THÔNG TƯ
Hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữuhạn một
thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị,chính trị-xã hội
Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủvề việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị -xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên, Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính đối với các công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1.Thông tư này quy định quy chế tài chính áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trịxã hội (sau đây gọi tắt là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
2.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo quy định tại LuậtDoanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Nghị định số63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001, Thông tư này và Điều lệ của Công ty không tráivới quy định của nhà nước.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. Quản lý vốn và tài sản:
1.Vốn điều lệ:
Vốnđiều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữuhoặc đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi chung là chủ sở hữu) đầu tư và được quyđịnh trong điều lệ Công ty.
1.1Vốn Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm:
Vốncủa chủ sở hữu thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi từ doanh nghiệpnhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội sangcông ty theo quy định tại Nghị định số 63//2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chínhphủ hoặc vốn chủ sở hữu đầu tư tại thời điểm thành lập Công ty;
Lợinhuận sau thuế để lại bổ sung vốn cho Công ty;
Vốndo chủ sở hữu công ty bổ sung cho công ty (nếu có);
Đốivới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước còn đượcbổ sung vốn từ các nguồn sau đây:
Khoảnphải nộp ngân sách nhà nước nhưng được nhà nước để lại bổ sung vốn (nếu có)theo quy định của nhà nước;
Cácloại vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách và coi như của ngân sách theo quy địnhcủa Bộ Tài chính.
1.2.Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty do chủ sở hữu quyết định.
Chủsở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào công ty trong trường hợp điều chỉnh vốnđiều lệ. Trường hợp không điều chỉnh vốn điều lệ công ty thì chủ sở hữu chỉ đượcrút vốn đã đầu tư vào công ty thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặcmột phần số vốn cho các tổ chức, cá nhân khác.
Đốivới số vốn chủ sở hữu đã cam kết bổ sung cho công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên thì chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn theo đúng thời hạnđã cam kết. Trường hợp sau 2 năm chủ sở hữu không đầu tư đầy đủ và đúng hạn sốvốn đã cam kết thì chủ sở hữu phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty.
2.Huy động vốn:
Ngoàisố vốn do chủ sở hữu đầu tư, công ty được quyền huy động vốn của tổ chức, cánhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để phục vụ kinh doanh.Việc huy động vốn của công ty không được làm thay đổi hình thức sở hữu của côngty.
Côngty có trách nhiệm hoàn trả vốn đã huy động và lãi vay (nếu có) cho chủ nợ theocam kết.
Chủsở hữu công ty quyết định và chịu trách nhiệm về các hợp đồng vay vốn có giátrị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính củacông ty tại thời điểm gần nhất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế của vốn vay.Trong trường hợp đặc biệt, chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho Hội đồng quản trịhoặc Chủ tịch công ty quyết định các hợp đồng vay vốn này. Việc uỷ quyền phải đượcghi trong Điều lệ công ty.
Trườnghợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáotài chính thì tỷ lệ cụ thể phải được ghi trong Điều lệ công ty. Các dự án vayvốn còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định.
3.Tài sản cố định:
3.1.Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố địnhvô hình.
Tiêuchuẩn (về thời gian và giá trị) và nguyên giá tài sản cố định xác định theo quyđịnh của Bộ Tài chính.
Lãivay vốn phải trả, chênh lệch tỷ giá của các khoản vay bằng ngoại tệ để đầu tưphát sinh trước khi đưa tài sản cố định vào khai thác sử dụng, công ty hạchtoán vào nguyên giá tài sản cố định.
3.2.Công ty được chủ động lựa chọn các phương án đầu tư mua sắm tài sản cố định,đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu tài sản cố định phù hợp với mụctiêu kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụngvốn.
Côngty thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định tại Quy chế quản lýđầu tư xây dựng hiện hành. Riêng thẩm quyền quyết định dự án đầu tư thì chủ sởhữu công ty quyết định các dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị bằnghoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty ghi trên báo cáo tài chínhtại thời điểm công bố gần nhất. Trường hợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ nhỏ hơn50% thì tỷ lệ cụ thể phải được quy định tại Điều lệ công ty.
Cácdự án đầu tư còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định.
Giámđốc công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị, Đại diện chủ sở hữu về tiến độ, chất lượng các dự án đã quyết địnhđầu tư.
Đốivới tài sản cố định là công trình, hạng mục công trình hoàn thành đã đưa vào sửdụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình, hạng mục công trình thì tạm ghităng nguyên giá tài sản cố định theo giá trị tạm tính để trích khấu hao. Saukhi quyết toán, nếu có chênh lệch tăng hoặc giảm so với giá trị tạm tính, thìhạch toán điều chỉnh lại nguyên giá theo giá trị quyết toán được cấp có thẩmquyền duyệt.
3.3.Quản lý, sử dụng Tài sản cố định: Tài sản cố định được quản lý, sử dụng theoquy định của nhà nước và Điều lệ Công ty: Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch côngty quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo khung quy định của Bộ Tàichính để thu hồi vốn đầu tư và bảo toàn vốn. Chủ sở hữu quyết định mức khấu haongoài khung quy định của Bộ Tài chính.
3.4.Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định: Công ty chủ động xây dựng phương án vàtrình Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty quyết định việc nhượng bán, thanhlý tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn khi không có nhu cầu sử dụnghoặc tài sản đã hư hỏng không sử dụng được để thu hồi vốn. Việc nhượng bán,thanh lý tài sản phải thực hiện thông qua phương thức đấu giá. Tiền thu được từnhượng bán, thanh lý tài sản được hạch toán vào thu nhập để xác định kết quảkinh doanh của công ty.
Đốivới các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại bằnghoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính của công tytại thời điểm công bố gần nhất thì do chủ sở hữu quyết định. Trong trường hợpđặc biệt chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công tyquyết định và chịu trách nhiệm về kết quả của phương án thanh lý, nhượng bántài sản. Việc uỷ quyền phải được ghi trong Điều lệ công ty. Trường hợp chủ sởhữu quyết định tỷ lệ thấp hơn 50% thì tỷ lệ cụ thể phải được ghi trong Điều lệCông ty.
4.Quản lý hàng tồn kho:
Tàisản lưu động là hàng hoá tồn kho bao gồm hàng hoá mua về để bán còn tồn kho,hàng hoá mua đang đi trên đường, hàng gửi bán, nguyên liệu, vật liệu, công cụ,dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quátrình sản xuất hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn khohoặc thành phẩm đã gửi bán...
Giáhàng hoá tồn kho được xác định theo giá gốc bao gồm: giá mua, chi phí chế biếnvà các chi phí khác có liên quan như chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, chi phíbảo quản, phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu (nếu có) để đưa hàng hoá tồn kho về địađiểm và trạng thái hiện tại. Nếu giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trịthuần có thể thực hiện được thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giáhàng tồn kho theo quy định.
Tàisản lưu động là công cụ, dụng cụ lao động được phân bổ giá trị vào chi phí sảnxuất kinh doanh của công ty trong 1 năm hoặc 2 năm tuỳ tính chất và giá trị củatài sản. Khi đã phân bổ hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng thì công ty phải mởsổ theo dõi chi tiết để quản lý.
5.Các khoản nợ phải thu, phải trả:
Côngty phải mở sổ theo dõi các khoản công nợ theo từng đối tượng: tổng số nợ phảithu, số đã thu được và số còn phải thu, tổng số nợ phải trả, số đã trả và sốcòn phải trả. Thường xuyên phân tích đôn đốc thu hồi nợ và thanh toán nợ phảitrả.
Trướckhi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải kiểm kê,đối chiếu từng khoản nợ với chủ nợ hoặc khách nợ. Đối với khoản nợ phải thu xácđịnh là khó đòi hoặc đã quá hạn từ 2 năm trở lên thì phải trích lập dự phòngtheo qui định hiện hành. Nợ phải thu không đòi được phải xử lý xoá sổ theo quyđịnh của nhà nước và được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi saukhi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, nếu còn thiếu thìhạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
6.Quản lý, sử dụng vốn:
6.1.Công ty có quyền quản lý và sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn chủ sở hữu đã đầutư và các nguồn vốn hợp pháp khác vào hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợinhuận, đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về bảo toàn vốn, về hiệu quảsử dụng vốn và đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty nhưcác chủ nợ, khách hàng... theo cam kết.
6.2.Công ty được sử dụng vốn và tài sản của công ty đầu tư ra ngoài công ty theoquy định của pháp luật. Việc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn đầu tưra ngoài công ty phải theo quy định của Luật Đất đai và các quy định của nhà nướccó liên quan.
Việcđầu tư ra ngoài Công ty (bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài), được thực hiện theocác hình thức: góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần; nhận chuyển nhượng phần vốn đầu tư của các nhà đầu tưkhác hoặc các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Chủsở hữu quyết định các dự án đầu tư ra ngoài công ty hoặc chuyển nhượng vốn đầutư ra ngoài công ty có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đượcghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm công bố gần nhất. Trườnghợp chủ sở hữu quyết định tỷ lệ nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản thì tỷ lệ cụthể phải được quy định tại Điều lệ công ty.
Cácdự án đầu tư ra ngoài công ty còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch côngty quyết định.
Việcđánh giá lại tài sản để góp vốn liên doanh, thành lập công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn... thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
6.3.Hàng năm, trước khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, công ty phảitổ chức kiểm kê thực tế tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền vốn, công nợ để xácđịnh số thực tế ở thời điểm lập Báo cáo tài chính; xác định giá trị tài sảnthừa thiếu hoặc tài sản bị tổn thất; làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của cánhân, tập thể có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy địnhpháp luật và điều lệ Công ty. Mức bồi thường do Tổng giám đốc hoặc Giám đốccông ty quyết định. Giá trị tài sản thừa hạch toán vào thu nhập khác. Giá trịtài sản thiếu hoặc tổn thất thực tế sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tậpthể hoặc tổ chức bảo hiểm hạch toán vào chi phí kinh doanh.
B. Quản lý doanh thu, chi phí và giá thành.
Côngty được quyền quyết định giá bán sản phẩm hàng hoá của mình và quyết định cáckhoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanhthu, chi phí hoạt động kinh doanh được xác định như sau:
1. Doanh thu, thu nhập của Công ty:
1.1Doanh thu hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phátsinh từ việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồmcác khoản phụ thu và phí thu thêm (nếu có).
1.2Doanh thu hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được phát sinh từviệc cho các bên khác sử dụng tài sản của công ty, thu nhập phát sinh từ việccho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, tín phiếu hoặc thu nhập được chia từsố vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp như vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh...Khoản thu nhập từ đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nếu chưa nộp thuế thu nhập doanhnghiệp thì công ty phải hạch toán vào thu nhập trước thuế.
1.3Thu nhập khác là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ việc thanh lý nhượng bántài sản cố định, thu tiền bảo hiểm bồi thường, thu tiền phạt khách hàng do viphạm hợp đồng, các khoản nợ phải trả nhưng nay không phải trả...
1.4Các khoản doanh thu, thu nhập nói trên được xác định theo qui định tại Chuẩnmực số 14 Doanh thu và thu nhập khác ban hành kèm theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành và côngbố chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1) và các văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩnmực kế toán.
2.Chi phí của Công ty bao gồm:
2.1.Chi phí hoạt động kinh doanh:
a.Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ gồm:
Chiphí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài(tính theo mức tiêu hao thực tế và giá vốn thực tế), chi phí phân bổ công cụ,dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định;
Chiphí khấu hao tài sản cố định xác định theo quy định tại Điểm 3 Khoản A Phần IIcủa Thông tư này;
Chiphí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trịquyết định theo hướng dẫn của Bộ lao động -Thương binh và Xã hội;
Kinhphí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của người lao động trongdoanh nghiệp phải nộp theo quy định;
Chiphí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, quảng cáo hội họp tính theo chiphí thực tế phát sinh. Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt địnhmức chi phí và phải công bố công khai làm căn cứ để quản lý, điều hành và giámsát. Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định mức chi và chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty và Chủ sở hữu về quyết định của mình.
Chiphí bằng tiền khác như chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phíđào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động, chi y tế,nghiên cứu khoa học, các khoản thuế như thuế tài nguyên, thuế đất, tiền thuêđất, chi phí cho lao động nữ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm hoặc sửachữa tài sản, chi phí mua bảo hiểm tài sản...
Giátrị tài sản tổn thất thực tế (xác định bằng giá trị tài sản ghi trên sổ kế toántrừ các khoản bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, tiền bồi thường củacơ quan bảo hiểm, giá trị phế liệu thu hồi và số đã được bù đắp bằng các quỹ dựphòng tài chính), công nợ không thu hồi được.
Giátrị các khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, chứng khoán đầu tư, dự phòngnợ phải thu khó đòi, chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoạitệ. Mức trích các khoản dự phòng vào chi phí căn cứ vào tình hình thực tế củadoanh nghiệp và quy định của nhà nước.
b.Chi phí sản xuất kinh doanh chia theo khoản mục như sau:
Chiphí sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, độnglực sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp; chi phí phải trảcho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Chiphí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phínguyên vật liệu gián tiếp, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế, kinh phí công đoàn của nhân viên phân xưởng.
Chiphí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành liênquan đến hoạt động kinh doanh của công ty như:
Chiphí khấu hao tài sản cố định, công cụ lao động nhỏ, phục vụ cho bộ máy quản lývà điều hành công ty.
Tiềnlương, phụ cấp lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn của bộ máy quản lý và điều hành công ty.
Chiphí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền như chi phí tiếp tân, khánh tiếtgiao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứukhoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, cải tiến, chi phíđào tạo, giáo dục, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí bảo vệmôi trường, chi phí cho lao động nữ, chi phí mua bảo hiểm tài sản...
Chiphí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịchvụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm như: tiền lương phải trả cho nhân viênbán hàng, kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhânviên bán hàng, chi phí bao bì, đóng gói sản phẩm...
Chiphí dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chênhlệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ.
Giátrị tài sản tổn thất thực tế, công nợ không thu hồi được.
2.2. Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: chi phí liên quan đến đầu tư rangoài doanh nghiệp (góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập côngty...), chi phí lãi vay vốn kinh doanh, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phícho thuê tài sản, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, chi phí mua bán tráiphiếu, cổ phiếu, kể cả khoản tổn thất trong đầu tư nếu có.
2.3.Chi phí khác:
Chiphí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tàisản cố định khi thanh lý và nhượng bán);
Chiphí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán;
Chiphí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
Chiphí để thu tiền phạt;
Cáckhoản chi phí bất thường khác.
2.4. Không tính vào chi phí kinh doanh các khoản đã có nguồn khácđảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây:
Chiphí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình.
Lãivay vốn phải trả, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trước thời điểm đưa côngtrình vào sử dụng.
Cáckhoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
3.Giáthành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ (hoặc giá vốn hàng hoá bán ra, dịchvụ cung cấp trong kỳ) bao gồm:
Giáthành sản xuất sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ được tính theo phương phápbình quân gia quyền của giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ và giá thành sảnphẩm tồn kho đầu kỳ; hoặc giá thành sản xuất sản phẩm nhập trước xuất trước;hoặc giá thành sản xuất sản phẩm nhập sau xuất trước.
Giáthành sản xuất sản phẩm trong kỳ được xác định bằng chi phí sản phẩm dở dangđầu kỳ, cộng chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ, trừ chi phí sảnphẩm dở dang cuối kỳ.
Chiphí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Trường hợp do chu kỳ sản xuất sảnphẩm dài hoặc sản xuất mang tính đặc thù, tuỳ theo tình hình cụ thể của từngdoanh nghiệp, Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty quyết định phân bổ chiphí quản lý doanh nghiệp vào sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, sản phẩm tồn kho vàsản phẩm dở dang cuối kỳ trên nguyên tắc đảm bảo giá trị sản phẩm tồn kho vàsản phẩm dở dang cuối kỳ không cao hơn giá trị có thể thu hồi được.
Chiphí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Chiphí dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, chênhlệch tỷ giá của các khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ.
Giátrị tài sản tổn thất thực tế, công nợ không thu hồi được.
4.Đối với các hoạt động hợp đồng hợp tác liên doanh, theo hình thức hợp đồng chiasản phẩm thì Công ty phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu và chi phí sản xuấttương ứng với số lượng sản phẩm được chia. Trường hợp, theo hình thức hợp đồngchia lợi nhuận thì lợi nhuận được hưởng từ hợp đồng hợp tác liên doanh đượchạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp.
5.Lợi nhuận thực hiện của công ty được xác định theo chi phí tài chính được quyđịnh tại thông tư này. Thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ để tính thuế thu nhậpdoanh nghiệp được căn cứ vào chi phí quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệpvà các văn bản hướng dẫn dưới Luật của Bộ Tài chính và các Bộ ngành chức năngkhác có liên quan.
C. Lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận của công ty:
1.Tổng lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợinhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.
Tổnglợi nhuận thực hiện của công ty là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinhdoanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác với giá thành sản phẩmtiêu thụ, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
2.Lợi nhuận thực hiện của công ty, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệptheo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và bù đắp các khoản lỗ năm trướckhông được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướngsau đây:
a. Trích10% lập quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thìkhông phải trích nữa.
b. Trích5% để lập quĩ trợ cấp mất việc làm, khi số dư quĩ này bằng 6 tháng lương thựchiện thì không phải trích nữa.
c.Sau khi trừ đi khoản a,b phần lợi nhuận còn lại được dùng để:
Tríchtối đa 10% lập quỹ khen thưởng;
Tríchtối đa 10% lập quỹ phúc lợi.
Tríchtối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty. Mức trích không vượtquá 100 triệu đồng với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trênvốn chủ sở hữu của công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch;trường hợp tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế thấp hơn kế hoạch thì phảigiảm trừ tương ứng.
Tríchtối thiểu 30% bổ sung vốn cho công ty.
Phầncòn lại chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung vốn cho công ty hoặc điềuđộng đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp Ngân sách.
3.Quỹ dự phòng tài chính dùng để:
Bùđắp tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khitrừ tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân có liên quan và của tổ chức bảohiểm.
Bùđắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của chủ sở hữu công ty.
4.Quỹ trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việc tạidoanh nghiệp bị mất việc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước; chi đào tạolại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyểnsang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp.
5.Quỹ khen thưởng của công ty được dùng để:
Thưởngcuối năm hoặc thường kỳ cho người lao động trong công ty bao gồm cả Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty và người bên ngoài Công ty cóquan hệ đóng góp giúp đỡ công ty trong hoạt động kinh doanh. Hội đồng quản trịhoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án sử dụng quỹ khen thưởng do Tổng giámđốc hoặc Giám đốc công ty trình. Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định mứcchi thưởng cụ thể cho người lao động và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quảntrị hoặc Chủ tịch công ty về các quyết định của mình.
6.Quỹ phúc lợi được dùng để:
Đầutư, sửa chữa công trình phúc lợi của công ty hoặc góp vốn xây dựng các côngtrình phúc lợi chung với các đơn vị trong Tổng công ty, Bộ, ngành, Uỷ ban nhândân hoặc các đơn vị khác theo thoả thuận của hợp đồng.
Chicho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể người laođộng trong công ty.
Đónggóp quỹ hoặc chi dùng cho các hoạt động phúc lợi công cộng của chính quyền địaphương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở (bao gồm cả công tác từ thiện, xây dựng nhàtình nghĩa).
Trợcấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho người lao động trong công ty kể cả ngườilao động đã nghỉ hưu, mất sức, thôi việc.
7.Quĩ thưởng ban quản lý, điều hành dùng để:
Thưởngcho Hội đồng Quản trị hoặc Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty.Chủ sở hữu quyết định mức thưởng cho Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty;Hội đồng quản trị quyết định mức thưởng cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc công tytheo kết quả hoạt động của công ty.
8.Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế dân chủ ởcơ sở và quy định của Nhà nước.
Khicông ty chưa thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạnphải trả công ty chưa được trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởngban quản lý, điều hành công ty và chủ sở hữu không được rút lợi nhuận của công ty.Trong trường hợp này, người nào quyết định trích lập các quỹ khác hoặc phânphối lợi nhuận người đó chịu trách nhiệm thu hồi, nếu không thu hồi được phảibồi thường.
D. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán
1.Công ty thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch đầu tư; kế hoạch tài chính dàihạn và hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty theo biểu mẫu tạiphụ lục kèm theo Thông tư này.
2.Phương án và Kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm được lập theo quy định tại Quychế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
3.Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty quyết định kế hoạch tài chính của Côngty và báo cáo chủ sở hữu làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch công ty)Tổng giám đốc (hoặc giám đốc).
Chỉtiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu dùng để xác định mứctrích lập quỹ Tổng giám đốc từ lợi nhuận sau thuế theo quy định tại khoản 2phần II của Thông tư này.
4.Công ty phải tổ chức và thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định củaBộ Tài chính nhằm phục vụ cho công tác điều hành của Tổng giám đốc hoặc Giámđốc công ty và công tác giám sát, kiểm tra của Hội đồng quản trị.
5.Cuối kỳ kế toán (quý, năm) công ty phải lập Báo cáo tài chính theo quy định chếđộ về tài chính được quy định trong thông tư này, các thông tư hướng dẫn khácvề tài chính kế toán có liên quan và Điều lệ của công ty.
Hộiđồng quản trị hoặc chủ tịch công ty có nhiệm vụ thẩm tra Báo cáo tài chính củacông ty và chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu Báo cáo tài chính đãđược thẩm tra. Sau khi thẩm tra, công ty gửi báo cáo tài chính đến các cơ quanchức năng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và trình chủ sở hữu phêduyệt.
Chủsở hữu phải phê duyệt Báo cáo tài chính của công ty sau 15 ngày kể từ ngày nhậnđược Báo cáo tài chính của công ty. Văn bản phê duyệt Báo cáo tài chính phảigửi cho doanh nghiệp và cơ quan được nhận Báo cáo tài chính theo quy định hiệnhành.
6.Côngty phải thực hiện công khai tài chính theo quy chế dân chủ ở cơ sở và quy địnhcủa nhà nước.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Sở tài chính Vật giá, Cục thuế các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Các Tổng công ty Nhà nước và các công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tưnày.
2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương và doanhnghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài Chính để nghiên cứu hướng dẫn giải quyết./.
Phụ lục 1
Kế hoạch tài chính
năm...
STT | Chỉ tiêu | | Ước thực hiện năm ... | Kế hoạch năm... |
Đơn vị tính | Doanh nghiệp đề nghị | Chủ tịch HĐQT (Chủ tịch Công ty) phê duyệt |
1 | Tổng doanh thu | 1000đ | | | |
2 | Lợi nhuận thực hiện trước thuế thu nhập doanh nghiệp | 1000đ | | | |
3 | Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước | % | | | |
4 | Mức trích khấu hao TSCĐ | 1000đ | | | |
5 | Khả năng thanh toán nợ đến hạn (a). | % | | | |
6 | Thu nhập bình quân (lương thưởng) đ/người/năm | 1000đ | | | |
7 | Tổng số thuế và các khoản khác phải nộp NSNN | 1000đ | | | |