Văn bản pháp luật: Thông tư 61/2002/TT-BTC

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 61/2002/TT-BTC
Thông tư
11/07/2002
11/07/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

Thứ trưởng
2.002
Bộ Tài chính

Toàn văn

bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003

 

Thực hiện Chỉ thịsố 14/2002/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003;Bộ Tài chính hướng dẫn công tác đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nướcnăm 2002 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 như sau:

 

A. Đánh giá tìnhhình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2002:

Để đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ NSNN đã được Quốc hội quyết định, các Bộ, cơ quan trung ương và cácđịa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và dự toánthu, chi ngân sách năm 2002 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, trong 6 thángcuối năm 2002 tập trung thực hiện các giải pháp đã đề ra từ đầu năm, thực hiệnChỉ thị số 06/2002/CT-TTg ngày 20/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháptăng cường quản lý và chống thất thu ngân sách nhà nước năm 2002 và Nghị quyết05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giải pháp để triển khai thựchiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002.

I/ Đánh giá tìnhhình thực hiện thu NSNN năm 2002 làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2003:

1/ Tổ chức thực hiệnnhiệm vụ thu NSNN 6 tháng cuối năm 2002:

Trên cơ sở kết quả tổchức đánh giá tình hình thu NSNN 6 tháng đầu năm, phân tích rõ những nguyênnhân khách quan, chủ quan tăng, giảm thu, mức độ và nguyên nhân thất thu củatừng sắc thuế, từng khu vực kinh tế trên địa bàn. Từ đó, đề ra các biện phápchỉ đạo và quản lý kịp thời, có hiệu quả chống thất thu ngân sách nhà nước,khai thác đầy đủ, đúng các nguồn thu, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán Nhànước giao.

Đẩy mạnh công tácthanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp không kê khai nộpthuế, khai không đúng, trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Tậptrung vào thanh tra, kiểm tra báo cáo quyết toán thuế đối với các đơn vị có dấuhiệu vi phạm.

Tập trung nghiên cứu,xử lý các khó khăn vướng mắc về chính sách thuế nhằm không ngừng hoàn thiện cácLuật thuế để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, động viên hợp lý, kịpthời các khoản thu nhập của doanh nghiệp và dân cư theo Luật định vào NSNN.

Triển khai các biệnpháp tăng cường quản lý và chống thất thu NSNN đối với khu vực công thươngnghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; thu từ đất đai, hoạt động xuất nhập khẩu,...

2/ Đánh giá tình hìnhthực hiện thu NSNN năm 2002 làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2003:

Căn cứ vào tình hìnhthực hiện 6 tháng đầu năm, đánh giá kết quả thu năm 2002 trên cơ sở thực hiệncác biện pháp phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao tạiQuyết định số 145/2001/QĐ-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; trongđó tập trung phân tích một số vấn đề sau:

Xác định rõ số tiềnthuế tồn đọng năm 2001 chuyển sang, số đã thu được trong năm 2002; xử lý dứtđiểm các khoản tạm thu chờ nộp NSNN, các khoản tạm giữ chờ xử lý; phân tíchnguyên nhân và biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, xác định số phát sinh trong năm2002 và số phải nộp ngân sách năm 2002.

Số thuế giá trị giatăng phải hoàn phát sinh trong năm 2002; số đã hoàn cho các doanh nghiệp trongnăm 2002; dự kiến số phải hoàn của năm 2002 chuyển sang năm 2003.

Phân tích các nguyênnhân tác động đến kết quả thực hiện thu năm 2002: Tình hình thực hiện so với kếhoạch đối với các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm chủ yếu, sản xuất và tiêu thụ,giá thành, giá bán...

Phân tích ảnh hưởngcủa chế độ, chính sách bổ sung, sửa đổi đối với nguồn thu trên địa bàn.

2.1 Khu vực Doanhnghiệp Nhà nước:

Nắm chắc tình hình sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiến hành đánh giá tình hình vốn tài sản,công nợ, biến động tăng giảm về nguyên giá tài sản cố định, các năng lực sảnxuất mới tăng thêm Số lượng lao động Tiền lương Doanh thu Chi phí sản xuất Cácđịnh mức kinh tế kỹ thuật Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếuLợinhuận thực hiện và các khoản nộp ngân sách. Những khó khăn và thuận lợi trongnăm 2002, khả năng phát triển trong năm 2003 và các năm tiếp theo.

2.2 Khu vực công thươngnghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh:

Thực hiện xây dựng vàbáo cáo dự toán thu đối với khu vực này cần phân rõ theo hai loại đối tượng: Dựtoán thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dự toán thu từ các hộ cá thể sảnxuất kinh doanh theo hướng dẫn tại Biểu số 1 phụ lục số 1 (kèm theo Thông tư số103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyếttoán ngân sách Nhà nước).

Đối với các đối tượngnộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Phối hợp với các cơquan cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp để nắm chắc số lượng, ngành nghề kinhdoanh, quy mô vốn, sản xuất kinh doanh,... của doanh nghiệp trên địa bàn; tìnhhình tăng, giảm số lượng doanh nghiệp, số doanh nghiệp đã quản lý thu thuế, quymô hoạt động, doanh số, tài sản, lao động,... năm 2002 và khả năng phát triểnnăm 2003.

Đánh giá tình hìnhthực hiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ tính thuế và kê khai, nộp thuế củacác đơn vị.

Đối với các đối tượngnộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Thông qua công tácđăng ký cấp mã số thuế, đánh giá mức độ quản lý thu về hộ: số hộ đã thực hiệnkê khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế so với số hộ thực tế kinh doanh; sốhộ đã được cấp đăng ký kinh doanh.

Mức độ quản lý vềdoanh số so với doanh số thực tế kinh doanh: Tình hình kê khai, điều chỉnhdoanh số, giá trị gia tăng, thu nhập chịu thuế và thuế của các đối tượng; mứcđộ điều chỉnh doanh số, thuế GTGT và thuế đối với từng nhóm mặt hàng.

2.3 Khu vực doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Tổng hợp đầy đủ tổngsố doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, số giấy phép hết hiệu lực, số giải thể,số còn hiệu lực; trong đó: số đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệpđang xây dựng, số doanh nghiệp chưa triển khai đến năm 2002 và khả năng pháttriển năm 2003.

Tổng số lao động, tổngquỹ tiền lương, doanh thu, chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.4 Thuế sử dụngđất nông nghiệp:

Trên cơ sở sổ bộ thuếsử dụng đất nông nghiệp đánh giá kết quả thực hiện năm 2002; kết quả thu nợthuế, giá thóc tính thuế... so với dự toán Nhà nước giao.

Đánh giá việc thựchiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2002 cho các đối tượng quyđịnh tại Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

2.5 Thuế nhà đất,tiền cho thuê đất:

Tổng hợp diện tích đấtđã lập bộ để quản lý thu so với quỹ đất ở trên địa bàn quản lý.

Phân tích rõ theo cácchỉ tiêu:

Số doanh nghiệp, diệntích đất đang sử dụng.

Số doanh nghiệp, diệntích đất và tiền thuê đất đã đưa vào sổ bộ thuế.

Số doanh nghiệp, diệntích đất và tiền thuê đất không có khả năng thu; yêu cầu phân tích rõ nguyênnhân (do chưa ký hợp đồng thuê đất, do đơn vị không sử dụng hết diện tích vàcác nguyên nhân khác).

2.6 Thu phí lệ phí:

Tình hình thu nộp phílệ phí của các tổ chức của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, phường có thu phí lệphí theo Pháp lệnh phí và lệ phí, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí: số thu, số đượcphép để lại, số nộp ngân sách.

 II/ Đánh giátình hình thực hiện chi ngân sách năm 2002 làm cơ sở xây dựng dự toán chi NSNNnăm 2003:

1. Về chi xây dựngcơ bản: Tậptrung tiến hành đánh giá khả năng thực hiện khối lượng và thanh toán của toànbộ các dự án, công trình của kế hoạch năm 2002. Những kết quả đạt được và tồntại cần xử lý.

Đối với các khoảnchi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình phúc lợi xãhội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi táitạo quỹ rừng của ngân sách địa phương từ các nguồn thu giao quyền sử dụng đất,tiền thuê đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thu từ hoạt động xổ sốkiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng; trên cơ sở đánhgiá cụ thể khả năng thực hiện từng khoản thu, để đánh giá khả năng thực hiệnnhiệm vụ chi XDCB từ nguồn vốn này cho phù hợp.

Đối với các chươngtrình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Trên cơ sở dự toán kinh phí đãđược giao và tiến độ thực hiện, cơ quan chủ quản chương trình, dự án và các địaphương cần đánh giá khối lượng công việc thực hiện cả năm 2002; tình hình quảnlý, điều hành và kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu theo Quyết định số42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 và Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000của Thủ tướng Chính phủ về chương trình 135; Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồngmới 5 triệu ha rừng.

Đối với các khoảnchi thường xuyên:Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao đầu năm và tiến độ thực hiện các nhiệmvụ để đánh giá khả năng thực hiện cả năm sát với tình hình thực tế của Bộ, cơquan trung ương, địa phương, đơn vị, trong đó tập trung đánh giá tình hình thựchiện các chương trình, dự án lớn như: chương trình giống, xúc tiến thương mại,các chương trình kỹ thuật, kinh tế,… Đánh giá chi cả năm cần phân tích rõ chitừ nguồn ngân sách cấp phát và chi từ các nguồn thu được để lại theo chế độ quyđịnh, trong đó phân tích rõ cơ cấu chi về tiền lương, các khoản có tính chất lươngvà các khoản chi trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn,...), các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi đột xuấthoặc không có tính chất thường xuyên (mua sắm, sửa chữa,...) để làm căn cứ tínhtoán bố trí ngân sách năm 2003.

2. Các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương: phải căn cứ vào khả năng thu để tổ chức điều hành chi; phấn đấutăng thu dành tối thiểu 50% gối đầu cho ngân sách năm 2003. Chủ động sử dụngtrong phạm vi 50% số tăng thu để bố trí tăng chi, trong đó cần tập trung chonhững nhiệm vụ chi quan trọng; chủ động xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinhnhư khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai; không bổ sung chi quản lý hành chính,hạn chế chi mua sắm, sửa chữa những trang thiết bị chưa thực sự cần thiết.

B Xây dựng dự toánthu, chi ngân sách nhà nước năm 2003:

I/ Mục tiêu, yêucầu đối với công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2003:

Xây dựng dự toán thu,chi ngân sách nhà nước năm 2003 phải căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội 5 năm 2001 2005 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thôngqua và kế hoạch 5 năm 2001 2005 và năm 2003 của từng Bộ, ngành, địa phương vàTổng công ty 91.

Dự toán ngân sách nhànước năm 2003 phải góp phần tích cực tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sảnxuất kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phấn đấu đạt nhịpđộ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2001 và năm 2002. Tạo bước chuyển biến, tăngsức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội, ổnđịnh kinh tế vĩ mô; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp, đổi mới pháttriển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tạo nguồn thu ổn định, vữngchắc, tăng tích luỹ góp phần quan trọng tăng tiềm lực tài chính của đất nướctạo đà cho bước phát triển của các năm tiếp theo.

Tập trung bố trí ngânsách thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, phát triển sự nghiệp giáo dục đàotạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá...; tăng cường công tác xoá đói giảmnghèo, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh,giữ vững trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, ytế, văn hoá, thể dục thể thao; thực hiện triệt để tiết kiệm chống lãng phí.Thực hiện đầy đủ cơ chế mới về quản lý tài chính, quản lý biên chế, phát triểnnhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CPngày 16/01/2002 của Chính phủ và tiếp tục mở rộng thí điểm khoán kinh phí,khoán biên chế đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương để đảm bảo nhữngnhiệm vụ, chế độ chính sách đã, sẽ ban hành thuộc nhiệm vụ chi của ngân sáchđịa phương.

Xây dựng dự toán NSNNphải thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thihành luật, thực hiện đúng các quy định, nội dung báo cáo dự toán ngân sách, đảmbảo các căn cứ, cơ sở tính toán đúng yêu cầu mẫu biểu và thời gian gửi báo cáo.

a) Về dự toán thungân sách nhà nước:

Dự toán thu NSNN phảiđược xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định củaluật thuế và các chế độ thu hiện hành. Đảm bảo thực hiện chính sách động viênhợp lý, đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của đất nước; tăngcường phát huy nội lực của các ngành, các địa phương, tập trung nguồn lực thựchiện những nhiệm vụ quan trọng mới phát sinh;

Dự toán thu NSNN phảiđược xác định trên cơ sở phân tích, dự báo các yếu tố về tăng trưởng kinh tế,thị trường, giá cả,... có tính tới kết quả tăng cường các biện pháp quản lýthu, chống thất thu, quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng nhất là đối với hàngnông lâm sản xuất khẩu.

Dự toán thu NSNN phảiđược xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao với mức động viên phấnđấu đạt 20-21% so GDP, trong đó thu thuế và phí 18-19% so GDP. Dự toán thu củacác Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tăng trên 12% so mức thực hiện năm2002;

b) Về dự toán chingân sách nhà nước:

Tập trung thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và xoá đói giảmnghèo, đảm bảo đủ vốn cho đối với các công trình trọng điểm quốc gia, ưu tiênđầu tư các dự án thuộc chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Đảm bảo nguồn lực thựchiện các Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) về sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) vềđổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế chínhsách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện cải cáchtiền lương nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển, thúc đẩy cải cách hành chínhđây là nhiệm vụ trọng tâm trong vài năm tới. Phương thức tính toán nguồn thựchiện cải cách tiền lương từ năm 2003 không theo phương thức bổ sung từ ngânsách Trung ương cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương theo biên chế vàchế độ tiền lương mới như trước đây. Thực hiện Chỉ thị số 14/2002/CT-TTg ngày28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2003, thực hiện theonguyên tắc trước hết các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương chủ động bố trítừ nguồn tăng thu của năm 2002, năm 2003; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyênmức tối thiểu 10% (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương), chốnglãng phí trong chi XDCB mức 5% và chủ động sắp xếp bố trí sử dụng ngân sách đượcgiao để thực hiện. Các đơn vị sự nghiệp đảm bảo kinh phí cho phần tiền lươngmới tăng thêm theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 củaChính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp từ nguồn thu theochế độ quy định và nguồn tiết kiệm chi ngân sách.

c) Cân đối ngânsách nhà nước:

Thu thuế và phí phảiđảm bảo chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và đảm bảo trả các khoản nợđến hạn, bố trí kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và dành tỷ lệ hợp lýtích luỹ cho đầu tư phát triển.

Bội chi NSNN ở mứckhông lớn hơn 5% GDP, phù hợp với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưuđãi ngoài nước. Không vay thương mại ngoài nước; hạn chế vay ngắn hạn trong nướcvới lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

II/ Những nội dungchủ yếu của công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2003:

1/ Về thu ngân sáchnhà nước:

Xây dựng dự toán thutheo chế độ hiện hành, trong đó cần chú ý những chế độ như sau:

1.1 Thuế thu nhậpdoanh nghiệp:Tính và lập dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày20/2/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày4/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2 Thuế giá trịgia tăng: Thựchiện theo Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tàichính: Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật thuế GTGT và Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 củaBộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2000/NĐ-CP.

1.3 Thuế tàinguyên:

Căn cứ tính lập dựtoán theo Pháp luật thuế tài nguyên (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn củaChính phủ và Bộ Tài chính: Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Pháp luật thuế tài nguyên và Thông tư số153/1998/TT-BTC ngày 26/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị địnhsố 68/1998/NĐ-CP.

Việc tính và thu thuếtài nguyên đối với một số nhóm, loại tài nguyên như sau:

Điều chỉnh mức thuếsuất thuế tài nguyên quặng Apatít và quặng Séc-păng-tin khai thác từ mức 4%xuống mức 2% theo hướng dẫn tại Quyết định số 121/2001/QĐ/BTC ngày 30/11/2001của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Miễn thuế tài nguyênđối với vật liệu khai thác sử dụng xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1)theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2002/TT-BTC ngày 1/3/2002 của Bộ Tài chính.

1.4 Thuế thu nhậpđối với người có thu nhập cao:

Thực hiện theo Thông tưsố 05/2002/TT-BTC ngày 17/01/2002 hướng dẫn Nghị định số 78/2001/NĐ-CP ngày23/10/2001 của Chính phủ thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thunhập cao.

1.5 Thu từ hoạtđộng kinh doanh xổ số kiến thiết:

Dự toán được tính theohướng dẫn tại công văn số 10479/TC-TCT ngày 1/11/2001 của Bộ Tài chính về việcthuế TNDN kinh doanh XSKT.

1.6 Thuế sử dụngđất nông nghiệp:

Từ 1/1/2003 thực hiệnmiễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích trong hạn điền cho hộ nôngdân theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá IX.

1.7 Phí xăng dầu:

Việc lập dự toán đượcthực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 củaChính phủ về phí xăng dầu và Thông tư số 06/2001/TT-BTC ngày 17/1/2001 của BộTài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 78/2000/NĐ-CP.

1.8 Phí và lệ phí:

Thực hiện theo Nghịđịnh số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn.

1.9 Đối với thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt:

Căn cứ vào các quyđịnh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi, bổ sung), Luật thuế tiêuthụ đặc biệt, Luật thuế giá trị gia tăng,... và tình hình kinh doanh xuất nhậpkhẩu, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quanvà các địa phương lập dự toán thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và các khoản thu liên quan đếnhoạt động xuất nhập khẩu (chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu theo địa bàn cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phát sinh số thu).

2/ Về chi ngân sáchnhà nước:

Các Bộ, cơ quan trung ương,các đơn vị dự toán ngân sách các cấp lập dự toán chi ngân sách nhà nước năm2003 phải trong phạm vi số kiểm tra được thông báo; trên cơ sở chế độ, định mứcchi tiêu theo qui định, căn cứ khối lượng nhiệm vụ được giao, tập trung kinhphí bố trí cho những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu, triệt để quán triệt chủ trươngtiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2003, từng lĩnhvực, từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải tiếp tục quán triệt chủ trươngxã hội hoá. Cụ thể đối với một số lĩnh vực chủ yếu như sau:

2.1 Đối với chi đầutư phát triển:

2.1.1 Chi đầu tưXDCB:

Xây dựng dự toán chiđầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải đảm bảo trình tự sau: Ưu tiên cho cáccông trình trọng điểm của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc chươngtrình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, vốn đầu tư cho phát triển kinh tếxã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu long; cáccông trình chuyển tiếp có hiệu quả từ năm 2002 chuyển qua, các công trình sẽhoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODAtheo các cam kết; xác định rõ nhu cầu vốn chuẩn bị đầu tư đối với những dự án,công trình quan trọng chuẩn bị khởi công trong năm và những năm tới; số vốn đãđược NSNN tạm ứng từ các năm trước phải chủ động bố trí dự toán ngân sách đểhoàn trả; xác định cụ thể khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã thực hiện trongnăm 2002 chưa có nguồn thanh toán để chủ động bố trí trong dự toán năm 2003.Đối với công trình nhóm C phải xây dựng dự toán theo nguyên tắc đảm bảo dànhtrên 70% cho các công trình chuyển tiếp; những công trình khởi công mới bố trívốn để hoàn thành trong thời hạn không quá 2 năm.

Các công trình được đưavào dự toán chi ngân sách năm 2003 phải có đủ thủ tục đầu tư XDCB và được duyệttrước tháng 10/2002.

Đối với các dự án đầutư từ nguồn vay về cho vay lại thì chủ dự án phải chủ động tự thu xếp vốn đốiứng cho phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và các quy chế tài chính trongnước để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Xây dựng dự toán đầu tưtrở lại cho ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế phần Việt Nam được hưởng từLiên doanh dầu khí Việt Xô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đánh giátình hình thực hiện cơ chế đầu tư trở lại các năm qua (từ các nguồn thu giaoquyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thuthuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng, một phần thu từ xổ số kiếnthiết,...), xác định mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngânsách địa phương và thực hiện ổn định trong một số năm, để các địa phương xâydựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình phúc lợi xãhội, phát triển quỹ nhà ở, quy hoạch dân cư, đầu tư cho nông nghiệp và nôngthôn, trong đó chú trọng cải tại giống vật nuôi, cây trồng, tái tạo quỹrừng,...

Tiếp tục thực hiện cơchế bố trí dự toán chi thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng kinh tế xã hộitừ nguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện; chi đầu tư trở lại cho các khu vựckinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của Thủ tướngChính phủ.

2.1.2 Đối với chihỗ trợ sản xuất kinh doanh:

Tiếp tục tập trung hỗtrợ cho sản xuất một số sản phẩm trọng điểm, ngành trọng điểm; hỗ trợ vốn chocác doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, làm hàng xuất khẩu; hỗ trợ việctìm kiếm mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhất là nông sản.

Hỗ trợ cải tạo, pháttriển và sản xuất giống cây, giống con, hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất muối, hạtầng thuỷ sản, hạ tầng làng nghề.

Chi hỗ trợ đối vớihoạt động công ích, doanh nghiệp công ích mà số thu không bù đắp đủ chi phí, đượchỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Đối với các tỉnh cómiền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc bố trí kinh phí bổ sung vốn chodoanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bàodân tộc theo Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủvề phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

2.1.3 Chi bù chênhlệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo các Thông tư số43/2000/TT-BTC ngày 23/5/2000 cho Quỹ Hỗ trợ phát triển, Thông tư số53/2000/TT-BTC ngày 06/6/2000, Thông tư số 02/2001/TT-BTC ngày 05/01/2001,Thông tư số 80/2001/TT-BTC ngày 01/10/2001 của Bộ Tài chính. Thực hiện hỗ trợlãi suất sau đầu tư theo Quyết định 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướngChính phủ.

2.1.4 Đối với chidự trữ nhà nước: căncứ vào nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao, các ngành, các đơn vị có trách nhiệmđánh giá xác định mức dự trữ của ngành, đơn vị đến 31/12/2002; dự kiến mức bổsung dự trữ từng loại hàng hoá, vật tư và xây dựng dự toán chi dự trữ nhà nướcchi bảo quản hàng hoá dự trữ của ngành, của đơn vị năm 2003.

2.2 Đối với chi trợgiá các mặt hàng chính sách:

Các khoản chi trợ giá,trợ cước các mặt hàng chính sách đối với miền núi quy định tại Nghị định số20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mạimiền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03tháng 01 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số20/1998/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn chi tiết.

Thực hiện chính sáchcấp không thu tiền một số loại báo, tạo chí cho vùng dân tộc thiểu số và miềnnúi thực hiện theo Quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thủ tướngChính phủ.

Từ năm 2003 chi trợgiá báo, tạp chí ở trung ương tính trong dự toán chi thường xuyên hàng năm củacác Bộ, cơ quan trung ương.

Các khoản chi trợ giágiữ giống gốc, trợ giá xuất bản, trợ giá điện ảnh,... thực hiện theo chế độhiện hành. Các Bộ, địa phương, đơn vị cần tính toán kỹ chi trợ giá trên cơ sởxác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vận chuyển, mức trợ giá cụ thể chotừng mặt hàng theo đúng chế độ quy định.

2.3 Đối với chi sựnghiệp và quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể:

Đối với NSNN trên phạmvi cả nước, bố trí dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo (bao gồm cả chi đầu tư,chi thường xuyên, chi tiền lương tăng thêm,...) đạt mức trên 16% tổng chi NSNN.Bố trí dự toán chi lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường (bao gồm cả chiđầu tư, chi thường xuyên, chi tiền lương tăng thêm,...) đạt 2% tổng chi NSNN,đi đôi với việc điều chỉnh cơ cấu và chính sách quản lý chi khoa học đảm bảoyêu cầu hiệu quả, thiết thực. Đối với lĩnh vực văn hoá thông tin bố trí chitheo Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII).

Chi sự nghiệp kinh tếcần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, then chốt; từng ngành, từng địa phươngcần có sự nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu chi bảo đảm yêu cầu hiệu quả cao gópphần thúc đẩy sự nghiệp kinh tế phát triển.

Đối với các đơn vị sựnghiệp được giao quyền tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thựchiện nhiệm vụ, được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao theoNghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính ápdụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002của Bộ Tài chính. Trên cơ sở dự toán ngân sách năm 2002 đã được giao, năm 2003cơ bản ổn định mức kinh phí này, được tăng thêm theo một tỷ lệ phần trăm (%)theo từng ngành, lĩnh vực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (không kểnhững khoản chi đột xuất phát sinh năm 2002, nhưng không phát sinh năm 2003);đối với các nhiệm vụ chi thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa họccấp nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiệnnhiệm vụ nhà nước đặt hàng, vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài,chi đầu tư, đơn vị lập dự toán chi NSNN theo quy định hiện hành và hướng dẫntại thông tư này.

Bố trí dự toán chihành chính (quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể): Tính toán đúng định mức chế độchi tiêu theo quy định, triệt để tiết kiệm đối với những khoản chi như tiếpkhách, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào,... Thực hiện mở rộng thí điểm việc khoánbiên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nướctheo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ vàThông tư liên tịch số 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 8/02/2002 của liên bộ Tàichính, Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ hướng dẫn thực hiện Quyết định số192/2001/QĐ-TTg.

Đối với những nhiệm vụchi sử dụng từ nguồn vốn vay, viện trợ cần phải lập dự toán chi tiết theo từngdự án và tính toán đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theo cam kết và chế độquy định.

Bố trí dự toán chi cácsự nghiệp khác, cơ bản giữ bằng mức dự toán năm 2002 để dành nguồn thực hiệncác nhiệm vụ tăng chi nêu trên.

Trong quá trình tínhtoán dự toán chi của các đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện báo cáo đầy đủcác nhiệm vụ chi từ các nguồn thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi theochế độ qui định.

2.4 Đối với chithực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng:

Đối với các chươngtrình mục tiêu quốc gia: Bố trí kinh phí, triển khai nội dung nhiệm vụ và thựchiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủvề quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chương trình 135: Thựchiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 và Quyết định số138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số666/2001 TTLT/BKH-UBNTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xâydựng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135.

Dự án trồng mới 5triệu ha rừng: Thực hiện theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mụctiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu harừng, Thông tư số 43/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 của Bộ Tài chính.

2.5 Chuẩn bị bố trínguồn ngân sách thực hiện cải cách tiền lương:

Đối với các đơn vịthuộc Bộ, cơ quan trung ương thực hiện theo phương thức:

Sử dụng nguồn tiếtkiệm 10% chi thường xuyên của các đơn vị hành chính, sự nghiệp (trừ tiền lươngvà các khoản có tính chất lương); thực hiện chống lãng phí trong XDCB khoảng 5%dự toán chi ngân sách lĩnh vực này.

Đồng thời đối với tấtcả đơn vị sự nghiệp trực thuộc phải sử dụng nguồn thu được để lại của các đơnvị để trang trải tiền lương theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp cóthu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.

Đối với các địa phương,thực hiện cải cách tiền lương theo phương án nêu tại phần III dưới đây.

III/ Về dự toánngân sách địa phương:

Các địa phương xâydựng dự toán NSNN năm 2003 theo nguyên tắc:

Ngân sách năm 2003tiếp tục ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi như năm 2002, các địa phương căn cứtỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phươngđược ổn định trên cơ sở tỷ lệ phân chia các nguồn thu đã được Thủ tướng Chínhphủ đã giao năm 2002.

Số bổ sung cân đối từngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có) dự kiến tăng 2% so vớisố bổ sung cân đối năm 2002.

Trong phạm vi nguồnthu được xác định như trên, thực hiện lập dự toán chi ngân sách địa phương đảmbảo nguyên tắc: tổng chi không vượt quá tổng thu ngân sách địa phương được hưởng,trong đó ưu tiên:

Bố trí kinh phí thựchiện các Nghị quyết Trung ương 3, 5 (khoá IX) thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địaphương; trong đó tăng chi cho ngân sách cấp xã để thực hiện đổi mới và nâng caochất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn: Xây dựng trụ sở xã và nhàsinh hoạt của thôn, nhà bưu điện văn hoá để tiếp nhận thông tin và nhân dân hộihọp; trang bị phương tiện làm việc (hệ thống truyền thanh,…) cho hệ thống xã,phường, thị trấn.

Tập trung kinh phíthực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư kiên cố hoá kênh mương và đườnggiao thông nông thôn; hạ tầng làng nghề, du lịch; thực hiện phát triển giốngcây trồng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; công tác xúc tiếnthương mại, mở rộng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu; chú trọng thực hiện nhiệmvụ xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết tệ nạn xã hội;...

Trên cơ sở đánh giátình hình thực hiện cơ chế đầu tư trở lại các năm qua (từ các nguồn thu giaoquyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thuthuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng, một phần thu từ xổ số kiếnthiết,...), xây dựng dự toán mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ươngcho ngân sách địa phương và thực hiện ổn định trong một số năm.

Căn cứ số dự kiến giaodự toán về nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135,dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệmvụ, dự kiến phân bổ để sớm thực hiện.

Việc thực hiện cơ chếthưởng vượt thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước năm 2003 sẽ có quyếtđịnh cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng dự toán chingân sách năm 2003 của địa phương phải chủ động chuẩn bị bố trí các nguồn thuộcngân sách địa phương để thực hiện chi cải cách tiền lương theo phương thức:

Sử dụng 50% số tăngthu ngân sách địa phương năm 2002 so với dự toán đã được Chính phủ giao (trừnguồn thu từ nhà, đất, xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp,... đãcân đối cho chi đầu tư theo chế độ);

Sử dụng 50% số tăngthu của ngân sách địa phương dự toán năm 2003 so với dự toán năm 2002 đã đượcChính phủ giao;

Nguồn tiết kiệm 10%chi thường xuyên của các đơn vị hành chính, sự nghiệp (trừ tiền lương và cáckhoản có tính chất lương); thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong XDCB khoảng5% dự toán chi ngân sách lĩnh vực này.

Đồng thời đối với tấtcả các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phải sử dụng nguồn thu được để lại của các đơnvị để trang trải tiền lương theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp cóthu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính.

IV/ Tổ chức thựchiện:

1/ Các Bộ, cơ quan nhànước theo chức năng được phân công xây dựng các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộclĩnh vực phụ trách và thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quantrung ương và các địa phương trước ngày 30/7/2002 để làm cơ sở cho việc lập dựtoán ngân sách nhà nước năm 2003.

2/ Các Bộ, cơ quanTrung ương quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và dựán trồng mới 5 triệu ha rừng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhlàm việc với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan về nhiệm vụ và dựtoán kinh phí năm 2003 đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình135 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc lĩnh vực phụ trách.

3/ Các Bộ, cơ quantrung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứThông tư này và số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2003 doBộ Tài chính thông báo, thực hiện: hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổ chứcthảo luận và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2003 theo đúng nội dungquy định của Thông tư này.

4/ Bộ Tài chính sẽ tổchức làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương, Tổng công ty 91, một số Tổng côngty 90 và các địa phương để thảo luận về dự toán ngân sách năm 2003 từ giữatháng 8/2002 (lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau).

5/ Tổng cục Hải quan,Tổng cục Thuế có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết Thông tư này cho các đơn vị trựcthuộc để thực hiện và xây dựng, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nướcthuộc lĩnh vực được giao.

6/ Về biểu mẫu lập vàbáo cáo dự toán thu, chi ngân sách năm 2003:

Đối với các Bộ, cơquan trung ương tổ chức hướng dẫn đối với các đơn vị trực thuộc lập và báo cáodự toán NSNN; trên cơ sở đó tổng hợp và báo cáo Bộ Tài chính dự toán NSNN năm2003 của Bộ, cơ quan trung ương theo đúng hướng dẫn biểu mẫu và thời gian quyđịnh tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và cácbiểu mẫu bổ sung đính kèm.

Đối với các địa phương:Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn chính quyền địa phươngcấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách đầy đủ theo các biểu mẫu đã quy địnhtại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính và tổng hợp dựtoán thu, chi ngân sách 2003 theo mẫu biểu hướng dẫn tại Thông tư số54/2001/TT-BTC ngày 5/7/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngânsách nhà nước năm 2002 và các biểu mẫu bổ sung đính kèm.

7/ Trong quá trình xâydựng dự toán ngân sách năm 2003 nếu có những chính sách chế độ mới ban hành, BộTài chính sẽ có hướng dẫn thông báo bổ sung khi triển khai thực hiện, nếu cónhững vướng mắc đề nghị các Bộ, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để xử lýkịp thời./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22336&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận