Văn bản pháp luật: Thông tư 23/2000/TT-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 23/2000/TT-BTC
Thông tư
20/01/2000
27/03/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2000/QĐ-TTg ngày 05/ 01/ 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày18/ 5/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý, thanh toán nợ giai đoạn II.

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05 /2000/QĐ-TTg ngày05/ 01/ 2000 của Thủ tướng Chính phủ

về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày18/ 5/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ

về xử lý, thanh toán nợ giai đoạn II

 

Thi hành Quyết định số 05 /2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2000của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày18 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạnII. Sau khi có ý kiến tham gia của Ngân hàng Nhà nước tại công văn số41/CV-TD.3 ngày 27 tháng 01 năm 2000; Bộ Tài chính hướng dẫn nhữngđiểm sửa đổi, bổ sung về xử lý, thanh toán và hạch toán kế toán công nợ giaiđoạn II như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

Cácbên có nợ phải thu, phải trả đã kê khai xác nhận nợ, hoặc chưa kê khai nhưng đãđược đối chiếu, xác nhận của chủ nợ và con nợ theo Quyết định số 277/CT ngày29/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và đề ánthanh toán công nợ giai đoạn II là đối tượng thi hành Thông tư này.

Xửlý, thanh toán nợ giai đoạn II căn cứ vào quy định của đề án Tổng thanh toán nợgiai đoạn II, Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 1998, Thông tưLiên tịch của Bộ Tài chính Ngân hàng Nhà nước số 102/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày18tháng 7 năm 1998 và Quyết định số 05 /2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2000 củaThủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung xử lý, thanh toán nợ giai đoạn II, Phápluật tại thời điểm phát sinh nợ và Thông tư này.

Cácbên chủ nợ, con nợ là người chịu trách nhiệm trong việc xử lý, thanh toán nhữngkhoản nợ thuộc đối tượng nợ giai đoạn II của đơn vị mình.

Banthanh toán nợ các cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra giám sát tình hình thựchiện xử lý, thanh toán nợ và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý hành chính,hoặc pháp luật đối với các đơn vị có nợ, mà không thực hiện trách nhiệm xử lý,thanh toán nợ.

Cáctổ chức, cá nhân bảo lãnh, hoặc cho phép các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chứcKinh tế Chính trị Xã hội vay vốn, mua bán trả chậm vật tư, hàng hoá phải chịutrách nhiệm trả nợ thay, nếu đối tượng mà mình bảo lãnh hoặc cho phép không trảđược nợ. Đối tượng được trả nợ thay phải hoàn trả nợ cho tổ chức, cá nhân bảolãnh, hoặc cho phép.

 

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Căn cứ xử lý nợ.

Trườnghợp hồ sơ để xử lý nợ không đủ theo quy định tại Thông tư Liên tịch số102/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính Ngân hàng Nhànước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 1998của Thủ tướng Chính phủ về xử lý, thanh toán nợ giai đoạn II, thì tối thiểu phảicó những căn cứ sau:

Thẻxác nhận nợ (đã được xác nhận của con nợ), hoặc biên bản đối chiếu nợ được chủnợ và con nợ xác nhận.

Biênbản phân tích nguyên nhân phát sinh nợ của Ban thanh toán nợ cấp tỉnh đối vớicác doanh nghiệp thuộc địa phương, của Ban thanh toán nợ Bộ, ngành đối với cácdoanh nghiệp thuộc Trung ương.

Đốivới những trường hợp con nợ đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động không còn đầyđủ hồ sơ theo quy định, thì cơ quan quyết định thành lập, Ban thanh toán nợcùng cấp lập biên bản xác nhận không còn đủ hồ sơ như quy định để làm cơ sở xửlý, đồng thời phải có trách nhiệm thông báo cho chủ nợ về quyết định giải thể,hoặc có văn bản xác nhận về việc đơn vị đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động(thời điểm giải thể, phá sản, ngừng hoạt động và thực trạng tài chính của doanhnghiệp).

Khoảnnợ được phán quyết bằng văn bản của Trọng tài kinh tế Nhà nước, bản án dân sựcủa Toà án mà chưa lập thẻ xác nhận nợ thì bản phán quyết đó được coi là căn cứđể thanh toán và xử lý nợ.

2. Về tỷ giá ngoại tệ.

Cácđơn vị lập thẻ đòi nợ quyền sử dụng ngoại tệ đã được con nợ xác nhận; nếu trướckia con nợ đã trả đủ tiền đối giá theo tỷ giá quyết toán nội bộ do Nhà nước quyđịnh thì được coi là đã thanh toán cho chủ nợ.

Tỷgiá các loại ngoại tệ để thanh toán được quy định tại thời điểm kê khai nợ 30/4 /1991 như sau:

Đôla Mỹ: 7.900 đồng/ USD.

Vàng: 373.000 đồng / chỉ.

Yên: 76 đồng/ Yên.

Frăng: 1.420 đồng/.Fr.

Nhândân tệ: 886 đồng/ NDT.

Rúp: 4000 đ/Rúp.

Cácloại ngoại tệ khác được quy đổi ra USD (đô la Mỹ) theo tỷ giá tại thời điểm kêkhai nợ (30/4/1991).

3. Thẩm quyền quyết định xử lý nợ.

a.Đối với khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước do Hội đồng quản trị hoặc Tổnggiám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) có tráchnhiệm xử lý nợ theo các nguyên tắc sau:

Đốivới nợ phải thu của doanh nghiệp mà con nợ đã giải thể, phá sản, ngừng hoạtđộng hoặc con nợ còn tồn tại nhưng không có khả năng chi trả... được hạch toánvào quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu thì hạch toán vào kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Đốivới các khoản nợ phải trả nhưng không còn đối tượng để trả thì doanh nghiệp đượchạch toán vào thu nhập bất thường.

Đốivới các khoản nợ phải thu nhỏ mà chi phí đi đòi nợ (theo dự toán) lớn hơn giátrị khoản nợ phải thu, thì hạch toán vào quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu thìhạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tự chịu tráchnhiệm không phải trình các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi xử lý các khoản nợtrên, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoại bảng và tiếp tục thu nợ , khi thu đượcnợ hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.

b.Đối với khoản nợ (phải thu) của Ngân hàng Thương mại quốc doanh đãlên lưới thanh toán, có xác nhận của Ban thanh toán nợ địa phương (số nợ đã xácnhận, tình trạng tài chính, khả năng thanh toán), các Ngân hàng Thương mại quốcdoanh được quyết định xử lý như đối với các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nướctheo quy định tại điểm a nêu trên và báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Những khoản nợđược chuyển từ vốn vay của Ngân hàng thành vốn cấp của Ngân sách Nhà nước thìNgân hàng Thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo với Bộ Tàichính xem xét ra quyết định giảm vốn cấp cho các Ngân hàng Thương mại và tăngvốn cho các doanh nghiệp được chuyển từ vốn vay thành vốn cấp.

Hàngtháng các Ngân hàng Thương mại quốc doanh phải báo cáo tiến độ xử lý nợ về Banchỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ.

c) Đối với các khoản doanh nghiệp nợ Ngân sách do cơ quan Tài chính cùng cấpchủ trì xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/1998/TTLT-BTC-NHNNngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính Ngân hàng Nhà nước (Bộ Tài chính xửlý đối với các doanh nghiệp nợ Ngân sách Trung ương và Sở Tài chính xử lý đốivới các doanh nghiệp nợ Ngân sách địa phương), hoặc trình cấp có thẩm quyềnquyết định.

d) Đối với khoản doanh nghiệp nợ Dự trữ Quốc gia do Cục Dự trữ Quốc gia chủ trìxử lý. Trước khi xử lý phải có sự tham gia của Ban thanh toán nợ địa phươngtrên cơ sở chế độ đã quy định về thanh toán nợ, xử lý nợ. Cục Dự trữ Quốc giatổng hợp số nợ đã xử lý, báo cáo Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương, BộTài chính để Bộ Tài chính ra quyết định giảm vốn cho Cục Dự trữ Quốc gia. Hàngtháng Cục Dự trữ Quốc gia báo cáo tiến độ xử lý với Ban chỉ đạo tổng thanh toánnợ Trung ương, Bộ Tài chính.

đ) Đối với khoản nợ do các Bộ, ngành, địa phương đứng ra bảo lãnh, hoặc cho phép doanh nghiệp kinhdoanh vay, mua vật tư, hàng hoá theo phương thức trả chậm nước ngoài được thựchiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 05/2000/QĐ-TTg ngày 5 tháng01 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý, thanhtoán nợ giai đoạn II.

4. Đối với những khoản nợ phải thu do nguyên nhân chủ quan, sau khi đã xác định ngườiphải bồi thường vật chất thì phải có quyết định cụ thể mức bồi thường vật chất,phần chênh lệch giữa số nợ phải thu với số tiền đã bồi thường cũng được hạchtoán vào quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu được hạch toán vào kết quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

5. Đối với các khoản nợ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nếu chủ nợ được xác nhậnkhông đòi được, thì chủ nợ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để điều tra, trongthời gian không quá 6 tháng, cơ quan điều tra phải có kết luận và chuyển hồ sơcho Toà án kinh tế để xét xử. Sau khi xét xử Toà án thông báo cho chủ nợ và cáccơ quan có liên quan biết số nợ mà chủ nợ được thu, những khoản không có khảnăng thu. Khoản nợ không thu hồi này, được lấy quỹ dự phòng tài chính bù đắp,nếu thiếu hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu làkhoản nợ của doanh nghiệp) hoặc xử lý giảm vốn của Dự trữ Quốc gia, xoá nợ phảitrả cho Ngân sách (nếu là nợ Dự trữ Quốc gia và nợ Ngân sách). Sau khi xử lý cóthu được nợ bằng tài sản thì doanh nghiệp tính ra giá trị và hạch toán vào thunhập bất thường của doanh nghiệp (nếu là khoản nợ của doanh nghiệp) hoặc nộpvào Ngân sách Nhà nước địa phương (nếu là nợ Dự trữ Quốc gia và nợ Ngân sáchNhà nước).

6. Đối với những khoản nợ đã có quyết định của Toà án, phán quyếtcủa Trọng tài kinh tế Nhà nước, thì chủ nợ phải đòi nợ ;nếu con nợ còn khả năng thanh toán thì chủ nợ đề nghị cơ quan Thi hành án thựchiện cưỡng chế để thu hồi nợ theo Thông tư Liên ngành số 05/TTLN ngày21/8/1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nộivụ, Bộ Tư pháp, Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn giải quyết một số vấn đềliên quan đến thực hiện tổng thanh toán nợ. Số chênh lệch giữa số phải thu vàsố tiền thực thu hạch toán vào quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu thì hạch toánvào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7.Các doanh nghiệp nhà nước được xử lý một lần, hoặc nhiều lần các khoản nợ khôngđòi được vào quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu thì hạch toán vào kết quả sảnxuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 năm. Nếuviệc xử lý vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm mà doanh nghiệp bị giảmlãi, hoặc tăng lỗ tương ứng với số nợ không đòi được của doanh nghiệp, thìdoanh nghiệp vẫn được hưởng các quyền lợi sau:

Đượctiếp tục vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh nếu đủ các điều kiện kháctheo quy định của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh.

Đượchưởng quỹ tiền lương như trước khi hạch toán khoản nợ khó đòi vào kết quả sảnxuất kinh doanh.

Đượcgiữ nguyên hạng của doanh nghiệp đã xếp hạng.

Đượctrích các quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi như trước khi xử lý nợ theo quy địnhcủa chế độ hiện hành.

8. Đối với 2 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có nợ lẫn nhau

(đãxác nhận), nếu không trực tiếp thanh toán được nợ, thì doanh nghiệp báo cáo cơquan tài chính cùng cấp để xử lý ghi tăng vốn Nhà nước cho doanh nghiệp là connợ và giảm vốn cho doanh nghiệp là chủ nợ ( số vốn giảm của chủ nợ tối đa chỉbằng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp). Sở Tài chính Vật giá báo cáo Uỷ ban nhândân cấp tỉnh ra quyết định tăng, giảm vốn đối với doanh nghiệp do địa phươngquản lý, Bộ Tài chính ra quyết định tăng, giảm vốn đối với doanh nghiệp doTrung ương quản lý.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1.Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cácchủ nợ, con nợ thuộc phạm vi quản lý của mình, khẩn trương phân tích, phân loạivà giải quyết dứt điểm việc xử lý thanh toán nợ giai đoạn II theo quy định trênđây. Các trường hợp không quy định trong Thông tư này được xử lý theo chế độhiện hành.

2.Ban thanh toán nợ các cấp (Thường trực là cơ quan Tài chính) đôn đốc, kiểm traviệc xử lý nợ của các doanh nghiệp có nợ đã kê khai nợ giai đoạn II và kiếnnghị với cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật những giám đốc doanh nghiệp không thựchiện xử lý, thanh toán nợ đối với doanh nghiệp.

Đốivới những khoản nợ vượt thẩm quyền xử lý của doanh nghiệp, thì Ban thanh toánnợ có trách nhiệm thẩm định phương án xử lý nợ khi doanh nghiệp trình cấp cóthẩm quyền xử lý.

Mọitổ chức và cá nhân giả mạo chứng từ, lợi dụng việc xử lý, thanh toán nợ làmthất thoát tài sản Nhà nước, mưu lợi cá nhân đều bị xử lý theo Pháp luật hiệnhàn.

Hàngtháng Ban thanh toán nợ các cấp báo cáo kết quả thanh toán, xử lý nợ giai đoạnII cho Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương chậm nhất vào ngày mồng 5 củatháng sau để tổng hợp báo Thủ tướng Chính phủ.

3.Ngoài những điểm quy định trong Thông tư này việc xử lý thanh toán nợ giai đoạnII vẫn thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 102/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 18tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyếtđịnh số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ .

Thôngtư này có hiệu lực từ ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 05/2000/QĐ-TTgngày 5 tháng 01 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết địnhsố 95/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý,thanh toán nợ giai đoạn II.

Trongquá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc các Bộ, ngành và địa phương phảnảnh kịp thời về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ban chỉ đạo tổng thanh toánnợ Trung ương để nghiên cứu, giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6185&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận