Văn bản pháp luật: Thông tư 173/2010/TT-BTC

Trương Chí Trung
Toàn quốc
Công báo số 694+695
Thông tư 173/2010/TT-BTC
Thông tư
19/12/2010
04/11/2010

Tóm tắt nội dung

Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015)

Thứ trưởng
2.010
Bộ Tài chính

Toàn văn

THÔNG TƯ

Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện

 Đề án giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015)

_______________________________________

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 19/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015);

Sau khi thống nhất với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) như sau:

Điều 1. Quy định chung

1. Thông tư này quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015).

2. Nguồn kinh phí để thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn huy động hợp pháp khác.

3. Kinh phí thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và được bố trí trong dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

4. Kinh phí thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và theo các quy định cụ thể tại Thông tư này.

Điều 2. Nội dung chi

1. Nội dung chi do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cơ quan Trung ương thực hiện:

a) Hoạt động, điều hành của Ban chỉ đạo đề án, gồm:

- Chi tổ chức Hội nghị giới thiệu, triển khai Đề án; chi tổ chức các cuộc họp của Ban Điều hành Đề án, Tổ Thư ký giúp việc Ban Điều hành Đề án; chi tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nhân rộng mô hình; chi tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết cấp trung ương;

- Chi công tác phí đi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; chi viết báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện; chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ (nếu có); chi văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc Đề án.

b) Chi biên soạn, in ấn và cung cấp tài liệu hướng dẫn cho tuyên truyền viên và các bà mẹ về nuôi, dạy con theo khoa học, theo từng lứa tuổi, quản lý con tuổi vị thành niên tại các địa bàn làm điểm, gồm:

- Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm phù hợp với từng đối tượng;

- Biên dịch, in và phát hành tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số;

- Biên dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

c) Chi chỉ đạo, xây dựng mô hình điểm tại các tỉnh/thành phố: Hà Nam, Điện Biên, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Kiên Giang, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An:

- Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát trong nước về nhu cầu nuôi dạy con của các ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi; thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi nuôi dạy trẻ ở địa phương để đề ra các hoạt động can thiệp phù hợp hiệu quả;

- Chi xây dựng mô hình điểm với các hoạt động:

+ Tổ chức các buổi hội thảo tư vấn, tập huấn cho các ông bố, bà mẹ về phương pháp nuôi dạy con, về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình;

+ Chi tổ chức các cuộc hướng dẫn thực hành cho các bà mẹ về nuôi con theo khoa học gắn với kinh nghiệm truyền thống về nuôi con, chi báo cáo viên, nước uống, tài liệu, tiền mua nguyên vật liệu phục vụ việc thực hành;

- Chi tổng kết đánh giá tình hình thực hiện mô hình điểm để nhân rộng mô hình; chi hội nghị biểu dương, tôn vinh tuyên truyền viên giỏi và người bố, người mẹ nuôi dạy con tốt.

d) Chi tổ chức các khoá tập huấn cho Báo cáo viên chủ chốt các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Chi tuyên truyền trên Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Phụ nữ Việt Nam, Trang Web của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và vận động cộng đồng tích cực hỗ trợ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.

e) Chi thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật.

g) Chi khen thưởng cho các bà mẹ xuất sắc trong việc nuôi và dạy con tốt.

2. Nội dung chi do các địa phương thực hiện:

a) Chi tổ chức các chiến dịch truyền thông cộng đồng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nuôi dạy, con nhằm nâng cao nhận thức và vận động cộng đồng tích cực hỗ trợ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.

b) Chi công tác phí đi chỉ đạo điểm mô hình; đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại địa bàn; chi tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết các cấp ở địa phương; chi văn phòng phẩm và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động triển khai Đề án.

c) Tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo viên địa phương (cấp quận/huyện và các ngành liên quan), tuyên truyền viên cơ sở. Tổ chức hội nghị chỉ đạo, hướng dẫn sinh hoạt nâng cao kiến thức cho các bà mẹ có con dưới 16 tuổi tại cộng đồng địa phương.

Chi sao chụp, nhân bản các tài liệu về nuôi, dạy con theo khoa học.

đ) Chi tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt tổ, nhóm về phương pháp nuôi, dạy con; hội thảo, tọa đàm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện Đề án.

e) Chi tổ chức các chuyến thăm quan, học tập mô hình điểm tại địa phương (nếu có).

g) Chi xây dựng, nhân rộng các mô hình nuôi và dạy con cho các bà mẹ:

- Chi tập huấn cho các đối tượng bà mẹ về phương pháp nuôi dạy con tốt;

- Chi tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ: Chi bồi dưỡng báo cáo viên, nước uống, sao chụp tài liệu;

- Chi tổ chức các cuộc hướng dẫn thực hành cho các bà mẹ về nuôi con theo khoa học gắn với kinh nghiệm truyền thống về nuôi con; chi báo cáo viên, nước uống, tài liệu, tiền mua nguyên vật liệu phục vụ việc thực hành.

h) Chi tổ chức các cuộc thi về nuôi dạy con tốt.

i ) Chi khen thưởng cho các bà mẹ xuất sắc trong việc nuôi và dạy con tốt.

Điều 3. Mức chi

1. Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát trong nước thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chi thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà nước.

2. Chi biên soạn, xây dựng tài liệu giảng dạy và tài liệu truyền thông: Căn cứ nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009 của Bộ Tài chính, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quyết định mức chi cho phù hợp với từng loại tài liệu tập huấn, giảng dạy.

3. Chi tổ chức các khoá đào tạo tập huấn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

4. Chi bồi dưỡng báo cáo viên, cộng tác viên tham gia các cuộc sinh hoạt sinh hoạt Câu lạc bộ, hướng dẫn thực hành về phương pháp nuôi dạy con để xây dựng mô hình điểm về nuôi dạy con tốt thực hiện theo mức chi thù lao báo cáo viên, truyên truyền viên pháp luật quy định tại Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Chi tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt tổ, nhóm về phương pháp nuôi, dạy con; hội thảo, tọa đàm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện Đề án; tổ chức các hội nghị triển khai công tác của Đề án, sơ kết, tổng kết Đề án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án thực hiện theo quy định hiện hành về chi khen thưởng.

7. Chi dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thực hiện theo mức chi dịch thuật quy định tại Thông số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

Chi dịch tài liệu từ tiếng Việt (tiếng phổ thông) sang tiếng dân tộc thiểu số: 60.000 đồng/trang (tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc).

8. Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi; chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thí sinh tham gia các cuộc thi về nuôi dạy con tốt.

a) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Chi hỗ trợ tiền ăn, ở cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày) áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng lương theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 nêu trên của Bộ Tài chính.

Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ này thì không thanh toán công tác phí ở cơ quan.

9. Chi in ấn các ấn phẩm, tài liệu giảng dạy, tuyên truyền; chi tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng; chi xây dựng băng, đĩa, tiểu phẩm áp dụng theo chế độ, định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự.

10. Chi các cuộc họp của Ban Điều hành, Tổ thư ký giúp việc Ban Điều hành Đề án:

- Chủ trì cuộc họp: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi;

- Đại biểu được mời tham dự: Tối đa 70.000 đồng/người/buổi;

11. Chi tổ chức các cuộc thi về nuôi dạy con tốt thực hiện theo mức chi của các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật quy định tại Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

12. Các khoản chi khác thực hiện theo hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Điều 4. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí:

Việc lập dự toán, cấp phát, quản lý và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010-2015) thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông tư này quy định thêm một số điểm đặc thù về công tác lập dự toán, quyết toán kinh phí như sau:

1. Hàng năm, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam căn cứ vào tiến độ thực hiện Đề án có văn bản hướng dẫn các nội dung công việc cụ thể thực hiện Đề án để các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có căn cứ lập dự toán ngân sách để triển khai Đề án.

2. Đối với dự toán chi thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương:

a) Căn cứ hướng dẫn nội dung công việc cụ thể thực hiện Đề án của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các Bộ, cơ quan trung ương được phân công nhiệm vụ phối hợp thực hiện Đề án lập dự toán chi thực hiện Đề án gửi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổng hợp dự toán chi thực hiện Đề án của cơ quan mình và các cơ quan trung ương để tổng hợp vào dự toán của cơ quan mình gửi về Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Dự toán chi thực hiện Đề án (phần kinh phí do ngân sách Trung ương bảo đảm) được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

c) Các Bộ, cơ quan trung ương được phân công nhiệm vụ phối hợp thực hiện Đề án thực hiện ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để nhận kinh phí tổ chức thực hiện. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra chứng từ chi, xét duyệt quyết toán và thanh lý hợp đồng đã ký để tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách của cơ quan mình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Đối với dự toán chi thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương:

Căn cứ hướng dẫn nội dung công việc cụ thể thực hiện Đề án của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án ở địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án và tổng hợp cùng với dự toán chi ngân sách của cơ quan mình gửi cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách thực hiện.

Điều 5. Tổ chức thực hiện:

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Đối với các phần công việc đã triển khai thực hiện trước khi Thông tư này có hiệu lực, thì căn cứ quy định tại Thông tư này và chi tiêu thực tế hợp lệ để quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=25882&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận