THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng
hiện vật đối với người lao động làm việc trong điềukiện có yếu tố nguy hiểm
độc hại của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thựchiện các quy định tại Điều 104 Chương IX của Bộ Luật Lao động quy định: ngườilàm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiệnvật, được hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quyđịnh của pháp luật"; Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn hệ thống lại bảng Danh mục quy định những côngviệc được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vậttrong ngành và được Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội thỏa thuận và ban hành Quyết định số 558/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/5/2002 vềDanh mục nghề, công việc được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao độnglàm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại của ngành Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.
Theotinh thần Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999; đểthống nhất thực hiện bảng Danh mục nghề, công việc được hưởng chế độ bồi dưỡngbằng hiện vật kèm theo Quyết định số 558/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/5/2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng: Người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề,tập nghề làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp,các Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Chicục Kiểm lâm ở các địa phương, nếu có chứcdanh nghề, công việc và các điều kiện lao động giống như trong Quyết định số558/2002/QĐ-BLĐTBXH thì cũng được áp dụng Thông tư này.
2. Điều kiện: Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề, công việc độchại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tại các Quyếtđịnh số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/ĐTBXH-QĐ ngày30/7/1996, Quyết định số1629/LĐTBXH-QĐngày 26/12/1996, Quyết định số 190/LĐTBXH-QĐ ngày 03/3/1999, Quyết định số1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000.
3. Mức bồi dưỡng: Tổng số nghề và công việc được hưởng chế độ bồi dưỡnghiện vật là 177 nghề, được chia làm 4 mức tính theo định suất và có giá trịbằng tiền như sau:
Mức4: có 2 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 6.000 đồng/xuất/người.
Mức3: có 7 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 4.500 đồng/xuất/người.
Mức2: có 83 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 3.000 đồng/xuất/người.
Mức1: có 85 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 2.000 đồng/xuất/người.
II. NGUYÊN TẮC
1.Chế độ bồi dưỡng hiện vật là một trong 5 nội dung của công tác bảo hộ lao độngvà không nằm trong chế độ tiền lương, do đó các đơn vị phải thực hiện nghiêmtúc việc lập và duyệt kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm (trong đó có kế hoạchbồi dưỡng hiện vật) theo phân cấp của Bộ.
2.Tổ chức bồi dưỡng hiện vật phảithực hiện trong ca làm việc, không được trả bằng tiền, không được đưa vào đơngiá tiền lương.
3.Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại, nguy hiểm từ 50%thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc được hưởng cả định xuất bồi dưỡng,nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì chỉ được hưởng nửađịnh xuất bồi dưỡng. Trong trường hợp phải làm thêm giờ thì chế độ bồi dưỡng hiện vật cũng được tănglên tương ứng với số giờ làm thêm.
4.Kinh phí chi trả cho chế độ bồi dưỡng hiện vật đối với các đơn vị sản xuất -kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông; đơnvị, cơ quan hành chính sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên; đối với các đốitượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nàoquản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Bảng Danh mục chỉ quy định trong phạm vi ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy lợi; các nghề khác như cơ khí, vận tải, xây dựng, được áp dụng theo quyđịnh của Bộ Lao động - Thương binh và xãhội đối với các ngành hữu quan. Bảng Danh mục còn chia theo mức bồi dưỡng đểtiện cho việc quản lý và sử dụng.
2.Những cơ sở có tổ chức ăn giữa ca, ca 3 thì nên ghép xuất ăn bồi dưỡng hiện vậtvào bữa ăn nói trên để tăng chất lượng, tiện quản lý và đỡ lãng phí thời gian.
3.Trong trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡngtập trung tại chỗ được như: làm việc lưu động, phân tán, ít người... thì ngườisử dụng lao động phải cấp hiện vật để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡngtheo quy định và người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra việc thựchiện.
4.Bồi dưỡng hiện vật chỉ là biện pháp hỗ trợ, do đó các đơn vị cần có các biệnpháp tích cực cải thiện điều kiện lao động, trang bị phòng hộ để hạn chế tới mức thấp nhất cácyếu tố tác hại do nghề nghiệp gây ra.
5.Hàng năm, nếu các đơn vị có nhu cầu bổ sung thêm ngành nghề nặng nhọc, độc hại,có thể mời các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnghoặc các cơ quan khác đã được Bộ Y tế chấp thuận, tổ chức đo môi trường lao động. Đối với các nghề,công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây nhiễm bởi các loại vi sinh vậtgây bệnh cho người thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường. Nếu các kếtquả đo môi trường vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của Bộ Y tế thì đơn vị phải có văn bảngửi lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét để trình Bộ giải quyết. Các đơn vị không tựđề ra các quy định bổ sung, sửa đổi về đối tượng cũng như mức bồi dưỡng.
6.Các Cục: Bảo vệ thực vật, Thú y, Phát triển lâm nghiệp, Kiểm lâm có trách nhiệmhướng dẫn các Chi cục thi hành Thông tư này.
7.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thaythế cho tất cả các văn bản thỏa thuận trước đây về chế độ bồi dưỡng bằng hiệnvật thuộc Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực, Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy lợi.
Trongquá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịpthời về Bộ (Vụ Chính sách nông nghiệp vàPhát triển nông thôn) để nghiên cứu, giải quyết./.