THÔNG TƯ
Hướng dẫn quản lý thu chi Ngân sách xã, thị xã, phường
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấpquản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài Chính.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thu chi Ngân sách xã, thị trấn, phườngnhư sau:
PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.Ngân sách xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là ngân sách xã) và ngân sách phường làmột bộ phận của Ngân sách Nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã, phường (dưới đây gọichung là cấp xã) xây dựng, quản lý và Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sátthực hiện.
2.Ngân sách xã, phường được xây dựng bằng các nguồn thu được phân cấp và chi thựchiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo quyđịnh của Luật Ngân sách Nhà nước.
3.Mọi khoản thu, chi ở xã, phường phải được phản ánh vào ngân sách xã, phường đểHội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và kiểm tra thực hiện. Xã, phường khôngđược tuỳ tiện đặt ra các chế độ thu, chi riêng hoặc giữ nguồn thu để lập quỹngoài ngân sách trái quy định của Nhà nước.
4.Ngân sách xã, phường được ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu và sốbổ sung của ngân sách cấp trên từ 3 đến 5 năm; thời gian cụ thể của từng thờikỳ ổn định do Thủ tướng Chính phủ quyến định khi giao dự toán ngân sách nhà nướcnăm đầu thời kỳ ổn định.
5.Cân đối ngân sách xã thường phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồnthu, kể cả số bổ sung từ ngân sách cấp trên (nếu có). Cụ thể:
5.1.Đối với ngân sách xã:
-Nhiệm vụ chi thường xuyên cân đối với các nguồn thu được phân cấp (không kể cácnguồn thu để chi cho một số mục tiêu cụ thể như thu do nhân dân đóng góp, thu laođộng công ích, thu kết dư), nếu thiếu được ngân sách cấp trên bổ sung.
-Chi đầu tư phát triển cân đối chủ yếu từ nguồn thu nhân dân đóng góp, thu laođộng công ích; ngoài ra được bổ sung một phần từ ngân sách theo sự phân cấp củatỉnh và từ kết dư ngân sách xã (nếu có).
5.2.Đối với ngân sách phường:
Cáckhoản thu được phân cấp để bảo đảm nhiệm vụ chi thường xuyên quy định, nếuthiếu được ngân sách cấp trên bổ sung, nếu thừa được bố trí chi bổ sung cho cáchoạt động văn hoá - xã hội - phúc lợi của phường.
6.Xã, phường có nhiệm vụ quản lý các loại tài sản công của xã, phường, kể cả tàisản của Nhà nước, tài sản vắng chủ nằm trên địa bàn xã, phường chưa rõ cơ quannào quản lý.
7.Tổ chức Ban Tài chính xã, phường:
-Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tổ chức Ban Tài chính để giúp uỷ ban nhân dân cấpxã xây dựng và thực hiện dự toán thu chi ngân sách, lập báo cáo ngân sách hàngtháng, quyết toán ngân sách năm, tổ chức quản lý tài sản và tài chính Nhà nướctrên địa bàn theo quy định.
-Ban Tài chính gồm có:
+Một Trưởng ban là uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác tài chính.
+Một phụ trách kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (sơ cấp đối với miền núihoặc trung cấp đối với các vùng khác) do Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá bổnhiệm theo yêu cầu của uỷ ban nhân dân cấp xã và đề nghị của Chủ tịch Uỷ bannhân dân huyện, thị xã, quận (dưới đây gọi chung là cấp huyện). Phụ trách kếtoán có nhiệm vụ thường xuyên giúp Uỷ ban nhân dân lãnh đạo tổ chức công táctài chính ngân sách xã, phường.
+Một thủ quỹ (hoặc có thể cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân kiêm nhiệm).
-Chế độ với cán bộ Ban Tài chính:
TrưởngBan Tài chính được hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định 50/CP ngày 26 tháng 07năm 1995 của Chính phủ; phụ trách kế toán được hưởng sinh hoạt phí theo chức vụđào tạo; cán bộ tài chính khác hưởng sinh hoạt phí theo hợp đồng lao động ở xã.
PHẦN II
NỘI DUNG THU, CHI CỦA NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG
I. NỘI DUNG THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ.
a/Nguồn thu của ngân sách xã:
1.Các khoản thu một trăm phần trăm (100%):
-Thuế môn bài các hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc 6 kể cả số thu khoán;
-Thuế sát sinh thu trên địa bàn;
-Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã;
-Các khoản thu từ hoạt động các sự nghiệp kinh tế, văn hoá - xã hội, sự nghiệpkinh tế khác;
-Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp theo quy địnhcủa pháp luật; đóng góp theo quyết định của Hội đồng nhân dân xã và đóng góp tựnguyện khác. Trường hợp các khoản huy động đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng chưa xác định rõ, khi tiến hành sẽ lập dự toán riêng và phải phản ánh vàongân sách trong quá trình thực hiện;
-Thu từ sử dụng quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản khác do xã quản lý;
-Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp choxã;
-Thu kết dư năm trước;
-Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2.Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, cấphuyện và cấp xã, thị trấn gồm 4 khoản:
-Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
-Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
-Thuế nhà, đất;
-Tiền sử dụng đất.
Tỷlệ phân chia các khoản thu trên cho xã do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định. Tuỳ theo tình hìnhthực tế ở mỗi địa phương có thể quy định tỷ lệ chung cho 4 khoản hoặc tỷ lệriêng cho từng khoản có phân biệt theo vùng (miền núi, trung du, đồng bằng) chophù hợp.
3.Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên có 2 loại:
-Thu bổ sung để cân đối ngân sách: là khoản thu được xác định trên cơ sở giữa dựtoán chi được giao và các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và cáckhoản thu phân chia theo tỷ lệ%), nếu thiếu được ngân sách cấp trên bổ sung. Sốthu này do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định sau khi đã báo cáo Uỷ bannhân dân tỉnh để đảm bảo cân đối chung và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.Hàng năm được tăng thêm một phần theo tỷ lệ trượt giá do Uỷ ban nhân dân tỉnhquy định.
-Thu bổ sung theo các mục tiêu được giao từng năm (không giao ổn định) do Uỷ bannhân dân huyện xem xét trên cơ sở xem xét đề nghị của xã và các mục tiêu củangân sách cấp trên.
b/Nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
1.Chi thường xuyên về:
1.1.Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã, thịtrấn quản lý:
-Trợ cấp hưu và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã theo Quyết định 130/CP,Quyết định 111/HĐBT và Nghị định 50/CP của Chính phủ; chi thăm hỏi các gia đìnhchính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác;
-Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã, thị trấntổ chức.
1.2.Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chogiáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ.
1.3.Sự nghiệp y tế:
-Sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp cán bộ y tế công tác tại trạm y tế thuộc xãquản lý. Đối với cán bộ xã không thuộc biên chế Nhà nước, nhưng nằm trong địnhbiên, trước đây cấp nào ký hợp đồng quản lý, chi trả thì hiện nay vẫn giao chocấp đó tiếp tục quản lý và chi trả.
-Mua sắm trang bị hoặc bổ sung đồ dùng chuyên môn phục vụ khám, chữa bệnh.
-Phòng bệnh và sự nghiệp y tế khác.
1.4.Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình phúc lợi, đường giao thông do xã, thịtrấn quản lý như: bảo dưỡng sửa chữa trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫugiáo, nhà văn hoá, đài tưởng niệm; dặm vá sỏi đá sửa chữa các cầu, đường giaothông thuộc xã; riêng đối với thị trấn còn có sửa chữa vỉa hè, đường phố nộithị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh...
1.5.Hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã, thị trấn bao gồm:
-Sinh hoạt phí theo mức quy định hiện hành;
-Sinh hoạt phí cho đại biểu Hội đồng nhân dân xã;
-Các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước;
-Phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh;
-Công tác phí;
-Chi về hoạt động văn phòng như: tiền nhà, điện, nước, thắp sáng, vật liệu vănphòng, bưu phí điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
-Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên nhà cửa, phương tiện làm việc;
-Chi khác.
1.6.Các khoản phụ cấp và kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam củaxã, thị trấn sau khi đã trừ đi khoản thu đảng phí theo điều lệ và các khoản thunộp khác (nếu có).
1.7.Các khoản phụ cấp và kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam của xã, thị trấn sau khi trừ khoản thu đónggóp hội phí.
1.8.Công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
-Huấn luyện dân quân tự vệ do xã, thị trấn triệu tập;
-Các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ theo quy định của Pháp lệnh về dânquân tự vệ;
-Đăng ký nghĩa vụ quân sự, đưa tiễn thanh niên đi nghĩa vụ quân sự;
-Chi bán định suất an ninh;
-Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xãhội trên địa bàn xã;
-Các khoản chi khác.
1.9.Các khoản chi nhằm khuyến khích các sự nghiệp kinh tế như khuyến nông khuyến ngư,nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã;
1.10.Các khoản chi khác theo quy định.
2.Chi đầu tư phát triển.
Chiđầu tư phát triển đối với ngân sách xã gồm: chi đầu tư xây dựng các công trìnhkết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của cấp tỉnh từ nguồn vốn ngânsách và chi đầu tư từ nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cánhân cho từng dự án, mục tiêu nhất định.
II. NỘI DUNG THU, CHI NGÂN SÁCH PHƯỜNG.
a/Nguồn thu của ngân sách phường:
-Thuế sát sinh thu từ các hộ kinh doanh giết mổ gia súc trừ thuế sát sinh thu từcác doanh nghiệp giết mổ gia súc được nộp và ngân sách thị xã, thành phố.
-Các khoản phí, lệ phí;
-Các khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật theo quy định củapháp luật hoặc quyết định của địa phương;
-Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân cho phường theo quyết định của Hộiđồng nhân dân phường để xây dựng, tu bổ các cơ sở hạ tầng thuộc phường quản lý;
-Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
-Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho phường bằngtiền hoặc hiện vật được quy thành tiền;
-Thu kết dư ngân sách phường năm trước;
-Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền cho thuê hoặc bán tàisản và các khoản thu sự nghiệp khác;
-Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên trong trường hợp các khoản thu được phân cấpcủa ngân sách phường không đảm bảo đủ các nhu cầu chi theo quy định của Nhà nước.Mức bổ sung cho ngân sách phường do Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh quyết định sau khi báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm, hàng năm được bổ sungthêm một phần theo tỷ lệ trượt giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
b/Nhiệm vụ chi của ngân sách phường.
Chithường xuyên về:
1.Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyềnthanh do phường quản lý:
-Trợ cấp hưu và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ phường theo Quyết định số130/CP, Quyết định số 111/HĐBT và Nghị định 50/CP; chi thăm hỏi các gia đìnhchính sách; cứu tế xã hội;
-Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do phường tổchức.
2.Hoạt động của cơ quan Nhà nước của phường:
-Sinh hoạt phí cán bộ phường;
-Sinh hoạt phí của đại biểu Hội đồng nhân dân phường;
-Các khoản phụ cấp theo chế độ quy định;
-Phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh;
-Công tác phí;
-Chi về hoạt động của văn phòng như tiền nhà, điện, nước, vật liệu văn phòng, bưuphí điện thoại, hội nghị, tiếp tân, khánh tiết;
-Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên nhà cửa, phương tiện làm việc;
-Chi khác.
3.Các khoản phụ cấp và kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam của phườngsau khi đã trừ tiền thu đảng phí và các khoản thu khác.
4.Các khoản phụ cấp kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,Hội Nông dân Việt Nam của phường sau khi trừ thu đoàn phí, hội phí và các khoảnthu khác.
5.Công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
-Huấn luyện dân quân tự vệ do phường triệu tập;
-Phụ cấp huy động dân quân tự vệ theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ;
-Đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự, đưa tiễn thanh niên đi nghĩa vụ quân sự;
-Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ trị an, trật tựan toàn xã hội và các khoản chi khác.
6.Các khoản chi khác theo quy định.
III. ĐỊNH MỨC CHI TỔNG HỢP CHO XÃ.
Địnhmức chi ngân sách xã là mức chi tính cho đầu xã nhằm đảm bảo cho xã thực hiệncác nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước. Mức chi này là mức tổng hợp được xácđịnh trên cơ sở các chính sách, chế độ thống nhất của Nhà nước phù hợp với khảnăng cân đối chung của ngân sách nhà nước và ngân sách từng địa phương, địnhmức là cơ sở để lập và phân bổ dự toán ngân sách ở xã.
Địnhmức gồm 2 phần:
Phần1 - Phần cơ bản được xác định trên cơ sở chính sách, chế độ của Nhà nước đốivới cán bộ xã như:
-Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ quy định về chế độ sinh hoạt phíđối với cán bộ xã, thị trấn, phường.
-Quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấnđề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở. - Quyết định 394/TTgngày 11/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ sinh hoạt phí đối vớiđại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
-Quyết định 164/TCCP ngày 29/06/1995 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc ban hànhquy chế tạm thời về tổ chức bản ở các xã miền núi, vùng cao và chức năng nhiệmvụ, quyền hạn của trưởng ban.
-Nghị định 35/CP ngày 14/06/1996 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh dânquân tự vệ.
-Các văn bản chế độ hiện hành khác....
Mứcchi cơ bản bình quân:
-Tối thiểu: 85 triệu đồng
-Tối đa: 100 triệu đồng
Mứctính trên sẽ được điều chỉnh khi có chính sách chế độ bổ sung, sửa đổi.
Phần2 - Phần chi đảm bảo cho hoạt động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xã.Mức chi này được xác định bằng một hệ số so với mức chi cơ bản trên.
Hệsố quy định tự 0,4 đến 1,5 lần so với mức chi cơ bản. Căn cứ vào khả năng ngânsách, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể hệ số áp dụngcho các xã. Đối với các xã khai thác tốt nguồn thu, tỉnh có thể quyết định mứcchi cao hơn quy định trên nhưng phần vượt được dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng.
Riêngchi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không tính định mức mà căn cứ vào nguồn thuhuy động đóng góp và bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên, khả năng cânđối ngân sách để quyết định từng công trình, dự án cụ thể hàng năm.
Đốivới phường, căn cứ vào định mức trên các tỉnh, thành phố vận dụng cụ thể chophù hợp.
PHẦN III
LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG
I. LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG.
1.Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vàchỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập dự toánngân sách năm sau để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
2.Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách xã, phường:
2.1.Phải tính đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng quy định của Nhà nước, kểcả các khoản thu từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân để kiến thiết xã, phường.
2.2.Bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệmvụ của chính quyền cấp xã, đồng thời góp phần xây dựng nông thôn ngày càng pháttriển.
2.3.Dự toán phải lập theo Mục lục ngân sách nhà nước và mẫu biểu quy định của BộTài chính. 3. Căn cứ lập dự toán gồm:
3.1.Nhiệm vụ chi được phân cấp và những yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của xã, phường;
3.2.Các văn bản pháp luật về thu, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách docấp có thẩm quyền quy định;
3.3.Nguồn thu và khả năng thu theo những quy định về phân cấp quản lý ngân sách choxã, phường (các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia, số bổ sung của ngânsách cấp trên);
3.4.Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã, phường do Uỷ ban nhân dân cấp huyện thôngbáo;
3.5.Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã, phường năm trước.
4.Trình tự lập dự toán ngân sách xã, phường:
4.1.Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm trước:
Hàngnăm, ngay từ đầu tháng 7, các xã phải căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách6 tháng, ước thực hiện cả năm. Trên cơ sở đó phân tích tình hình, rút kinhnghiệm cho việc lập và tổ chức thực hiện ngân sách năm sau.
4.2.Xác định khả năng thu và yêu cầu chi năm kế hoạch:
4.2.1.Các ban hoặc tổ chức thuộc xã, phường căn cứ vào nhiệm vụ và chế độ chi quyđịnh để lập dự trù nhu cầu chi; Ban Tài chính xã, phường phối hợp với đội thuthuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước ở xã, phường.
4.2.2.Sau khi làm việc với các đơn vị trực thuộc về khả năng cân đối Ban Tài chínhxã, phường lập dự toán thu, chi ngân sách. Dự toán ngân sách xã, phường đượclập khoản chi dự phòng bằng 3% tổng số chi để đáp ứng những nhiệm vụ phát sinhđột xuất. Để đảm bảo dự toán ngân sách phù hợp với định hướng chung, trước khitrình Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân, Ban Tài chínhcần làm việc và xin ý kiến Phòng Tài chính huyện.
4.3.Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã dự toán ngân sách năm sau để trình Hội đồng nhândân cùng cấp quyết định.
5.Thời hạn quyết định ngân sách năm:
5.1.Dự toán ngân sách xã, phường năm đầu thời kỳ ổn định do Hội đồng nhân dân cấpxã thảo luận, quyết định sau khi dự toán ngân sách cấp huyện đã được Hội đồngnhân dân cấp huyện thông qua và Uỷ ban nhân dân huyện đã có quyết định chínhthức giao cho xã, phường dự toán ngân sách.
5.2.Dự toán các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định: Hội đồng nhân dân cấp xã thảoluận và quyết định trước ngày 15/8 năm trước.
5.3.Dự toán ngân sách xã, phường sau khi Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định, Uỷban nhân dân xã có trách nhiệm gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Tài chínhhuyện để xem xét và tổng hợp. Thời hạn gửi chậm nhất 5 ngày sau khi có quyếtđịnh của Hội đồng nhân dân xã.
6.Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có).
Dựtoán ngân sách xã được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
-Có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướngchung.
-Có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi, do thiên tai địch hoạ cần thiếtphải có sự điều chỉnh nhiệm vụ thu chi ngân sách.
Khiphải điều chỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trìnhHội đồng nhân dân cấp xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Dựtoán điều chỉnh sau khi được duyệt là dự toán ngân sách chính thức của xã, phườngtrong năm kế hoạch.
7.Biểu mẫu lập dự toán ngân sách xã, phường gồm có:
-Biểu tổng hợp cân đối thu chi ngân sách xã, phường năm (biểu số 1)
-Dự toán thu ngân sách xã, phường theo loại (biểu số 2)
-Dự toán chi ngân sách xã, phường theo lĩnh vực (biểu số 3)
-Dự toán thu ngân sách xã, phường theo Mục lục ngân sách nhà nước (biểu số 4)
-Dự toán chi ngân sách xã, phường theo Mục lục ngân sách nhà nước (biểu số 5)
-Dự toán chi đầu tư phát triển (biểu số 6)
Ngoàicác biểu mẫu cơ bản trên đây, Sở Tài chính - Vật giá có thể quy định thêm mộtsố phụ lục để đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương.
II. CHẤP HÀNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ.
1.Lập dự toán thu, chi quý:
Yêucầu tổ chức thực hiện dự toán ngân sách xã là:
-Đảm bảo thu đúng chế độ chính sách của Nhà nước, thu đầy đủ, kịp thời các khoảnthu đã ghi vào dự toán, phấn đấu thu vượt dự toán.
-Bảo đảm cấp đủ kinh phí theo tiến độ công việc hoặc nhu cầu chi.
BanTài chính xã phải lập dự toán thu, chi hàng quý để điều hành.
1.1.Lập dự toán quý (có chia ra tháng) phải căn cứ vào dự toán cả năm và khả năngthu cũng như nhu cầu chi thực tế của quý đó.
1.2.Dự toán quý báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, đồng gửi Phòng Tài chínhhuyện và Kho bạc nơi xã giao dịch trước ngày đầu của mỗi quý.
2.Để phản ánh các hoạt động thu, chi ngân sách xã, phường được mở tài khoản thu,chi ngân sách xã tại kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Chủ tịch xã, phường hoặcngười được uỷ quyền là chủ tài khoản. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu xã, phường cònđược mở tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán để gửi các khoản tiền của tập thể. Đốivới các xã có nhiều khó khăn chưa có điều kiện quản lý thu, chi trực tiếp quaKho bạc thì tạm thời được phản ánh các hoạt động thu, chi ngân sách xã như hiệnnay, nhưng tỉnh phải có phương án cụ thể để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyếtđịnh và báo cáo Bộ Tài chính.
3.Ngoài số thu chi ngân sách được quản lý tại Kho bạc nơi giao dịch, xã có quỹtiền mặt tại xã để nhập các khoản thu xã được hưởng 100% (một trăm phần trăm)do xã thu nhưng chưa có điều kiện nộp trực tiếp vào Kho bạc và dùng để chi chocác khoản chi có giá trị nhỏ hoặc đột xuất khác. Định mức tồn quỹ tiền mặt tạixã do Kho bạc nhà nước nơi giao dịch quy định cho từng loại xã cho phù hợp.
4.Tổ chức thu.
Việctổ chức thu tại xã được phân cấp như sau:
-Cơ quan thuế (các Đội thu thuế ở xã nếu có) hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệmthu các khoản thuế của Nhà nước nộp Kho bạc nhà nước; Kho bạc nhà nước thựchiện phân chia các khoản thu theo tỷ lệ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước vàUỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
-Ban Tài chính xã tổ chức thu các khoản thu xã, phường được hưởng 100% (một trămphần trăm) như phí và lệ phí xã, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản,thu các khoản đóng góp, tiền phạt và các khoản khác. Các khoản thu này xử lý nhưsau:
+Đối với xã, phường, thị trấn gần Kho bạc nhà nước nơi giao dịch nộp vào Kho bạcnhà nước và Kho bạc nhà nước hạch toán 100% cho ngân sách xã, phường.
+Đối với các xã ở xa Kho bạc nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn được giữ lại đểchi. Định kỳ (10 ngày, 20 ngày hoặc tháng) làm thủ tục ghi thu và ghi chi vàongân sách xã tại Kho bạc nhà nước. Trường hợp có thu đột xuất lớn và vượt địnhmức tồn quỹ tiền mặt (do thời vụ, do đấu thầu) phải nộp vào tài khoản ngân sáchxã tại Kho bạc nhà nước.
-Mọi khoản thu phải thu bằng biên lai thu hoặc phiếu thu do Bộ Tài chính thốngnhất phát hành. Nghiêm cấm thu bằng ghi sổ sách, không có chứng từ hoặc để thungoài ngân sách.
-Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, Phòng Tài chính huyện căn cứ vào dựtoán bổ sung của từng xã và khả năng cân đối của ngân sách huyện thông báo sốbổ sung hàng tháng cho xã chủ động điều hành ngân sách. Để đảm bảo cho xã cónguồn chi, nhất là chi cho bộ máy, số bổ sung này phải cấp cho xã định kỳ hàngtháng. Huyện không được chi dùng vào việc khác gây trở ngại cho điều hành ngânsách của xã.
-Thu từ quỹ đất công ích (5%) và hoa lợi, công sản do xã quản là là nguồn thuquan trọng của ngân sách xã hàng năm. Vì vậy xã có thể thực hiện dưới các hìnhthức đấu thầu, khoán thu theo mùa vụ hoặc xã tự đứng ra tổ chức sản xuất thuhoa lợi. Xã không được đấu thầu hoặc thu khoán 1 lần trong nhiều năm.
5.Thực hiện chi.
5.1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, phường hoặc người được uỷ quyền là ngườichịu trách nhiệm về quyết định thực hiện các khoản thu và chi ngân sách tại xã.
-Việc thực hiện chi phải bảo đảm nguyên tắc:
+Kinh phí đã được ghi trong dự toán, trừ 2 trường hợp:
*Dự toán chưa được giao chính thức. Trong trường hợp này được tạm cấp sinh hoạtphí và chi đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước.
*Chi từ nguồn dự phòng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân xã.
+Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã quy định;
+Đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi;
+Ngoài ra, việc chi tiêu phải căn cứ vào tồn quỹ của ngân sách xã và thực hiện ưutiên chi trả sinh hoạt phí hàng tháng. Không để tình trạng nợ sinh hoạt phí,các khoản phụ cấp của cán bộ xã kéo dài. Trường hợp tồn quỹ ngân sách xã tạiKho bạc nhà nước không còn số dư do chưa thu được nhưng có yêu cầu bức báchphải chi, xã, thị trấn, phường có thể đề nghị cơ quan tài chính huyện tăng tiếnđộ cấp số bổ sung cho xã hoặc xin vay quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để chi, nhưngphải hoàn trả kịp thời theo thời hạn quy định.
+Các khoản kinh phí uỷ quyền của cấp trên phải được quản lý, hạch toán và quyếttoán riêng với cơ quan tài chính cấp trên.
5.2.Cấp phát ngân sách xã, phường thực hiện bằng lệnh chi và thực hiện dưới 2 hìnhthức:
-Bằng tiền mặt cho việc trả sinh hoạt phí, phụ cấp, công tác xã hội và mua sắmcác khoản giá trị nhỏ. Kho bạc nhà nước căn cứ vào dự toán chi hàng quý, lệnhchi của Ban Tài chính xã kèm theo các chứng từ chứng nhận cần thiết do Chủ tịchUỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền ký, xuất quỹ tiền mặt cho xã để chitrả trực tiếp cho các đối tượng được thanh toán bằng tiền mặt.
Trườnghợp xã chi từ khoản thu được giữ lại tại xã: Hình thức này từng bước cần hạnchế, chỉ thực hiện đối với các xã ở xa Kho bạc nhà nước trong trường hợp muasắm với giá trị nhỏ, phục vụ tiếp khách, hội nghị, thăm hỏi, tạp vụ và các việcđột xuất. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào đềnghị của phụ trách kế toán quyết định chi. Định kỳ làm thủ tục ghi thu, ghi chivào ngân sách xã tại Kho bạc nhà nước (có kèm theo các bảng kê thu và chi).
-Bằng chuyển khoản để thanh toán các khoản mua sắm tài sản, vật tư, thanh toán cướcphí và các dịch vụ cho các đơn vị cung cấp hoặc cung ứng lao vụ. Việc thanhtoán này thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước để trả trực tiếp cho đơn vị cungứng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền duyệt đề nghị thanhtoán. Ban Tài chính xã ra lệnh chi và Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm travà thanh toán.
5.4.Chi đầu tư xây dựng cơ bản: việc quản lý vốn đầu tư thực hiện theo phân cấp củatỉnh và phải thực hiện cơ chế đấu thầu theo quy định của Nhà nước. Vốn đầu tưcủa ngân sách xã do Ban Tài chính thẩm định và cấp phát qua Kho bạc nhà nướccấp huyện.
Đốivới các công trình đầu tư bằng nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân, vềnguyên tắc Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã quyết định; trừ công trìnhcó quy mô lớn và liên quan đến quy hoạch chung phải bao cáo cấp có thẩm quyềntrước khi quyết định.
Việchuy động bằng ngày công và hiện vật dưới hình thức tự nguyện ở xã, thị trấn, phườngphải mở sổ sách theo dõi từng công trình.
6.Kiểm tra ngân sách xã, phường.
Kiểmtra thực hiện ngân sách ở xã, thị trấn, phường là việc thường xuyên dưới nhiềuhình thức:
6.1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi trước khi quyếtđịnh thu hoặc chi cần xem xét kỹ chứng từ thu, tính chất khoản thu, chứng từchi để ngăn ngừa thu chi sai chế độ, vượt tiêu chuẩn định mức. Phụ trách kếtoán và thủ quỹ trước khi nhập quỹ hoặc xuất quỹ chi trả cần xem tính hợp lệcủa chứng từ; nếu không đúng phải báo cáo và xin ý kiến của Chủ tịch Uỷ bannhân dân xã hoặc người được uỷ quyền.
6.2.Hội đồng nhân dân ngoài việc quyết định dự toán ngân sách hàng năm, quá trìnhtổ chức thực hiện ngân sách có quyền giám sát, kiểm tra việc thực hiện thu chingân sách tại xã, phường để có những yêu cầu cần thiết cho việc thực hiện ngânsách.
6.3.Các cơ quan tài chính cấp trên cần thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tácquản lý ngân sách xã, thị trấn, phường.
III. KẾ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG.
A/Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã, phường.
1.Mọi hoạt động thu chi ngân sách xã, phường phải được phản ánh ghi chép theođúng chế độ kế toán ngân sách nhà nước hiện hành. Đối với tài sản, vật tư, xã -phường phải có sổ sách theo dõi, quản lý riêng. Ban Tài chính có trách nhiệmchỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối các công tác kế toán, quyết toán kể cả đối với cáctổ chức, đơn vị phụ thuộc và thực hiện công tác kế toán và lập quyết toán ngânsách cấp mình.
2.Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo kế toánthu chi ngân sách cho từng xã, phường.
3.Phụ trách kế toán ngân sách xã phải tổ chức công tác kế toán và chịu tráchnhiệm về công việc của mình. Khi thay đổi phụ trách kế toán phải được sự chấpthuận của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá và thực hiện bàn giao đúng quy định.
B/Báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã, phường.
1.Khoá sổ kế toán ngân sách:
Hếtkỳ kế toán (tháng, quý, năm) phụ trách kế toán phải khoá số kế toán làm căn cứđể lập báo cáo kế toán và quyết toán năm.
1.1.Hết tháng phải cộng sổ số liệu phát sinh trong tháng và cộng số liệu các thángtrước mang sang thành số luỹ kế.
1.2.Số cộng tháng cuối quý là kết quả thu, chi quý.
1.3.Khoá sổ tháng 12 là khoá sổ cuối năm; vì vậy phải thực hiện các việc sau:
-Các khoản thu, nộp kết thúc hết ngày 31/12, nếu còn sẽ nộp vào ngân sách nămsau;
-Các khoản chi chưa chi hết nếu cần thiết phải chi dùng tồn quỹ năm trước để chisau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;
-Các khoản tạm ứng, tạm vay (nếu có) phải thanh toán.
2.Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, phường quy định là 20 ngày sau khikết thúc năm ngân sách (từ ngày 01 đến ngày 20 tháng 01). Trong thời gian chỉnhlý chủ yếu xử lý các việc sau:
-Hạch toán các khoản thu chi phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trước nhưngchứng từ còn ở trên đường đi.
-Hạch toán các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi năm trước nếu được cấp có thẩm quyềnquyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước.
-Đối chiếu và xử lý những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán.
3.Báo cáo kế toán thu chi ngân sách xã, phường.
3.1.Ban Tài chính xã lập báo cáo kế toán thu chi ngân sách gửi Uỷ ban nhân dân cấpxã và Phòng Tài chính chậm nhất là ngày 05 tháng sau.
3.2.Cơ quan Kho bạc nhà nước nơi xã, phường giao dịch lập báo cáo xuất nhập quỹngân sách xã gửi Kho bạc cấp trên, Phòng Tài chính và thông báo cho Ban Tàichính xã.
4.Quyết toán ngân sách xã, phường:
4.1.Quyết toán lập phải đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng với các nội dung ghitrong dự toán và đúng thời gian quy định. Ban Tài chính xã có trách nhiệm lậpquyết toán thu chi ngân sách xã.
4.2.Thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách xã, phường:
-Quyết toán quý, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xét duyệt.
-Quyết toán năm phải trình Uỷ ban nhân dân xã để trình Hội đồng nhân dân xã phêchuẩn.
-Quyết toán ngân sách xã, phường sau khi được Hội đồng nhân dân phê chuẩn đượclập 4 bản:
+1 bản gửi Hội đồng nhân dân cấp xã
+1 bản gửi Uỷ ban nhân dân xã
+1 bản gửi Phòng Tài chính huyện
+1 bản lưu tại Ban Tài chính xã.
4.3.Thời gian gửi báo cáo quyết toán quý, năm cho cơ quan tài chính cấp trên:
-Báo cáo quyết toán quý, Ban Tài chính gửi Phòng Tài chính chậm nhất là 15 ngàysau khi kết thúc quý.
-Báo cáo quyết toán năm, Ban Tài chính gửi Phòng Tài chính chậm nhất là ngày 31tháng 1 năm sau.
4.4.Kết dư ngân sách xã, phường chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau.
5.Báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền (nếu có).
Xãcó kinh phí uỷ quyền của cấp trên phải lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyềntheo mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính gửi cho cơ quan tài chính cấp trên trựctiếp uỷ quyền.
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Các văn bản,chế độ về quản lý thu, chi ngân sách xã trước đây trái với quy định tại Thông tưnày không còn hiệu lực thi hành. Riêng việc quản lý thu chi ngân sách xã quaKho bạc nhà nước là việc mới và khó khăn nên trong năm 1997 các địa phương phảitích cực chuẩn bị điều kiện để thực hiện từ năm 1998 được kết quả.
2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Đảngvà các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý cấp trên và đơnvị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính đểcó biện pháp giải quyết.
BIỂU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH XÃ NĂM 199...
Xã................ Biểusố 1
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung thu | Dự toán | Nội dung chi | Dự toán |
Tổng số thu | | Tổng số chi | |
I. Các khoản thu xã hưởng 100% | | I. Các khoản chi TX | |
II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % (1) | | II. Chi đầu tư XDCB (2) | |
III. Thu bổ sung | | III. Dự phòng | |
Ghi chú: (1;2) ngânsách phường không có khoản thu chi này
Ngàytháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Kýtên và đóng dấu)
TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
Xã................ Biểusố 2
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung | Ước TH năm | Dự toán năm | % so sánh DT/ƯTH | Ghi chú |
Tổng thu | | | | |
I. Các khoản thu 100% | | | | |
- Thuê môn bài nhỏ | | | | |
- Thuế sát sinh | | | | |
- Phí, lệ phí | | | | |
- Đóng góp của nhân dân | | | | |
- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản | | | | |
- Thu từ hoạt động sự nghiệp | | | | |
- Đóng góp tự nguyện | | | | |
- Viện trợ trực tiếp của nước ngoài | | | | |
- Thu kết dư ngân sách năm trước | | | | |
- Thu khác | | | | |
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % (1) | | | | |
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp | | | | |
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất | | | | |
- Thuế nhà đất | | | | |
- Tiền sử dụng đất | | | | |
3. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên | | | | |
- Thu bổ sung của ngân sách cấp trên | | | | |
Ghi chú: (1) Ngânsách phường không có khoản thu này
Ngàytháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Kýtên và đóng dấu)
TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
Xã................ Biểusố 3
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung | Ước TH năm | Dự toán năm | % so sánh DT/ƯTH | Ghi chú |
Tổng chi | | | | |
I. Chi thường xuyên | | | | |
1. Sự nghiệp xã hội | | | | |
+ Hưu xã, thôi việc và phụ cấp khác | | | | |
+ Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế | | | | |
2. Sự nghiệp giáo dục | | | | |
Trong đó: SHP, phụ cấp | | | | |
3. Sự nghiệp y tế | | | | |
Trong đó: SHP, PC | | | | |
4. Văn hoá, Thông tin | | | | |
5. Thể dục thể thao | | | | |
6. Sự nghiệp kinh tế | | | | |
+ SN giao thông | | | | |
+ SN nông-lâm-thuỷ lợi-hải sản | | | | |
+ SN thị chính | | | | |
+ Các SN khác | | | | |
7. Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể | | | | |
Trong đó: | | | | |
- SHP, PC | | | | |
- Hoạt động phí: | | | | |
+ Quản lý nhà nước | | | | |
+ Đảng | | | | |
+ Mặt trận Tổ quốc | | | | |
+ Đoàn thanh niên CSHCM | | | | |
+ Hội Phụ nữ Việt Nam | | | | |
+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam | | | | |
+ Hội Nông dân Việt Nam | | | | |
8. Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội | | | | |
9. Chi khác | | | | |
II. Chi đầu tư xây dựng cơ bản | | | | |
III. Dự phòng | | | | |
Ghi chú: (1) Ngânsách phường không có khoản chi này
Ngàytháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Kýtên và đóng dấu)
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
Xã................ Biểusố 4
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Chương | Loại | Khoản | Mục | Nội dung thu | ƯTH năm b/cáo | Dự toán năm | % so sánh DT/ƯTH |
| | | | | | | |
Ngày tháng năm199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ NĂM...
Xã................ Biểusố 5
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Chương | Loại | Khoản | Mục | Nội dung chi | ƯTH năm b/cáo | Dự toán năm | % so sánh DT/ƯTH |
| | | | | | | |
Ngàytháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
DỰ TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM...
Xã................ Biểusố 6
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Tên công trình | Thời gian KC-HT | Dự toán được duyệt | Giá trị CT thực hiện đến 31/12/199... | Giá trị đã thanh toán đến 31/12/199... | Dự toán năm | Chia theo nguồn vốn |
| | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó thanh toán khối lượng năm trước | Cơ cấu | Nguồn vốn cân đối ngân sách | Nguồn vốn đóng góp |
| | | | | | | | | chuyển sang | XL | Tbị | Khác | | |
Tổng số | | | | | | | | | | | | | | |
1/ Công trình chuyển tiếp | | | | | | | | | | | | | | |
- | | | | | | | | | | | | | | |
- | | | | | | | | | | | | | | |
- | | | | | | | | | | | | | | |
2/ Công trình khởi công mới | | | | | | | | | | | | | | |
- | | | | | | | | | | | | | | |
- | | | | | | | | | | | | | | |
- | | | | | | | | | | | | | | |
| | | | | | | | | | | | | | |
| | | | | | | | | | | | | | | | | | |
Ngày... tháng... năm199...
Phụ trách kế toán Trưởng ban Tài chính xã
(Ký tên và đóng dấu)
TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ
Xã................ Biểusố 7
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Chương | Loại | Khoản | Mục | Nội dung thu | Số quyết toán |
| | | | | |
Ngày tháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ
Xã................ Biểusố 8
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: triệu đồng
Chương | Loại | Khoản | Mục | Nội dung thu | Số quyết toán |
| | | | | |
Ngày tháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
QUYẾT TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ
Xã................ Biểusố 9
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: đồng
Chương | Loại | Khoản | Nhóm | Tiểu nhóm | Mục | Tiểu mục | Nội dung thu | Dự toán năm | Số quyết toán | % so sánh QT/DT |
| | | | | | | | | | |
Ngày tháng năm199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH XÃ
Xã................ Biểusố 10
Huyện..........
Tỉnh..............
Đơn vị: đồng
Chương | Loại | Khoản | Nhóm | Tiểu nhóm | Mục | Tiểu mục | Nội dung chi | Dự toán năm | Số quyết toán | % so sánh QT/DT |
| | | | | | | | | | |
Ngày tháng năm 199
Phụ trách kế toán Trưởngban Tài chính xã
(Ký tên) (Ký tên và đóng dấu)