Văn bản pháp luật: Thông tư 42/2000/TT-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 42/2000/TT-BTC
Thông tư
01/01/2000
23/05/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ tài chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối vớiQuỹ hỗ trợ phát triển

 

 Thựchiện Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển, Bộ Tàichính hướng dẫn cụ thể như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.Thông tư này áp dụng cho hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển, bao gồm: Quỹ hỗ trợphát triển Trung ương; Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tại các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương; Văn phòng giao dịch trong nước và nước ngoài của Quỹ hỗtrợ phát triển.

2.Quỹ hỗ trợ phát triển được Nhà nước cấp vốn điều lệ, vốn hỗ trợ lãi suất sauđầu tư, bù chênh lệch lãi suất và được huy động các nguồn vốn trung, dài hạn đểthực hiện cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng theođúng quy định của Nhà nước.

3.Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, đượcmiễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.

4.Quỹ hỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, được sử dụngcác khoản thu nhập để trang trải các chi phí trong quá trình hoạt động; đượcphân phối chênh lệch thu chi tài chính theo đúng các quy định tại thông tư này.

5.Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệmtrước Chính phủ về việc quản lý an toàn vốn và tài sản của Quỹ, sử dụng vốnđúng mục đích, có hiệu quả.

6.Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, có trách nhiệmhướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ.

 

II. QUY ĐỊNH VỀ VỐN VÀ TÀI SẢN

1.Vốn hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển gồm:

1.1.Vốn thuộc sở hữu Nhà nước:

VốnĐiều lệ là 3.000 tỷ đồng được hình thành từ:

Tiếpnhận vốn Điều lệ do ngân sách Nhà nước đã cấp cho Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia vàtài sản Nhà nước bàn giao từ hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển;

Ngânsách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho đến khi đủ vốn điều lệ;

Khicó yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ pháttriển đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Vốnngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho mục tiêu tăng nguồn vốn cho vay đầu tư.

1.2.Vốn huy động:

Vaytừ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, Quỹ tiết kiệm bưu điện và nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội Việt nam;

Vaytrung và dài hạn của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, ngân hàng và các tổchức khác trong nước;

Đượchuy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.3.Vốn thu hồi nợ gốc các khoản cho vay trong nước.

1.4.Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

1.5.Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầutư phát triển theo uỷ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.6.Vốn nhận uỷ thác của các quỹ đầu tư, quỹ đầu tư phát triển địa phương, các tổchức trong và ngoài nước để cho vay hoặc cấp vốn theo hợp đồng uỷ thác.

1.7.Vốn Ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

1.8.Vốn khác.

2.Bộ Tài chính thực hiện giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước và bố trí vốn bổ sunghàng năm dành cho các mục tiêu đầu tư.

Bộtrưởng Bộ Tài chính giao vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển. Người nhận vốn là Chủtịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.

BộTài chính thực hiện việc cấp bổ sung vốn Điều lệ, vốn cho các mục tiêu của Quỹhỗ trợ phát triển theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

3.Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển phải cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước; thực hiện kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động.Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất cao để cho vay đầu tư phải đảm bảonguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãihoặc hoặc huy động với lãi suất thấp.

Khithực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước giao, Quỹ hỗ trợ phát triển đượcNhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Việc cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiệntheo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Khithực hiện việc cho vay lại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Quỹ hỗtrợ phát triển được hưởng phí cho vay lại theo quy định tại Quyết định số232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn cụ thể tạiQuyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 06/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính banhành quy chế cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.

4.Quỹ hỗ trợ phát triển được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản trong phạmvi toàn hệ thống để phục vụ cho việc phát triển hoạt động của Quỹ.

5.Việc đảm bảo hoàn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển được thực hiện theo đúng quyđịnh tại điều 12 của Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triểnban hành kèm theo Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướngChính phủ.

6.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định:

6.1.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ phát triểnđược hình thành từ các nguồn:

Vốnđiều lệ hiện có của Quỹ;

Ngânsách Nhà nước cấp (nếu có);

Khấuhao tài sản cố định;

Quỹđầu tư phát triển và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Nhà nước;

6.2.Toàn bộ công tác xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ pháttriển được thực hiện trong phạm vi nguồn vốn được duyệt trong kế hoạch tàichính do Hội đồng quản lý thông qua và phải thực hiện đúng theo quy định củaNhà nước. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của Quỹ hỗtrợ phát triển không vượt quá 50% vốn điều lệ hiện có của Quỹ. Căn cứ tình hìnhthực tế hoạt động của Quỹ, Bộ Tài chính sẽ quy định tỷ lệ này đối với từng giaiđoạn cho phù hợp.

7.Kiểm kê, đánh giá lại tài sản

7.1.Quỹ hỗ trợ phát triển phải thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trườnghợp sau:

Kiểmkê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thuhồi tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ.

Thanhlý, nhượng bán tài sản

7.2.Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định hiện hành đốivới doanh nghiệp Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lạitài sản (trừ khoản thu hồi tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ,tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ) được hạch toán tăng hoặc giảm vốn củaQuỹ hỗ trợ phát triển theo quy định như đối với Doanh nghiệp Nhà nước.

8.Đối với các trường hợp tổn thất về tài sản của Quỹ, Quỹ hỗ trợ phát triển phảixác định rõ nguyên nhân và xử lý:

8.1.Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi của tập thể và cá nhân thì tập thể, cá nhân gâyra phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

8.2.Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

8.3.Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền của cá nhân, tập thể, của tổ chứcbảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng Quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ (trích lậptừ chênh lệch thu chi tài chính).

9.Việc trích khấu hao tài sản cố định của Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện như đốivới doanh nghiệp Nhà nước và theo sự thoả thuận của Bộ Tài chính.

10.Quỹ hỗ trợ phát triển được quyền cho thuê các tài sản thuộc quyền quản lý củaQuỹ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định củaBộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật.

Việccho thuê trụ sở làm việc do Hội đồng quản lý quyết định theo đề nghị của Tổnggiám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển.

11.Quỹ hỗ trợ phát triển được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩmchất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuậtkhông có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. Hội đồng quản lý Quỹhỗ trợ phát triển quyết định việc thanh lý, nhượng bán trụ sở làm việc và báocáo Bộ Tài chính.

Khithanh lý tài sản Quỹ hỗ trợ phát triển phải định giá tài sản và tổ chức đấu giátheo quy định của pháp luật.

Chênhlệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lạicủa tài sản trên sổ sách kế toán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) đượchạch toán vào thu nhập của Quỹ hỗ trợ phát triển.

 

III. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO VÀ XỬ LÝ RỦI RO

1.Quỹ hỗ trợ phát triển được hạch toán vào chi phí các khoản dự phòng rủi ro vềtỷ giá trong quá trình hoạt động theo quy định hiện hành. Riêng khoản chênhlệch tỷ giá phát sinh trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA không hạch toánvào thu nhập, chi phí; việc hạch toán khoản này thực hiện theo hướng dẫn riêngcủa Bộ Tài chính.

2.Quỹ dự phòng rủi ro

2.1.Quỹ hỗ trợ phát triển được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất donguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay các dự án đầu tư pháttriển theo kế hoạch của Nhà nước.

2.2.Mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được tính bằng 2% tổng số lãi thu đượctrong năm từ các dự án vay vốn đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển và được hạchtoán vào chi phí nghiệp vụ. Việc trích lập thực hiện theo quy trình sau:

Kếtthúc mỗi quý, căn cứ số lãi cho vay thu được trong quý, Quỹ hỗ trợ phát triểntạm trích quỹ dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí nghiệp vụ. Mức tạm tríchbằng 2% số tiền lãi cho vay thu được trong quý.

Kếtthúc năm tài chính, trước khi khoá sổ kế toán, Quỹ hỗ trợ phát triển tính lạisố trích Quỹ dự phòng rủi ro cả năm và thực hiện điều chỉnh:

Nếusố đã tạm trích nhỏ hơn số được trích cả năm thì Quỹ hỗ trợ phát triển trích bổsung phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí nghiệp vụ;

Nếusố đã tạm trích lớn hơn số được trích cả năm thì Quỹ hỗ trợ phát triển thựchiện giảm chi phí nghiệp vụ tương ứng với số chênh lệch thừa.

3.Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp:

Xoánợ cho các dự án do nguyên nhân bất khả kháng như: có tổn thất do thiên tai,hoả hoạn; sau khi sử dụng tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) để giảmtrừ tổn thất; căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xoá nợ, Quỹ hỗtrợ phát triển trích quỹ dự phòng rủi ro số tiền tương ứng với số chênh lệchthiếu phần vốn gốc.

Sửdụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất do nguyên nhân khách quan phátsinh trong toàn hệ thống.

4.Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện ở các Chi nhánh, sau đó đượcchuyển về Quỹ Trung ương để tập trung quản lý. Quỹ hỗ trợ phát triển có tráchnhiệm quản lý và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đúng mục đích.

Cuốinăm, nếu không sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro, số dư của quỹ được chuyển sangquỹ dự phòng rủi ro năm sau. Trường hợp số dư quỹ dự phòng rủi ro không đủ bùđắp tổn thất phát sinh trong năm, Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báocáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

 

IV. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG BẢO LÃNH

1.Quỹ hỗ trợ phát triển được lập quỹ dự phòng bảo lãnh để trả cho các tổ chức tíndụng khi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Giới hạn trích tối đahàng năm của quỹ dự phòng bảo lãnh bằng 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại). Mức trích cụ thể từng năm do Chủtịch Hội đồng quản lý quyết định và đưa vào kế hoạch năm trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

Việctrích lập quỹ dự phòng bảo lãnh chỉ thực hiện ở cấp trung ương. Các Chi nhánhQuỹ hỗ trợ phát triển và các Văn phòng đại diện không được trích quỹ bảo lãnh.

2.Quy chế bảo lãnh tín dụng đầu tư do Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển banhành theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.Kết thúc năm tài chính, nếu quỹ dự phòng bảo lãnh không sử dụng hết thì toàn bộsố dư còn lại của quỹ sẽ được nhập vào nguồn vốn cho vay của năm sau.

Trườnghợp Quỹ dự phòng bảo lãnh không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì Hội đồngquản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướngChính phủ quyết định.

 

V. CẤP VỐN HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

1.Cuối tháng 9, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạchcủa các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan, Quỹ Hỗtrợ phát triển lập và gửi kế hoạch hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho Bộ Tài chính,Bộ Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng nămtrình Thủ tướng Chính phủ.

2.Hàng năm, căn cứ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao và danh sách các dự ánđầu tư đã được Quỹ Hỗ trợ phát triển ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, BộTài chính thực hiện cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho Quỹ Hỗ trợ pháttriển theo tiến độ triển khai, trong phạm vi dự toán được duyệt.

Kếtthúc năm, Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm quyết toán với Bộ Tài chính sốvốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã nhận và số thực cấp cho các chủ đầu tư. Nếuhết năm, số vốn được cấp chưa sử dụng hết thì được giảm trừ cấp phát vốn hỗ trợlãi suất sau đầu tư của năm sau.

3.Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng các quy định đốivới nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Không sử dụng vốn hỗ trợ lãi suất sauđầu tư cho các mục đích khác.

 

VI. THU, CHI TÀI CHÍNH

1.Thu nhập của Quỹ hỗ trợ phát triển là toàn bộ các khoản thu phát sinh từ cáchoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác của Quỹ, bao gồm:

1.1.Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:

Thulãi vay và lãi phạt của các dự án vay vốn đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển(không bao gồm lãi vay của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA cho vay lại) ;lãi phạt các dự án được bảo lãnh nhưng không trả nợ đúng hạn buộc Quỹ hỗ trợphát triển phải trả nợ thay;

Thulãi tiền gửi của Quỹ hỗ trợ phát triển gửi tại Kho bạc Nhà nước và các Ngânhàng thương mại;

Thulãi cho vay vốn tạm thời nhàn rỗi;

Thuphí dịch vụ bảo lãnh bằng 0.5%/năm trên số tiền đang bảo lãnh cho chủ đầu tư;

Thuphí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác;

Thucấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do Ngân sách Nhà nước cấp;

Thuvề dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ;

Thuhoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác;

1.2.Thu nhập từ hoạt động tài chính:

Thulãi từ tín phiếu, trái phiếu Chính phủ;

Thuphí dịch vụ tư vấn đầu tư;

Thutừ hoạt động cho thuê tài sản;

Cáckhoản thu từ dịch vụ tài chính khác.

1.3.Thu nhập từ hoạt động bất thường:

Cáckhoản thu phạt;

Thuthanh lý, nhượng bán tài sản của Quỹ hỗ trợ phát triển (sau khi trừ giá trị cònlại và các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán);

Thuchênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ,tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;

Thunợ đã xoá nay thu hồi được;

Cáckhoản thu nhập bất thường khác.

2.Chi phí của Quỹ hỗ trợ phát triển là các chi phí hợp lý phải trả phát sinhtrong kỳ, bao gồm:

2.1.Chi hoạt động nghiệp vụ:

Trảlãi tiền vay (không bao gồm trả lãi vay của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chovay lại);

Trảlãi trái phiếu;

Trảlãi tiền gửỉ;

Chiphí huy động vốn;

Chiphí dịch vụ thanh toán;

Chiphí uỷ thác đầu tư;

Chiphí dịch vụ đầu tư;

Chiphí dự phòng rủi ro về tỷ giá;

Chitrích lập quỹ dự phòng rủi ro;

Chikhác cho hoạt động nghiệp vụ.

2.2.Chi phí quản lý:

Chicho cán bộ, công chức, viên chức của Quỹ hỗ trợ phát triển:

Chilương, phụ cấp lương theo chế độ do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Chibảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đóng góp kinh phí công đoàn theo chế độ Nhà nướcquy định;

Chiăn giữa ca: mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quyđịnh cho công nhân viên chức;

Chitrợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật;

Chitrang phục giao dịch;

Chiphụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý làm việc bán chuyên trách;

Chiphương tiện bảo hộ lao động theo quy định;

Chiphí khấu hao tài sản cố định

Chicho hoạt động quản lý và công vụ:

Chimua sắm công cụ lao động, vật tư văn phòng;

Chivề cước phí Bưu điện và truyền tin: Gồm chi về bưu phí, truyền tin, điện báo,thuê kênh truyền tin, telex, fax...trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện;

Việcchi trang bị điện thoại tại nhà riêng của các đối tượng theo quy định hiện hànhcủa Nhà nước.

Chiđiện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan.

Chixăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ, công chức, viên chức đi công tác và lãnhđạo Quỹ đi làm việc theo chế độ Nhà nước quy định.

Chicông tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nướcthanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Chiphí tuyên truyền, họp báo, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị.

Chicho việc thanh tra, kiểm tra các Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển theo chế độquy định.

Chibảo dưỡng sửa chữa tài sản theo kế hoạch tài chính hàng năm.

Chiđào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cảitiến kỹ thuật như: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, vitính, ngoại ngữ ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quỹ hỗ trợ pháttriển; chi tổ chức hội thảo; chi mua tài liệu, in ấn biên dịch tài liệu phục vụcho công tác đào tạo bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu...

Chinghiệp vụ kho quỹ, bốc vác, vận chuyển.

Chiphí quản lý khác theo quy định.

2.3.Chi hoạt động tài chính:

Chiphí cho hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu Chính phủ;

Chiphí cho thuê tài sản;

2.4.Các khoản chi bất thường:

Chiphí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá.

Chiphí để thu các khoản phạt theo quy định.

Chibảo hiểm tài sản và chi các loại bảo hiểm khác theo quy định.

Chichênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ,tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;

Chihỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Quỹ hỗ trợ phát triển theo quyđịnh của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương,các tổ chức xã hội và cơ quan khác).

Cáckhoản chi phí khác theo thực tế phát sinh và có chứng từ hợp lý.

3.Quỹ hỗ trợ phát triển không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

Cáckhoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệthại bồi thường;

Cáckhoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạndo nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính;

Cáckhoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố địnhthuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;

Cáckhoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi nhưnhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức Quỹ hỗ trợ phát triển, cáckhoản chi cho các công trình phúc lợi khác;     

Cáckhoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác;

Chicông tác trong và ngoài nước vượt định mức chi do Nhà nước quy định;

Cáckhoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

 

VII. PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ

1.Phân phối thu nhập:

Chênhlệch thu, chi tài chính hàng năm sau khi trả tiền phạt do vị phạm các quy địnhcủa pháp luật, được phân phối như sau:

Trích10% vào quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ. Mức trích cho đến khi số dư của quỹ bằng25% vốn điều lệ;

Tríchtối đa 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

Trích5% vào quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Mức trích cho đến khi số dư quỹ này bằng6 tháng lương thực hiện của Quỹ hỗ trợ phát triển;

Tríchquỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức trích hai quỹ thực hiện theo quy định như đốivới doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ phân chia hai quỹ do Hội đồng quản lý quyếtđịnh;

Sốcòn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư pháttriển.

2.Mục đích sử dụng các quỹ được trích lập:

2.1.Quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ được dùng để bù đắp những tổn thất về tài sản saukhi đã bù đắp bằng tiền cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu đượcbù đắp bằng quỹ này.

2.2.Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để đầu tư, đổi mới công nghệ trang thiết bị,điều kiện làm việc, trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và điềukiện làm việc cho Quỹ.

2.3.Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc dùng để trợ cấp cho người lao động đã làm việctại Quỹ hỗ trợ phát triển từ 1 năm trở lên bị mất việc do chấm dứt hợp đồng laođồng theo quy định của pháp luật; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho ngườilao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dựphòng cho lao động nữ của Quỹ và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp chocán bộ, viên chức làm việc tại Quỹ hỗ trợ phát triển.

2.4.Quỹ khen thưởng dùng để:

Thưởngcuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ viên chức của Quỹ hỗ trợ phát triển.Mức thưởng do Tổng giám đốc quyết định theo đề nghị của Chủ tịch công đoàn trêncơ sở năng suất lao động, thành tích của mỗi cán bộ, viên chức làm việc tại Quỹhỗ trợ phát triển.

Thưởngđột xuất cho những cá nhân, tập thể của Quỹ hỗ trợ phát triển có sáng kiến cảitiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả. Mức thưởng do Tổng giámđốc Quỹ quyết định.

Thưởngcho cá nhân và đơn vị ngoài Quỹ hỗ trợ phát triển có quan hệ, hoàn thành tốtnhững điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động của Quỹ. Mức thưởngdo Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

2.5.Quỹ phúc lợi dùng để:

Đầutư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Quỹhỗ trợ phát triển, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trongngành, hoặc với các đơn vị theo hợp đồng thoả thuận.

Chicho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ,viên chức Quỹ hỗ trợ phát triển.

Đónggóp cho Quỹ phúc lợi xã hội.

Chitrợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, viên chức Quỹ hỗ trợ pháttriển.

Chicác hoạt động phúc lợi khác.

Tổnggiám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển phối hợp với Ban chấp hành công đoàn Quỹ để quảnlý, sử dụng qũy này.

 

VIII. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THỐNG KÊ VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

1.Hàng năm, Quỹ Hỗ trợ phát triển có trách nhiệm lập và báo cáo Bộ Tài chính cáckế hoạch sau:

1.1.Kế hoạch vốn và sử dụng vốn:

Kếhoạch vốn hàng năm bao gồm:

Vốnđiều lệ Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung;

VốnNgân sách Nhà nước cấp cho các mục tiêu: tăng nguồn vốn cho vay đầu tư, vốn đểhỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

Kếhoạch cấp bù chênh lệch lãi suất;

Thựchiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có)

Vốnthu hồi nợ vay;

Vốnhuy động theo từng nguồn.

Vốnkhác

Kếhoạch sử dụng vốn:

Tổngmức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ: chovay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và theo cơ cấungành, lĩnh vực, vùng; kế hoạch trả nợ các nguồn vốn đã huy động.

1.2.Kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất

1.3.Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: Kèm theo thuyết minh chi tiết về dự kiến xâydựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn.

1.4.Kế hoạch thu chi tài chính: Kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu, chivà các định mức chi tiêu cụ thể.

1.5.Kế hoạch biên chế, quỹ lương.

Cáckế hoạch trên được duyệt là căn cứ để Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện và duyệtquyết toán tài chính với cơ quan tài chính.

Trong5 năm đầu mới thành lập, Quỹ hỗ trợ phát triển được chi theo kế hoạch tài chínhdo Hội đồng quản lý thông qua và được Bộ Tài chính chấp thuận. Trường hợp thukhông đủ chi theo kế hoạch, Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ Tài chính xử lýtheo thẩm quyền

2.Định kỳ (tháng, quý, năm) Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm lập và gửi cácbáo cáo tài chính sau cho Bộ Tài chính:

2.1Định kỳ hàng tháng vào ngày 20, Quỹ hỗ trợ phát triển lập và gửi cho Bộ trưởngBộ Tài chính báo cáo nhanh về tình hình hoạt động của toàn hệ thống Quỹ theođúng quy định tại Điều 11 Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Thủ tướngChính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.

2.2Báo cáo quý được gửi chậm nhất vào ngày 25 tháng đầu quý sau, bao gồm:

Báocáo thu chi tài chính (mẫu số B 02 KT-Q, Chế độ kế toán);

Báocáo cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (mẫu số B 03-KT-Q, Chế độ kếtoán);

Báocáo bảo lãnh tín dụng đầu tư (mẫu số B 04-KT-Q, Chế độ kế toán);

Báocáo cho vay đầu tư bằng vốn uỷ thác (mẫu số B 06-TK-A đính kèm);

Bảngcân đối kế toán (mẫu số B 01-KT-Q, Chế độ kế toán)

Báocáo tình hình quỹ dự phòng rủi ro (mẫu số B 07-TK-A đính kèm);

Thuyếtminh báo cáo tài chính (mẫu số B 07-QT-Q, Chế độ kế toán).

Báocáo tình hình cho vay-thu nợ các dự án thuộc Bộ, ngành (mẫu số B 03-TK-A, đínhkèm);

Báocáo tình hình cho vay-thu nợ các dự án theo địa bàn (mẫu số B 03-TK-B, đínhkèm);

2.3.Kết thúc niên độ kế toán, chậm nhất vào ngày 30/3 của năm sau, Quỹ hỗ trợ pháttriển lập và gửi báo cáo quyết toán cho Bộ Tài chính, bao gồm:

Bảngcân đối kế toán (mẫu số B 01-KT-Q, Chế độ kế toán);

Báocáo quyết toán thu chi tài chính (mẫu số B 02-KT-Q, Chế độ kế toán);

Báocáo quyết toán cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ( mẫu số B 03-QT-Q, Chếđộ kế toán);

Báocáo quyết toán bảo lãnh tín dụng đầu tư (mẫu số B 04-QT-Q, Chế độ kế toán);

Báocáo quyết toán cấp vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư ( mẫu số B 05-TK-A đính kèm).

Báocáo quyết toán cho vay đầu tư bằng vốn uỷ thác (mẫu số B 06-TK-A đính kèm)

Báocáo sử dụng quỹ dự phòng rủi ro (mẫu số B 07-TK-A đính kèm);

Thuyếtminh báo cáo tài chính (mẫu số B 07-QT-Q, Chế độ kế toán).

Báocáo quyết toán năm của Quỹ hỗ trợ phát triển phải được Chủ tịch Hội đồng quảnlý Quỹ thông qua sau khi có xác nhận của Ban Kiểm soát Quỹ

3.Quỹ hỗ trợ phát triển chịu sự kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính, gồm:

Kiểmtra báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán theo định kỳ hoặc đột xuất.

Kiểmtra theo từng chuyên đề theo từng yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiệnchế độ tài chính theo đúng quy định tại Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹhỗ trợ phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành và nội dung hướng dẫn tạiThông tư này.

2.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Trong quá trình thực hiện nếu có vướngmắc, đề nghị Quỹ hỗ trợ phát triển phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giảiquyết./.

Quỹ Hỗ trợ pháttriển                                                                                                                                                           Mẫu số B03-TK-A

BÁO CÁO TÌN HÌNH CHO VAY THU NỢ CÁC DỰ ÁN THUỘC BỘNGÀNH

Quý.......... năm..............

Đơn vị tính: đồng

STT

Bộ ngành

Tổng số dự án đang quản lý

Tổng số dự án cho vay trong quý

Số cho vay

Số thu nợ

Số dư

Số lãi đã thu từ đầu năm đến kỳ b/c

Số lãi chưa thu từ khi phát sinh đến kỳ báo cáo

 

 

 

 

Phát sinh trong kỳ

Luỹ kế từ đầu

Số thu nợ trong kỳ

Luỹ kế từ đầu

Tổng số

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

tổng số

trong đó

tổng số

trong đó

 

Quá hạn

Khó đòi, khoanh nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

quá hạn

Khó đòi, khoanh nợ

 

quá hạn

Khó đòi, khoanh nợ

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

I

Bộ A

Dự án nhóm A

Dự án nhóm B

Dự án nhòm C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bộ B

Dự án nhóm A

Dự án nhóm B

Dự án nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ..... tháng......năm........

Người lập

Kế toán trưởng

Tổng giám đốc Quỹ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6172&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận