THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các
ngạch giáo sư, phó giáo sư trong các cơ sởgiáo dục đại học và sau đại học công lập
Thực hiện Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5năn 2001 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm cácchức danh giáo sư và phó giáo sư; Bộ Nội vụ hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễnnhiệm các ngạch giáo sư, phó giáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sauđại học công lập như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN BỔ
NHIỆM VÀ MIỄN NHIỆM CÁC NGẠCH GIÁO SƯ, PHÓGIÁO SƯ
1. Phạm vi: việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các ngạch giáo sư, phógiáo sư được thực hiện trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học, baogồm:
1.1. Trường cao đẳng;
1.2. Trường đại học, đại học, học viện;
1.3. Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độtiến sỹ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
2. Đối tượng được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, phó giáo sưlà nhà giáo thuộc biên chế giảng viên, đang xếp lương ở các ngạch giảng viênthuộc bảng lương ngành giáo dục và đào tạo (bảng lương 15) ban hành kem theoNghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chếđộ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũtrang.
3. Đối tượng miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư phó giáo sư bao gồm:
3.1. Người bị tước bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư do bị pháthiện và xác định không đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định ở thời điểm được côngnhận chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc do phạm tội bị tòa án phạt tù mà khôngđược hưởng án treo kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;
3.2. Người đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, phó giáo sư nhưngkhông hoàn thành nhiệm vụ.
4. Điều kiện để bổ nhiệm nhà giáo vào ngạch giáo sư, phó giáo sư thựchiện khi:
4.1. Có quyết định công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư củaChủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước; hoặc có quyết định phong học hàmgiáo sư, phó giáo sư của Chủ tịch Hội đồng học vị và chức danh khoa học nhà nướchoặc của Chủ tịch Hội đồng học hàm nhà nước;
4.2. Được cơ sở giáo dục đại học và sau đại học được giao quản lýbiên chế của nhà giáo xác định có nhu cầu công việc, vị trí công tác, trongbiên chế giảng dạy và đủ thời gian trực tiếp giảng dạy theo số giờ quy định củaBộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Việc miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư thực hiện khicó một trong các điếu kiện sau:
5.1. Có quyết định của Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nướctước bỏ chức danh giáo sư, phó giáo sư;
5.2. Có quyết định của tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo;
5.3. Có quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền vềviệc không hoàn thành nhiệm vụ của ngạch giáo sư, phó giáo sư.
6. Người đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, phó giáo sư khi thayđổi vị trí công tác mà ở đó không có ngạch giáo sư, phó giáo sư thì chuyển xếpsang ngạch tương ứng và phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch côngchức được chuyển sang.
II. QUY TRÌNH BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM,
CHUYÊN KHỞI NGẠCH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
A. BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH
1. Căn cứ vào đối tượng và điều kiện nêu tại điểm 2 và điểm 4 PhầnI của Thông tư này, cơ sở giáo dục đại học và sau đại học xác định số người đủđiều kiện bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, phó giáo sư, lập danh sách và có văn bảnđề nghị Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ)hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chunglà tỉnh).
2. Bộ, tỉnh xem xét và có văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đề nghị bổ nhiệm nhà giáo đủ điều kiện vào ngạch giáo sư, phó giáo sư.
3. Bộ Nội vụ thẩm định danh sách đề nghị bổ nhiệm nhà giáo vàongạch giáo sư, phó giáo sư của Bộ, tỉnh, lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm vào ngạchgiáo sư, phó giáo sư đối với nhà giáo đủ tiêu chuẩn.
B. MIỄN NHIỆM KHỎI NGẠCH
1. Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học căn cứ vào đối tượng vàđiều kiện nêu tại điểm 3 và điểm 5 Phần I của Thông tư này có văn bản để nghịBộ, tỉnh xem xét những trường hợp miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư.
2. Bộ, tỉnh xem xét và có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dụcvà Đào tạo những trường hợp miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư.
3. Căn cứ đề nghị của Bộ, tỉnh, ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, ra quyết định miễn nhiệmkhỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư đối với từng trường hợp.
Trường hợp do phạm tội bị tòa án phạt tù mà không được hưởng ántreo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luậtđồng thời cũng đương nhiên miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư.
C. CHUYỂN KHỎI NGẠCH
Việc chuyển từ ngạch giáo sư, phó giáo sư sang ngạch khác nêu tạiđiểm 6 Phần I của Thông tư này thực hiện như sau:
1. Đối với trường hợp đang ở ngạch giáo sư đủ tiêu chuẩn để chuyểnxếp sang ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Bộ, tỉnh xác định vị trícông việc ở ngạch mới và có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm vàongạch tương ứng.
2. Đối với trường hợp đang ở ngạch phó giáo sư đủ tiêu chuẩn để chuyểnxếp sang ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: Bộ, tỉnh bổ nhiệm vào ngạchtương ứng và báo cáo danh sách về Bộ Nội vụ để theo dõi.
III. VIỆC CHUYÊN XẾP LƯƠNG
Căn cứ vào bảng lương của ngành giáo dục và đào tạo (bảng lương15) ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chínhphủ, việc chuyển xếp lương khi bổ nhiệm và miễn nhiệm các ngạch giáo sư, phógiáo sư trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học thực hiện như sau:
1. Đối với nhà giáo được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư đang xếp ởngạch lương phó giáo sư - giảng viên chính thì được xếp vào ngạch lương giáo sư(mã số 15.109) và nhà giáo được bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư đang xếp ở ngạchlương giảng viên thì được xếp vào ngạch lương phó giáo sư giảng viênchính (mã số 15.110).
Việc xếp hệ số lương được thực hiện theo quy định tại Thông tư số39/2000/TT-BTCCBCP ngày 19 tháng 6 năm 2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ(nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch đối với côngchức đạt kỳ thi nâng ngạch.
2. Đối với nhà giáo đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số15.l09) được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư và nhà giáo đang xếp ở ngạch lương phógiáo sư - giảng viên chính (mã số 15.110) được bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sưthì được xếp lên bậc trên liền kề của ngạch lương giáo sư, ngạch lương phó giáosư - giảng viên chính (nếu trong ngạch còn bậc); thời gian tính nâng bậc lươnglần sau kể từ khi nâng bậc lần cuối trước khi được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư,phó giáo sư.
Ví dụ 1: ông Nguyễn Văn A giảng dạy trong trường đạihọc N đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số 15.109), bậc 2 hệ số lương 5,23 từngày 01 tháng 5 năm 2002, được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư từ ngày 01 tháng 6năm 2003, ông A được xếp lên bậc 3 hệ số lương 5,54; thời gian tính nâng bậc lươnglần sau từ ngày 01 tháng 5 năm 2002.
3. Đối với những trường hợp miễn nhiệm khỏi ngạch giáosư, phó giáo sư được chuyển xếp lương như sau:
3.1. Trường hợp miễn nhiệm mà bị xử lý kỷ luật hình thức hạ ngạch:
a) Trường hợp miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư mà vẫn đủđiều kiện để tiếp tục giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học và sau đại học thìmiễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư chuyển xếp lương vào ngạch phó giáo sư - giảngviên chính; miễn nhiệm khỏi ngạch phó giáo sư chuyển xếp lương vào ngạch giảngviên; xếp vào bậc có hệ số lương tương đương với hệ số lương được hưởng trướckhi miễn nhiệm; thời gian tính nâng bậc lương lần sau kể từ khi nâng bậc lầncuối của ngạch giáo sư, phó giáo sư.
Trường hợp có hệ số lương cao hơn bậc cuối của ngạch lương phógiáo sư - giảng viên chính, ngạch lương giảng viên thì xếp vào bậc cuối cộngvới chênh lệch giữa hệ số lương đang hưởng trước khi miễn nhiệm và hệ số lươngbậc cuối của ngạch lương phó giáo sư - giảng viên chính, ngạch lương giảngviên.
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B giảng dạy trong trường đại họcX được bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư, đang xếp ở ngạch lương phó giáo sư -giảng viên chính (mã số 15.110), bậc 3 hệ số lương 3,91 từ ngày 01 tháng 3 năm2001. Ngày 01 tháng 7 năm 2003 bà B có quyết định miễn nhiệm khỏi ngạch phó giáosư, vì vậy chuyển xếp lương của bà B vào ngạch giảng viên (mã số 15.111), bậc 9hệ số lương 3,87; thời gian tính nâng bậc lương lần sau từ ngày 01 tháng 3 năm2001.
Ví dụ 3: Ông Trần Văn C giảng dạy trong trường đạihọc X được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số15.109), bậc 6 hệ số lương 6,67. Ngày 01 tháng 6 năm 2003 ông C có quyết địnhmiễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, vì vậy chuyển xếp lương của ông C vào ngạch phógiáo sư - giảng viên chính (mã số 15.110), bậc 9 hệ số lương 5,6 cộng với hệ sốchênh lệch 1,07 (6,67 - 5,6 = 1,07).
b) Trường hợp miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư, phó giáo sư nhưngkhông tiếp tục giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học và sau đại học mà chuyểnsang làm công việc khác thì: miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư chuyển xếp lương vàongạch chuyên viên chính hoặc tương đương; miễn nhiệm khỏi ngạch phó giáo sưchuyển xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; xếp vào bậc có hệ số lươngtương đương với hệ số lương được hưởng trước khi miễn nhiệm; thời gian tínhnâng bậc lương lần sau kể từ khi nâng bậc lần cuối của ngạch giáo sư, phó giáosư. Trường hợp có hệ số lương cao hơn bậc cuối của ngạch chuyên viên chính hoặctương đương, ngạch chuyên viên hoặc tương đương thì xếp vào bậc cuối của ngạchđó cộng với chênh lệch giữa hệ số lương đang hưởng trước khi miễn nhiệm và hệsố lương bậc cuối của ngạch mới xếp.
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D giảng dạy trong trường caođẳng Q được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số15.109), bậc 1 hệ số lương 4,92 từ ngày 01 tháng 3 năm 2001. Ngày 01 tháng 6nấm 2003 ông D có quyết định miễn nhiệm khỏi ngạch giáo sư để chuyển về làmcông tác nghiên cứu khoa học tại viện P. Do đó, chuyển xếp lương của ông D vàongạch nghiên cứu viên chính (mã số 13.091), bậc 7 hệ số lương 5,03; thời giantính nâng bậc lương lần sau từ ngày 01 tháng 3 năm 2001.
Ví dụ 5. Bà Nguyễn Thị E giảng dạy trong Học viện Kđược bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư, đang xếp ở ngạch lương phó giáo sư - giảngviên chính (mã số 15.110), bậc 9 hệ số lương 5,6. Ngày 01 tháng 6 năm 2003 bà Ecó quyết định miễn nhiệm khỏi ngạch phó giáo sư và chuyển về làm Công tác quảnlý tại Bộ M. Do đó, chuyển xếp lương của bà E vào ngạch chuyên viên (mã số01.003), bậc 10 hệ số lương 4,06 cộng với hệ số chênh lệch 1,54 (5,6 - 4,06 =1,54).
3.2. Trường hợp miễn nhiệm mà chưa đến mức bị xử lý kỷ luật hoặcbị xử lý kỷ luật hình thức khiển trách, cảnh cáo thì được chuyển xếp lương theoquy định tại điểm 4 Phần III của Thông tư này.
4. Trường hợp đã được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, phó giáo sư nhưngnay chuyển sang vị trí công tác khác theo quy định tại mục C Phần II của Thôngtư này thì thực hiện chuyển xếp lương như sau: ngạch giáo sư chuyển xếp vàongạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; ngạch phó giáo sư chuyển xếp vàongạch chuyên viên chính hoặc tương đương; xếp vào bậc có hệ số lương tương đươngvới hệ số lương được hưởng khi ở ngạch giáo sư, phó giáo sư; thời gian tínhnâng bậc lương lần sau kể từ khi nâng bậc lần cuối của ngạch giáo sư, phó giáosư.
Ví dụ 6: Ông Vũ Văn G giảng dạy trong trường đại họcM được bổ nhiệm vào ngạch giáo sư, đang xếp ở ngạch lương giáo sư (mã số15.109) bậc 4 hệ số lương 5,85 từ ngày 01 tháng 7 năm 2001. Ngày 01 tháng 7 năm2003 ông G có quyết định chuyển về làm công tác quản lý tại Bộ N, vì vậy ông Gchuyển khỏi ngạch giáo sư và được xếp vào ngạch chuyên viên cao cấp (mã số01.001), bậc 4 hệ số lương 5,85; thời gian tính nâng bậc lương lần sau từ ngày01 tháng 7 năm 2001.
Ví dụ 7. Bà Trần Thị H giảng dạy trong trường Đạihọc Y Hà Nội, được bổ nhiệm vào ngạch phó giáo sư, đang xếp ở ngạch lương phógiáo sư - giảng viên chính (mã số 15.110), bậc 6 hệ số lương 4,75 từ ngày 01tháng 9 năm 2001. Ngày 01 tháng 6 năm 2003 bà H có quyết định chuyển công tácvề khám chữa bệnh tại bệnh viện N, vì vậy bà H chuyển khỏi ngạch phó giáo sư vàđược xếp vào ngạch bác sĩ chính (mã số 16.117), bậc 6 hệ số lương 4,75; thờigian tính nâng bậc lương lần sau từ ngày 01 tháng 9 năm 2001.
5. Thời gian hưởng hệ số lương ở ngạch mới của các trường hợp nêutrên được tính từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệmcác ngạch giáo sư, phó giáo sư; ra quyết định bổ nhiệm khi chuyển sang cácngạch khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục đại học và sauđại học và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thựchiện các quy định tại Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ này đăng Công báo.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có gì vướngmắc, đề nghị.phản ảnh về Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo để nghiên cứu, giảiquyết./.