Văn bản pháp luật: Thông tư 114/2000/TT-BTC

Nguyễn Thị Kim Ngân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 114/2000/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
12/12/2001
27/11/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra

thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước

 

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về quy địnhchi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nướcvà Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ về sửa đổi bổ sungNghị định 87/CP.

Để quản lý, sử dụng nguồn kinh phí điều tra từ ngân sách Nhà nướcđúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. Quy định chung

1-Ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo kinh phí cho các cuộc điều tra được cấp có thẩmquyền giao trong dự toán hàng năm của Bộ, ngành và địa phương.

2-Kinh phí chi cho các cuộc điều tra thuộc nguồn ngân sách Nhà nước được quản lýtheo Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và những quy định cụthể tại Thông tư này.

3-Thông tư này không áp dụng cho các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn đầu tư xâydựng cơ bản, tổng điều tra, điều tra mà khối lượng sản phẩm được tính theo đơngiá như điều tra địa chất, điều tra thuộc nhiệm vụ thường xuyên hàng năm củaTổng cục Thống kê, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Tổng cục địa chính...

II. Quy định cụ thể

1-Nội dung chi:

Cáccuộc điều tra được chi theo nội dung hướng dẫn sau đây:

Chixây dựng phương án điều tra: là khoản chi để xây dựng đề cương tổng quát, đề cươngchi tiết, chi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho phương án điều tra ( ý kiến phảnbiện của chuyên gia nếu có).

Chitập huấn nghiệp vụ điều tra.

Chiin ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, biểu mẫu ghi chép và tổng hợp kết quảđiều tra.

Chiphí vận chuyển, tài liệu từ trung ương về địa phương điều tra.

Chiphí nghiệp vụ điều tra theo từng lĩnh vực của ngành.

Chicông tác phí, xăng xe của Ban chỉ đạo và giám sát viên cuộc điều tra.

Chithù lao cho người cung cấp thông tin và cán bộ xã, phường đóng góp thông tin.

Chiphí xử lý kết quả điều tra, tổng hợp phân tích số liệu, phúc tra, thẩm địnhnghiệm thu, đánh giá kết quả điều tra.

Chicông bố kết quả điều tra.

2-Một số mức chi cụ thể:

2.1-Chi xây dựng phương án điều tra:

Tuỳtheo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra đơn vị đượcchi cho xây dựng đề cương ( từ tổng quát đến chi tiết được chủ dự án chấpthuận) điều tra theo 2 mức sau:

Mức1: Từ 500.000 đến 1.000.000 đồng / đề cương.

Mức2: Từ 1.000.000 đến 1.600.000 đồng/ đề cương.

2.2-Hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan (nếu có) về phươngán điều tra, mức chi cho từng thành viên quy định như sau:

Chủnhiệm dự án: 100.000 đồng/cuộc.

Thưký dự án 70.000 đồng/cuộc

Ngườidự hội thảo có ý kiến tham gia 50.000 đồng /cuộc.

Ngoàikhoản chi cho từng thành viên nêu trên, những người có báo cáo được ban chủnhiệm đánh giá tốt còn được trả thù lao mức chi tối đa cho một báo cáo là300.000 đồng.

2.3-In ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra. Việc in ấntài liệu điều tra phải căn cứ vào giá cả Nhà nước quy định, có hợp đồng với cơquan in và thực hiện cơ chế đấu thầu đối với những khoản chi đủ điều kiện theoquy chế đấu thầu. Số lượng tài liệu in đủ để phục vụ cho tập huấn nghiệp vụđiều tra và công tác điều tra.

2.4-Tập huấn nghiệp vụ điều tra: Các cuộc điều tra (nếu cần thiết) được tổ chức tậphuấn phương pháp kỹ năng điều tra cho điều tra viên và được chi cho tập huấn nhưsau:

Chihội trường, nước uống những ngày tập huấn.

Chitiền ăn, ngủ cho đại biểu không hưởng lương và bù tiền ăn cho đại biểu có lươngtheo quy định tại điểm 1, 2 mục II Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu hội nghị.

Tiềnthù lao giảng viên, hướng dẫn viên hội nghị tập huấn vận dụng mức chi tại Thôngtư số 150/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 19/11/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫnquản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước.

Chikhác phục vụ hội nghị tập huấn.

2.5-Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra từ trung ương về địa phương: Khoản chi nàyphát sinh trong trường hợp tài liệu được in ấn tập trung ở Trung ương để cấpcho các tỉnh, thành phố. Trường hợp in ấn tại tỉnh thì không được tính khoảnchi này, giá cước vận chuyển theo quy định của ngành Bưu điện và cơ quan vậntải Nhà nước.

2.6- Chi công tác phí, xăng xe của Ban chỉ đạo và giám sát viên cuộc điều tra. Mứcchi theo quy định hiện hành (chỉ chi cho các cuộc đi trực tiếp công tác điềutra, các cuộc đi phối hợp do chi hành chính quản lý của đơn vị chịu).

2.7- Thuê người dẫn đường, phiên dịch tiếng dân tộc (nếu có). Khoản chi này chỉ ápdụng cho các cuộc điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phươngdẫn đường và phiên dịch cho điều tra viên. Mức thù lao 15.000 đồng/ người /ngày cho người dẫn đường, 30.000 đồng/ người/ ngày cho người phiên dịch.

2.8-Chi phí cho công tác tổng hợp số liệu, phúc tra, đánh giá kết quả điều tra. Trườnghợp phải thuê cơ quan bên ngoài tổng hợp số liệu thì phải ký hợp đồng và đảmbảo thủ tục hợp đồng theo quy định của Nhà nước.

2.9- Công bố kết quả kiểm tra: Các cuộc điều tra lớn được chi cho công bố kết quảđiều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo các cơ quan chứcnăng, nếu tổ chức hội nghị để công bố thì được chi theo mức chi quy định tạiđiểm 2.2 nêu trên.

III - Quản lý kinh phí điều tra

1-Lập dự toán kinh phí cho các cuộc điều tra: Trên cơ sở các quyết định điều trađược cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra phải tiếnhành việc xây dựng dự toán kinh phí từng cuộc điều tra, gửi lấy ý kiến của cơquan dự toán cấp trên và cơ quan Tài chính đồng cấp (đối với các dự án của cảtrung ương và địa phương) trên cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, Thủ trưởngcơ quan chuyên ngành (theo thẩm quyền) Quyết định dự toán kinh phí hoặc trìnhThủ tướng Chính phủ Quyết định.

2-Căn cứ dự toán kinh phí được giao, đề cương điều tra chi tiết được cấp có thẩmquyền phê duyệt, các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí điều tra lập dự toán chitheo mục lục ngân sách và nội dung chi quy định tại Thông tư này để trình cơquan chủ quản phê duyệt và tổng hợp theo dự toán chung gửi Kho bạc Nhà nước, cơquan Tài chính đồng cấp làm căn cứ cấp phát kinh phí điều tra.

3-Căn cứ thông báo dự toán năm, quý và đề nghị cấp kinh phí của cơ quan chủ quản,Cơ quan Tài chính cấp kinh phí theo tiến độ thực hiện công tác điều tra.

4-Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát việc chi theo đúng nội dung vànhiệm vụ điều tra.

5- Kinh phí chi các cuộc điều tra hạch toán, quyết toán theo chế độ kế toán vàquản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

Cuốinăm đơn vị thực hiện dự án điều tra phải báo cáo tình hình thực hiện dự án,tình hình sử dụng kinh phí điều tra với cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan Tàichính và kế hoạch đầu tư. Cơ quan chủ quản chuyên ngành thực hiện nghiệm thukết quả dự án hoặc nghiệm thu kết quả giai đoạn (đối với những dự án thực hiệntrong nhiều năm), thông báo kết quả cho cơ quan Tài chính, Kế hoạch đầu tư đểlàm căn cứ duyệt quyết toán kinh phí điều tra và dự toán kinh phí năm tiếp theo(nếu có). Kinh phí các cuộc điều tra còn thừa đến cuối năm đơn vị phải nộp vàongân sách Nhà nước.

IV. Điều khoản thi hành

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh để Bộ Tài chính xem xétbổ sung sửa đổi kịp thời./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5680&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận