Văn bản pháp luật: Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH

Nguyễn Thị Hằng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 25/2000/TT-BLĐTBXH
Thông tư
27/09/2000
17/10/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

Bộ trưởng
2.000
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

Bộ lao động thưng binh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần

đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

 

Thi hành Nghị định số 47/2000. NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưuđãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnhbinh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 14tháng 2 năm 2000.

Sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc chi trả trợ cấp một lần đốivới người hoạt động kháng chiến như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG:

1.Người hoạt động kháng chiến được Nhà nước khen thưởng Huân chương, Huy chươngtổng kết thành tích kháng chiến chưa được hưởng trợ cấp kháng chiến còn sốnghoặc đã chết từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau;

2.Người hoạt động kháng chiến được Nhà nước khen thưởng Huân chương, Huy chươngtổng kết thành tích kháng chiến đang hưởng trợ cấp kháng chiến hàng tháng tínhđến ngày 31 tháng 12 năm 2000.

II- CÁCH TÍNH THÂM NIÊN THAMGIA KHÁNG CHIẾN:

1.Thâm niên tham gia kháng chiến được tính theo số năm thực tế tham gia khángchiến, không tính số năm qui đổi xét khen tặng Huân chương, Huy chương khángchiến.

Sốnăm thực tế tham gia kháng chiến được tính thống nhất trong khoảng thời gian từngày tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày thống nhất đất nước 30 tháng4 năm 1975.

2.Sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ thì từ 06tháng đến dưới 12 tháng được tính là 01 năm, dưới 06 tháng được tính là 6tháng.

Trườnghợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến thì được tínhtừ ngày 01 tháng 7 của năm đó.

Ví dụ 1: Ông Phạm Văn K đã liên tục tham gia hoạt động kháng chiến từ ngày19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ông K có số năm thực tế thamgia kháng chiến là 29 năm 8 tháng 11 ngày, được tính là 30 năm.

Ví dụ 2: Bà Trần Thị H đã liên tục tham gia hoạt động kháng chiến từ tháng1 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bà H có số năm thực tế tham gia khángchiến là 10 năm 4 tháng, được tính là 10 năm 6 tháng.

III -THỰC HIỆN CHI TRẢ TRỢ CẤP MỘT LẦN:

1.Người hoạt động kháng chiến chưa được hưởng trợ cấp qui định tại điểm 1, mục Icủa Thông tư này thì cứ mỗi năm tham gia kháng chiến được trợ cấp 120.000 đồng.

2.Người hoạt động kháng chiến đang hưởng trợ cấp kháng chiến hàng tháng qui địnhtại điểm 2, mục I của Thông tư này thì từ tháng 01 năm 2001 chuyển sang hưởngtrợ cấp một lần. Thâm niên tham gia kháng chiến còn lại của mỗi người bằng sốnăm thực tế tham gia kháng chiến trừ đi số năm, tháng đã hưởng trợ cấp hàngtháng. Cứ mỗi năm tham gia kháng chiến còn lại được trợ cấp 120.000 đồng.

Ví dụ 1:Ông Phạm Văn K có số năm thực tế tham gia kháng chiến là 30 năm. Ông K đã hưởngtrợ cấp kháng chiến hàng tháng kể từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 12 năm 2000 là06 năm. Trợ cấp một lần của ông K được tính như sau:

Thâmniên tham gia kháng chiến còn lại: 30 năm - 06 năm = 24 năm;

Trợcấp một lần: 120.000đồng x 24 năm = 2.880.000đồng.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn P có số năm thực tế tham gia kháng chiến là 16 năm.Ông P đã hưởng trợ cấp kháng chiến hàng tháng kể từ tháng 10 năm 1997 đến ngày31 tháng 12 năm 2000 là 3 năm 3 tháng (tính là 3 năm 6 tháng). Trợ cấp một lầncủa ông P được tính như sau:

Thâmniên tham gia kháng chiến còn lại: 16 năm - 3 năm 6 tháng = 12 năm 6 tháng

Trợcấp một lần: 120.000đồng x 12 năm 6tháng = 1.500.000đồng

Ví dụ 3: Bà Trần Thị H có số năm thực tế tham gia kháng chiến là 10 năm 6tháng. Bà H đã hưởng trợ cấp kháng chiến hàng tháng kể từ tháng 3 năm 1999 đếnngày 31 tháng 12 năm 2000 là 1 năm 10 tháng (tính là 2 năm). Trợ cấp 1 lần củabà H được tính như sau:

Thâmniên tham gia kháng chiến còn lại:10 năm 6 tháng -02 năm = 8 năm 6 tháng.

Trợcấp 1 lần: 120.000 đồng x 8 năm 6 tháng = 1.020.000 đồng.

3.Người hoạt động kháng chiến chưa được hưởng trợ cấp kháng chiến nếu chết từngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau thì khoản trợ cấp một lần do vợ (chồng),con, cha mẹ đẻ hoặc người có công nuôi người hoạt động kháng chiến làm bản khaivà nhận trợ cấp. (Về tiêu chuẩn thân nhân được áp dụng như thân nhân chủ yếucủa liệt sĩ).

4.Người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp hàng tháng đến tháng 12 năm 2000 màsố năm đã hưởng vượt quá số năm thực tế tham gia kháng chiến thì không phảitruy hoàn.

5.Người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp một lần khi chết là người không hưởnglương, lương hưu, trợ cấp mất sức dài hạn thì mai táng phí theo quy định sau:

a-Nếu là người hoạt động kháng chiến cô đơn không nơi nương tựa thì tổ chức, chiphí mai táng phí thực hiện theo Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 7năm 2000 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định07/2000. NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ.

b-Người hoạt động kháng chiến trong diện hộ đói nghèo thì được hỗ trợ mai tángphí từ ngân sách địa phương theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nơi đối tượng cư trú.

IV- THỦ TỤC HỒ SƠ:

1.Người hoạt động kháng chiến qui định tại điểm 1, mục I của Thông tư này trựctiếp làm bản khai cá nhân (mẫu số 1) có chứng nhận về mức khen thưởng tổng kếtthành tích kháng chiến và số năm thực tế tham gia kháng chiến theo quy địnhsau:

a-Đối với người đã về nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội thì cơ quan quản lý hồ sơBảo hiểm Xã hội (hoặc cơ quan đơn vị cũ) căn cứ hồ sơ đang quản lý hoặc văn bảngốc quyết định hưu trí, mất sức lao động do đương sự giữ để chứng nhận vào bảnkhai.

b-Đối với người không thoát ly công tác nhưng là đảng viên thì cấp uỷ trực tiếpquản lý căn cứ hồ sơ, lý lịch đảng viên để chứng nhận vào bản khai.

c-Đối với người không thoát ly, không là đảng viên thì nộp bản khai cho Uỷ bannhân dân cấp xã; Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ hoặc danh sách khen thưởngtổng kết thành tích kháng chiến chứng nhận vào bản khai; trường hợp xã không lưuđược hồ sơ hoặc danh sách thì xã đối chiếu với cơ quan thi đua cấp huyện.

Uỷban nhân dân cấp xã căn cứ bản khai của từng người lập thành danh sách (mẫu số2) kèm công văn chuyển đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Tổchức Lao động Xã hội (sau đây gọi chung là Phòng Lao động-Thương binh Xã hội).

PhòngLao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận bản khai và danh sách do Uỷ ban nhândân cấp xã chuyển đến, lập danh sách (mẫu số 3) kèm theo công văn gửi Sở Laođộng-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dâncùng cấp.

d-Đối với người đang công tác tại các cơ quan, đơn vị: thủ trưởng cơ quan, đơn vịcăn cứ vào hồ sơ lý lịch cán bộ, công nhân viên đang lưu giữ tại cơ quan, đơnvị để chứng nhận vào bản khai của từng người, sau đó lập danh sách (mẫu số 2)kèm theo công văn đề nghị chuyển đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơingười đó công tác để lập thủ tục báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.Người hoạt động kháng chiến qui định tại điểm 2, mục I của Thông tư này:

PhòngLao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tiếp tục chi trả trợ cấp hàng thángđến tháng 12 năm 2000 đồng thời với việc kiểm tra xử lý sai sót và điều chỉnhkịp thời số tăng, giảm do chết, di chuyển, tiếp nhận, thay đổi trợ cấp v.v...;hoàn chỉnh danh sách người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp hàng thángchuyển sang hưởng trợ cấp kháng chiến một lần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001(mẫu số 4) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời báo cáo Uỷ bannhân dân cùng cấp.

3.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Kiểmtra, xét duyệt danh sách người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp một lần doPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến. Tổng hợp trình Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trợ cấp một lần(mẫu số 5) theo số lượng trong danh sách người hoạt động kháng chiến hưởng trợcấp.

Lập5 bản tổng hợp (mẫu số 6) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 03 bản kèmtheo công văn để thống nhất với Bộ Tài chính thông báo cấp kinh phí dự toán.

Giámđốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ dự toán kinh phí được giao tổchức việc chi trả trợ cấp một lần đến tận tay đối tượng và thực hiện thanhquyết toán đúng chế độ kế toán hiện hành.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và quyết định việc chi trảtrợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến qui định tại Thông tư này.

2.Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểmtra, xét duyệt thủ tục hồ sơ, danh sách, tổ chức chi trả trợ cấp và lưu giữ hồsơ đối với người hoạt động kháng chiến.

3.Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến doNgân sách Trung ương cấp theo qui định tại điểm 3 Điều 6 của Nghị định số47/2000/NNĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000.

Trướcngày 20 tháng 01 năm 2001, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương báo cáo về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về kinh phí chitrả trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp hàng tháng chuyểnsang hưởng trợ cấp một lần, dự kiến khả năng thực hiện theo quy định tại Thôngtư này.

BộLao động - Thương binh và Xã hội thông báo kinh phí khi tỉnh, thành phố có báocáo theo quy định.

4.Người hoạt động kháng chiến có nhu cầu di chuyển từ tỉnh, thành phố đang cư trúhoặc đang công tác sang tỉnh, thành phố khác thì được địa phương nơi trước khidi chuyển giải quyết trợ cấp một lần (nếu thuộc diện chưa hưởng trợ cấp) hoặcgiải quyết hưởng từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2000 (nếu thuộc diện hưởng trợ cấphàng tháng chuyển sang hưởng trợ cấp một lần).

5.Các vướng mắc về khen thưởng liên quan đến việc thực hiện quy định tại Thông tưnày do cơ quan Thi đua Khen thưởng các cấp, các ngành xem xét, giải quyết theohướng dẫn của Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước.

6.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 9 năm 2000.

Bãibỏ phần quy định đối với người hoạt động kháng chiến quy định tại điểm 8, mụcII, phần A Thông tư số 22/LĐ-TBXHTT ngày 29 tháng 8 năm 1995; điểm 3 Thông tưsố 25/LĐ-TBXH ngày 28 tháng 9 năm 1995; Thông tư số 12/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng4 năm 1999 và Thông tư số 24/1999/LĐTBXH ngày 05 tháng 10 năm 1999 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội.

Quátrình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, Ngành, địa phươngphản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời hướng dẫn giảiquyết./.

  Mẫusố 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

------------------------------------------------------

ngày tháng năm

BẢN KHAI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN

Họ và tên khaisinh:...............................................bídanh........................................

Ngày tháng nămsinh:...............................................................................................

Quêquán:..................................................................................................................

Trúquán:...................................................................................................................

Tham gia hoạt độngkháng chiến ngày ......tháng.....năm..........................................

Số năm thực tế thamgia kháng chiến :..........năm..........tháng

Khen thưởng tổng kếtthành tích kháng chiến:

Huân chương chiếnthắng hạng Huy chương chiến thắng hạng

Huân chương KC chốngPháp hạng Huy chương KC chống Pháp hạng

Huân chương KC chốngMỹ hạng Huy chương KC chống Mỹ hạng

Chứng nhận

Người khai ký tên

(ký và ghi rõ họ tên)

Căn cứ hồsơ....................,lý lịch................., hồ sơ

danh sách khen thưởngđang quản lý tại.................

................................................................................

chứng nhận ông,bà..................................................

có........năm.......tháng thực tế tham gia kháng chiến

Được khen thưởng......................................................

Ngày tháng năm

Kýtên, đóng dấu

QUÁ TRÌNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG

(Dùng cho người không thoát ly, chưa phải là đảng viên)

Ngày tháng

từ...đến...

Đơn vị nơi tham gia hoạt động kháng chiến

Chức vụ khi

hoạt động

Thủ trưởng

trực tiếp quản lý

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan lờikhai trên là đúng sự thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcpháp luật.

Kê khaitại.............................

Ngày.....tháng....năm............

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5805&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận