Văn bản pháp luật: Thông tư 13/2006/TT-BTM

Lê Danh Vĩnh
Toàn quốc
Công báo số 19 & 20 - 12/2006;
Thông tư 13/2006/TT-BTM
Thông tư
30/12/2006
29/11/2006

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây Dựng

Thứ trưởng
2.006
Bộ Thương mại

Toàn văn

THÔNG TU

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhà thầu trong

nước và nhà thầu nước ngoài quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP

ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đấu thầu

và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây Dựng

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Bộ Thương mại hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Thông tư này hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài (gọi chung là nhà thầu) trúng thầu đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của Luật Đấu thầu.

Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam không chịu sự điều chỉnh tại Thông tư này mà được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Xây dựng và Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

II. THỦ TỤC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

1. Hàng hóa nhập khẩu:

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, nhà thầu được phép nhập khẩu, tạm nhập tái xuất các loại hàng hóa để thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép hoặc thuộc diện quản lý chuyên ngành, nhà thầu chỉ được phép nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa sau khi được Bộ Thương mại, Bộ quản lý chuyên ngành cấp giấy phép nhập khẩu hoặc hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.

2. Hợp đồng nhập khẩu:

Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa nhà thầu trong nước với thương nhân nước ngoài hoặc giữa nhà thầu nước ngoài trúng thầu với doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền. Nội dung hợp đồng nhập khẩu phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng.

3. Thủ tục nhập khẩu:

3.1. Nhập khẩu máy móc thiết bị:

Nhà thầu trúng thầu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị tại hải quan cửa khẩu theo hồ sơ sau:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;

- Hợp đồng nhập khẩu;

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế của nhà thầu (đối với nhà thầu trong nước);

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương (đối với nhà thầu nước ngoài).

3.2. Thuê, mượn máy móc, thiết bị nhập khẩu:

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà thầu được phép thuê, mượn máy móc, thiết bị để phục vụ cho thi công xây dựng công trình. Sau khi hoàn thành dự án, nhà thầu phải tái xuất máy móc, thiết bị thuê, mượn trả cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp thanh lý máy móc, thiết bị thuê, mượn ở Việt Nam, nhà thầu phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Máy móc thiết bị thanh lý phải đảm bảo các quy định của pháp luật về máy móc, thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng. Thủ tục nhập khẩu, thanh lý được thực hiện trực tiếp tại hải quan cửa khẩu.

3.3. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập:

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà thầu được:

- Tạm nhập máy móc, thiết bị, phương tiện cơ giới để phục vụ thi công xây dựng công trình sau đó tái xuất khi công trình được hoàn thành;

- Tạm xuất các bộ phận, chi tiết, phụ tùng... thuộc dây chuyền máy móc, thiết bị đã nhập khẩu ra nước ngoài để sửa chữa hoặc thay thế sau đó tái nhập.

Thủ tục tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập được thực hiện trực tiếp tại hải quan cửa khẩu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 04 TM/ĐT ngày 30 tháng 7 năm 1993 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quy định quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách ban hành kèm theo Quyết định số 91/TTg ngày 13 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tất cả các loại giấy phép do Bộ Thương mại cấp liên quan đến việc nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn Nhà nước đều được bãi bỏ.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các nhà thầu và các đơn vị liên quan phản ánh về Bộ Thương mại để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=14765&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận