông B được Nhà nước hỗ trợ đóngtiếp bảo hiểm xã hội một lần cho 12 tháng với mức 15% tiền lương làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và làm thủ tục giải quyết chế độ nghỉ hưu theoquy định hiện hành.
Tiền lương một tháng làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội: 210.000 đồng x 2,73 = 573.300 đồng
Tiền bảo hiểm xã hội đóng mộtlần: (573.300 đồng x 15%) x 12 tháng = 1.031.940 đồng.
Tỷ lệ % lương hưu được hưởng là45% (có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội).
b 2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50tuổi, có đủ 15 năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 nămlàm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc đủ 10 năm công tácthực tế ở chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày31/8/1981 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm.
Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C công nhân nấu bếp tại thời điểm nghỉ việc đã đủ 55tuổi; có đủ 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội; hệ số tiền lương đang hưởng2,07 (bậc 5, nhóm mức lương II, thang lương A.20 ăn uống); tiền lương tối thiểu210.000 đồng/tháng. Ông C được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng tiếp bảo hiểm xãhội một lần cho 6 tháng với mức 15% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hộihàng tháng và làm thủ tục giải quyết chế độ nghỉ hưu theo quy định hiện hành.
Tiền lương một tháng làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội: 210.000 đồng x 2,07 = 434.700 đồng
Tiền đóng bảo hiểm xã hội mộtlần: (434.700 x 15%) x 6 tháng = 391.230 đồng
Tỷ lệ % tính lương hưu là: 15năm đầu tính bằng 45%
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 đượctính thêm là 10%
(5 năm, mỗi năm 2%; 5 năm x 2%)
Tỷ lệ % lương hưu là 55% (45% +10%).
b3. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảmkhả năng lao động từ 61% trở lên.
b4. Người lao động (không phụthuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặngnhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bịsuy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
c. Người lao động dôi dư khôngthuộc đối tượng quy định tại tiết a và tiết b điểm 1 nêu trên, thực hiện chấmdứt hợp đồng lao động và hưởng chế độ như sau:
c1. Trợ cấp mất việc làm đượctính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm (đủ 12tháng) được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếucó) đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lươngđang hưởng.
c2. Được trợ cấp thêm 01 thángtiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ12 tháng) thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước và được trợ cấp một lần vớimức 5 (năm) triệu đồng.
Thời gian thực tế làm việctrong khu vực Nhà nước là thời gian người lao động thực tế làm việc tại doanhnghiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc khu vực Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượngvũ trang (được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước) được tính đến thời điểmcó quyết định cho người lao động nghỉ việc do cơ cấu lại hoặc chuyển đổi sởhữu, quản lý. Riêng đối với Công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệpnhà nước theo quy định tại tiết a điểm 1 mục I của Thông tư này thì thời gianthực tế làm việc trong khu vực Nhà nước tính đến ngày được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Thời gian thực tế làmviệc trong khu vực Nhà nước không bao gồm thời gian người lao động đã nhận trợcấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.
Nếu thời gian thực tế làm việctrong khu vực Nhà nước có tháng lẻ được quy định như sau:
Dưới 1 tháng không được tính;
Từ 1 tháng đến dưới 7 tháng đượctính bằng 6 tháng thực tế làm việc
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng đượctính bằng 1 năm thực tế làm việc.
c3. Trợ cấp một lần đi tìm việclàm là 6 (sáu) tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng.Nếu có nguyện vọng học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa 6 tháng tại cơ sởdạy nghề do Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chỉ định.
Tiền lương và các khoản phụ cấplương được áp dụng theo quy định tại tiết a điểm 1 mục II của Thông tư này.
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D công nhân sửa chữa đầu tầu hoả và toa xe tại thời điểmnghỉ việc đã đủ 54 tuổi; có thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nướclà 30 năm 7 tháng; có hệ số lương 3,05 (bậc 6 nhóm mức lương III, thang lươngA.1 cơ khí, điện, điện tử, tin học); tiền lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng.Ông D được hưởng chế độ như sau:
Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lươngmột tháng: 210.000đồng x 3,05 = 640.500 đồng
Tiền trợ cấp mất việc làm tínhtheo thời gian thực tế làm việc: 640.500đ/tháng x 31 tháng = 19.855.500 đồng
Tiền trợ cấp thêm tínhtheo thời gian thực tế làm việc: 640.500đ/tháng x 31 tháng = 19.855.500 đồng
Tiền trợ cấp một lần: 5.000.000đồng
Tiền trợ cấp đi tìm việc làm:
640.500đ/tháng x 6 tháng = 3.843.000 đồng
Tổng số tiền được nhận: 48.554.000 đồng
(19.855.500 đ + 19.855.500 đ +5.000.000 đ + 3.843.000 đ).
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn E công nhân xây dựng đường giao thông tại thời điểm nghỉviệc đã đủ 54 tuổi; có thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước là 27năm 7 tháng; có hệ số lương 3,45 (bậc 7, nhóm mức lương II, thang lương A.6 xâydựng cơ bản); tiền lương tối thiểu là 210.000 đồng. Ông E đã hưởng chế độ trợcấp mất việc làm là 15 năm. Ông E được hưởng chế độ như sau:
Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lươngmột tháng là: 210.000 đồng x 3,45 = 724.500 đồng
Thời gian thực tế làm việc đượchưởng chế độ trợ cấp: 28 năm - 15 năm = 13 năm
Tiền trợ cấp mất việc làm tínhtheo thời gian thực tế làm việc: 724.500đồng/tháng x 13 tháng = 9.418.500 đồng
Tiền trợ cấp thêm tính theothời gian thực tế làm việc: 724.500đồng/tháng x 13 tháng = 9.418.500 đồng
Tiền trợ cấp cố định một lầnlà: 5.000.000 đồng
Tiền trợ cấp đi tìm việc làmlà: 724.500 đồng/tháng x 6 tháng = 4.347.000 đồng
Tổng số tiền được nhận:28.184.000 đồng
(9.418.500 đ + 9.418.500 đ +5.000.000 đ + 4.347.000 đ)
c4. Người lao động cònthiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động (nam đủ 55tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảohiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy địnhtại Điểm d Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, nay quy định cụ thể nhưsau:
Được hưởng chính sách theo quyđịnh tại c1 c2 tiết c điểm1 mục II của Thông tư này.
Được đóng tiếp bảo hiểm xã hộihàng tháng với mức 15% tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định(60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theoquy định hiện hành.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảohiểm xã hội là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉviệc, bao gồm: Tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực,hệ số chênh lệch bảo lưu lương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nướcquy định tại thời điểm nộp bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xãhội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc.
Ví dụ 6: Ông Nguyễn Văn F công nhân xây lắp cầu tạị thời điểm nghỉ việc đã đủ 57tuổi; có thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước 17 năm 6 tháng; cóhệ số lương 3,05 (bậc 6, nhóm mức lương III A.6 xây dựng cơ bản); phụ cấp khuvực 0,4; tiền lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng. Ông F thuộc đối tượng đóngtiếp bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu (đủ 60 tuổi) được giải quyếtchế độ như sau:
Tiền trợ cấp mất việc làm:
Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lươngmột tháng: 210.000 đồng x (3,05 + 0,4) = 724.500 đồng
Tiền trợ cấp mất việc làm theothời gian thực tế làm việc: 724.500 đồng/tháng x 17,5 tháng = 12.670.750 đồng
Tiền trợ cấp thêm tính theothời gian thực tế làm việc: 724.500đồng/tháng x 17,5 tháng = 12.670.750 đồng
Tiền trợ cấp cố định một lần là:5.000.000đồng
Tổng số tiền được nhận là:30.341.500 đồng (12.670.750 đ +12.670.750 đ + 5.000.000 đ)
Ông F phải đóng tiếp bảo hiểmxã hội 3 năm (36 tháng); mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng:
724.500 đồng x 15% = 108.675đồng.
Hồ sơ, thủ tục đóng tiếp bảohiểm xã hội thực hiện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Trong thờigian tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội, nếu người lao động bị chết thì thân nhân đượchưởng chế độ tử tuất theo quy định hiện hành.
Trường hợp người lao động chưađủ điều kiện đóng tiếp bảo hiểm xã hội thì ngoài việc được hưởng các chế độ quyđịnh tại c1 c2 c3 tiết c điểm 1 mục II của Thông tư này còn được bảo lưuthời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và được cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc được nhậntrợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Thủ tục, hồ sơ giải quyết được thực hiện theoquy định hiện hành.
2. Chínhsách đối với người lao động dôi dư thực hiện hợp đồng lao động xác định thờihạn từ 1 đến 3 năm quy định tại Điều 4 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, nay quyđịnh cụ thể như sau:
a. Được trợ cấp mất việc làm cứmỗi năm thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước là 01 tháng tiền lương cấp bậc,chức vụ và phụ cấp lương (nếu có).
b. Được trợ cấp 70% tiền lươngcấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương (nếu có) cho những tháng còn lại chưa thựchiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng tiền lươngcấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương được quy định tại điểm 1 mục II củaThông tư này.
Thời gian thực tế làm việctrong khu vực nhà nước được quy định tại tiết c điểm1 mục II của Thông tư này.
Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn G công nhân khai thác cát sỏi, thực hiện giao kết hợpđồng lao động có thời hạn là 03 năm, tại thời điểm nghỉ việc mới thực hiện hợpđồng lao động được 12 tháng, còn lại 24 tháng chưa thực hiện hợp đồng lao độngđã giao kết, nhưng theo quy định chỉ được hưởng tối đa 12 tháng. Vì vậy ông Gchỉ được hưởng trợ cấp (70% x 12 tháng) tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương(nếu có).
c. Người lao động còn thiếu tốiđa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động (nam đủ 55 tuổi đến dưới60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hộitrở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tại Khoản 3Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, nay quy định cụ thể như sau:
Được hưởng chính sách theo quyđịnh tại tiết a, tiết b nêu trên.
Được đóng tiếp bảo hiểm xã hộihàng tháng với mức 15% tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định(60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theoquy định hiện hành.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảohiểm xã hội là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉviệc, bao gồm: Tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực,hệ số chênh lệch bảo lưu lương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nướcquy định tại thời điểm nộp bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xãhội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc.
3. Ngườilao động đã nhận chế độ trợ cấp mất việc làm, nếu được tái tuyển dụng làm việcở doanh nghiệp đã cho thôi việc hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác thì phải hoàntrả số tiền trợ cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP được cụthể như sau:
a. Người lao động được táituyển dụng làm việc cho doanh nghiệp đã cho thôi việc hoặc ở các doanh nghiệpnhà nước khác khi nộp hồ sơ tuyển dụng theo quy định hiện hành và kèm theo bảnsao quyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước và nộp lại cho người sử dụng lao động số tiền trợ cấpthêm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (01tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực và 05 triệuđồng).
b. Người sử dụng lao động cótrách nhiệm thu số tiền trợ cấp mà người lao động đã nộp để nộp về Quỹ hỗ trợlao động dôi dư theo quy định của Bộ Tài chính.
III. Nguồn kinh phí chi trả:
Nguồn kinh phí chi trảchế độ đối với người lao động dôi dư được thực hiện theo quy định tại Điều 7,Điều 8 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Tráchnhiệm của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tiến hành sắp xếplại lao động và giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư quy định tại Điều 9Nghị định số 41/2002/NĐ-CP có trách nhiệm thực hiện theo trình tự sau đây:
a. Tổ chức tuyên truyền chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và chính sách đối với lao động dôi dưđể người lao động hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước.
b. Xây dựng phương án sắp xếplao động.
Doanh nghiệp tiến hành xây dựngphương án cơ cấu lại, trong đó có phương án sắp xếp lao động, được thực hiệntheo các bước sau đây:
Bước 1. Lập danh sách toàn bộ số lao động của doanh nghiệp tại thời điểm cơcấu lại theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ(mẫu số 1 kèm theo Thông tư này), bao gồm:
Số lao động đang làm việc có hưởnglương và đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội (kể cả số laođộng làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới mộtnăm).
Số lao động tuy đã nghỉ việc nhưngcó tên trong danh sách của doanh nghiệp, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,có đóng bảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội.
Bước 2. Xác định số lao động cần sử dụng và lao động dôi dư như sau:
Đối với doanh nghiệp giữ 100%vốn Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên: xác định số lao động cần sử dụng trên cơ sở phương án sảnxuất-kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị, định mức lao độngtheo hướng doanh nghiệp phát triển và có lãi, được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền phê duyệt; số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng;
Đối với doanh nghiệp thực hiệngiao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp thì số lao động cần sửdụng là số lao động theo thoả thuận giữa hai bên (giao và nhận giao, bán vàmua, khoán và nhận khoán, cho thuê và thuê) được ghi trong hợp đồng giao, bán,khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp; số lao động còn lại là số lao động không cónhu cầu sử dụng;
Đối với doanh nghiệp thực hiệncổ phần hoá trong giai đoạn từ ngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005 thì sốlao động cần sử dụng căn cứ vào phương án cổ phần hoá đã được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sửdụng;
Đối với Công ty cổ phần đượcchuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước có thời gian hoạt động không quá 12 thángkể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp,khi thực hiện cơ cấu lại nếu có người lao động từ doanh nghiệp nhà nước chuyểnsang không bố trí được việc làm thì được xác định là lao động không có nhu cầusử dụng;
Đối với doanh nghiệp thực hiệnsáp nhập, hợp nhất thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương án sáp nhập,hợp nhất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, số lao động còn lại là số laođộng không có nhu cầu sử dụng;
Số lao động không có nhu cầu sửdụng đã xác định tại bước 2 nêu trên được phân làm 2 loại: Số lao động đượctuyển dụng trước ngày 21/4/1998 là lao động dôi dư được thực hiện chế độ theoquy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP; số lao động tuyển dụng từ ngày21/04/1998 được thực hiện chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động;
Đối với các doanh nghiệp thựchiện giải thể, phá sản thì toàn bộ số lao động trong danh sách của doanh nghiệpđược tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 được thực hiện chính sách theo quy địnhtại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP. Số tuyển dụng từ ngày 26/04/2002 được giảiquyết chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Bước 3. Lập danh sách lao động cần sử dụng (mẫu số 2 kèm theo Thông tư này), sốlao động không có nhu cầu sử dụng (mẫu số 3 kèm theo Thông tư này).
Bước 4. Doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức Đại hội côngnhân viên chức để đại hội cho ý kiến về danh sách lao động(từ mẫu số 1 đến mẫu số3).
Bước 5. Trên cơ sở ý kiến của Đại hội công nhân viên chức, doanh nghiệp hoànchỉnh phương án sắp xếp lao động và trình cơ quan có thẩm quyền quy định tạiđiểm 5 mục IV của Thông tư này, phê duyệt. Hồ sơ trình duyệt làm thành 6 bộ,mỗi bộ gồm có:
Văn bản đề nghị phê duyệt phươngán sắp xếp lao động (mẫu số 4 kèm theo Thông tư này),
Phương án sắp xếp lại laođộng(mẫu số 5 kèm theo Thông tư này),
Danh sách số lao động đã đượcphân loại (từ mẫu số 1 đến mẫu số 3 kèm theo Thông tư này).
Riêng đối với doanh nghiệp nhànước giải thể, phá sản không phải duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp màchỉ duyệt phương án sắp xếp lao động (mẫu số 1, 3 kèm theo Thông tư này).
c. Trả trợ cấp cho người laođộng dôi dư.
Trong thời hạn 15 ngày (ngàylàm việc), kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếplao động, doanh nghiệp thực hiện trả trợ cấp cho người lao động như sau:
c1. Ra quyết định cho từng ngườilao động dôi dư nghỉ việc theo các nhóm chính sánh đã được quy định tại Nghịđịnh số 41/2002/NĐ-CP (mẫu số 6 kèm theo Thông tư này; Quyết định làm thành 2bản: 1 bản gửi cho người lao động, 1 bản lưu tại doanh nghiệp).
c2. Dự toán kinh phí trả chế độđối với người lao động dôi dư theo các nhóm chính sách (mẫu số 7,8,9,10 kèmtheo Thông tư này).
c3. Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợkinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư được thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính.
c4. Đối với lao động không cónhu cầu sử dụng không thuộc diện giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị địnhsố 41/2002/NĐ-CP (mẫu số 11 kèm theo Thông tư này) doanh nghiệp lập danh sáchriêng để giải quyết chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động.
d. Giải quyết chế độ đối với ngườilao động.
Trách nhiệm của doanh nghiệp.
Căn cứ Quyết định nghỉ việc,giải quyết đầy đủ và đúng thời hạn quy định các khoản trợ cấp đối với người laođộng dôi dư;
Cấp phiếu học nghề miễn phí mộtlần cho người lao động có nguyện vọng học nghề (mẫu số 12 kèm theo Thông tưnày);
Làm đầy đủ hồ sơ, thủ tục giảiquyết chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
Ghi rõ lý do nghỉ việc và vàcác quyền lợi đã giải quyết vào sổ lao động và trả lại đầy đủ hồ sơ cho ngườilao động theo quy định của pháp luật;
Trong thời hạn 7 ngày (ngày làmviệc) kể từ ngày nhận được kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư, doanh nghiệpcó trách nhiệm trả trực tiếp, một lần tại doanh nghiệp cho người lao động cáckhoản trợ cấp theo phương án đã được phê duyệt.
Trách nhiệm của người lao độngkhi hưởng chính sách:
Ký nhận đầy đủ các khoản tiềntrợ cấp được hưởng;
Ký nhận đầy đủ hồ sơ nghỉ việc;
Thanh toán các khoản còn nợ đốivới doanh nghiệp (nếu có).
e. Chậm nhất sau 30 ngày (ngàylàm việc) kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư,doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho các cơ quan có thẩmquyền. Nội dung báo cáo bao gồm: Đánh giá mặt được và chưa được, kết quả thựchiện chi trả (theo quy định của Bộ Tài chính) báo cáo làm thành 06 bộ và gửi:cơ quan phê duyệt phương án lao động, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh vàXã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương và lưu tại doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của ngườilao động khi học nghề và cơ sở dạy nghề:
a. Người lao động dôi dư cónguyện vọng học nghề đã được cấp phiếu học nghề miễn phí thì phải nộp hồ sơ họcnghề tại cơ sở dạy nghề đã được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ định.Thời hạn nộp hồ sơ học nghề tối đa là 90 ngày kể từ ngày có quyết định nghỉviệc.
b. Cơ sở dạy nghề có tráchnhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký học nghề của người lao động dôi dư có nguyện vọnghọc nghề, hồ sơ gồm có:
Bản chính phiếu học nghề miễnphí do người sử dụng lao động cấp;
Bản sao quyết định nghỉ việc hưởngchính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sởdạy nghề xác nhận "đồng ý tiếp nhận đào tạo học nghề" ký tên, đóngdấu vào mặt sau của bản chính quyết định nghỉ việc và trả lại cho người laođộng.
Cơ sở dạy nghề được cấp mộtkhoản kinh phí tối đa 06 tháng để đào tạo nghề miễn phí cho người lao động dôidư có nguyên vọng học nghề. Mức học phí đào tạo, quy trình, thủ tục cấp kinhphí và quyết toán được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Sở Laođộng-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm:
a. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc và kiểm tra thực hiện chính sách đốivới lao động dôi dư trên địa bàn;
b. Chỉ định những cở sở dạynghề đã được cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội cấp đăng ký hoạt động dạynghề và lập danh sách các cơ sở dạy nghề đã chỉ định (tên cơ sở dạy nghề; địachỉ cụ thể) gửi về Bộ Tài chính để cấp kinh phí học nghề. Mỗi tỉnh, thành phố đượcquy định tối đa 10 cơ sở dạy nghề và được thông báo trên các phương tiện thôngtin.
4. Bảohiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Bảo hiểm xãhội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đốivới người lao động dôi dư theo đúng quy định tại Thông tư hướng đẫn này và cácquy định hiện hành.
5. Tráchnhiệm của các Bộ; cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91:
a. Tổ chức tuyên truyền chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, nhất là các chính sách đối với laođộng dôi dư;
b. Phê duyệt phương án sắp xếplao động do cơ cấu lại doanh nghiệp; thẩm định phương án xin hỗ trợ kinh phícủa doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
Trong thời hạn 15 ngày (ngàylàm việc) kể từ ngày nhận được phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp, cơquan có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt và gửi quyết định cùng 5 bộ hồ sơcho doanh nghiệp, trường hợp chưa phê duyệt được thì cơ quan có thẩmquyền hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung phương án. Trong thời hạn 10 ngày(ngày làm việc) kể từ ngày nhận được phương án của cơ quan có thẩm quyền doanhnghiệp hoàn thiện phương án gửi cơ quan phê duyệt.
c. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chứcchuyên môn hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý trong diện sắp xếplại xây dựng phương án, kiểm tra việc giải quyết chính sách đối với lao độngdôi dư và thực hiện theo quy định tại Thông tư này;
d. Tổ chức sơ kết, tổng kếtđánh giá kết quả thực hiện giải quyết lao động dôi dư;
e. Định kỳ 03 tháng một lần báocáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đồng thời gửi cho Bộ Tài chính về tìnhhình thực hiện sắp xếp lao động và giải quyết lao động dôi dư: Đánh giá mặt đượcvà chưa được, kết quả thực hiện(mẫu số 13,14 kèm theo Thông tư này), kiến nghịgiải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện, thời gian báocáo chậm nhất là ngày 15/4; 15/7; 15/10 hàng năm và báo cáo cả năm vào ngày15/1 năm sau để báo cáo Chính phủ.
6. Thôngtư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005.
Trong quá trình thực hiện, nếucó vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiêncứu giải quyết/.