Văn bản pháp luật: Thông tư 52/2007/TT-BTC

Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Toàn quốc
Công báo số 402 & 403/2007;
Thông tư 52/2007/TT-BTC
Thông tư
06/07/2007
21/05/2007

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật

Thứ trưởng
2.007
Bộ Tài chính

Toàn văn

B? TÀI CHÍNH

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động

Hội thi sáng tạo kỹ thuật

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật;

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính cho hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Thông tư này hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với hoạt động tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc, ở các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt nam và Cuộc thi sáng tạo của thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc được vận dụng các quy định của Thông tư này.

II. NỘI DUNG VÀ MỨC CHI:

1. Nội dung chi:

1.1. Chi thưởng:

- Chi giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân có các giải pháp đoạt giải thưởng.

- Chi khen thưởng các cơ quan, tổ chức có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, vận động, tổ chức Hội thi.

1.2. Tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân tham gia Hội thi.

1.3. Tổ chức Lễ phát động, Lễ tổng kết và trao giải thưởng Hội thi; bao gồm chi thuê địa điểm, trang trí khánh tiết...

1.4. Chi lấy ý kiến hoặc thuê chuyên gia phân tích, đánh giá khảo nghiệm kết quả đề tài dự thi.

1.5. Bồi dưỡng cho các thành viên trong Ban Tổ chức và Ban Thư ký trong thời gian tổ chức Hội thi

1.6. Hỗ trợ cho các tác giả đoạt giải nhận giải thưởng (vé tàu, xe, ăn, ở đi, lại trong thời gian nhận giải thưởng) đối với các tác giả đoạt giải nhận giải thưởng không thuộc biên chế nhà nước và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

1.7. Thuê phương tiện đi lại và công tác phí của Ban Tổ chức và Ban Thư ký, kể cả việc khảo sát thực tế tại hiện trường.

1.8. Thuê địa điểm trưng bày, triển lãm các giải pháp đoạt giải thưởng ở địa phương, trong nước và quốc tế.

1.9. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (Nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả) cho các tác giả là các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đoạt giải thưởng.

1.10. In ấn tài liệu, làm cúp, kỷ yếu của Hội thi.

1.11. Chi khác (nếu có)

2. Mức chi liên quan trực tiếp đến tổ chức Hội thi:

2.1. Mức thưởng cho các giải pháp đoạt giải:

Số TT

Mức giải thưởng Hội thi toàn quốc

Mức thưởng Hội thi Bộ, tỉnh, thành phố

1

Giải nhất: 20 triệu đồng

Giải nhất: tối đa 15 triệu đồng

2

Giải nhì: 15 triệu đồng

Giải nhì: tối đa 10 triệu đồng

3

Giải ba: 10 triệu đồng

Giải ba: tối đa 7 triệu đồng

4

Giải khuyến khích: 5 triệu đồng

Giải khuyến khích: tối đa 3 triệu đồng

5

Cơ quan, tổ chức có thành tích trong việc tổ chức Hội thi: 1 triệu đồng

Cơ quan, tổ chức có thành tích trong việc tổ chức Hội thi: 1 triệu đồng

2.2. Một số mức chi khác:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Hội thi Toàn quốc

Hội thi Bộ, tỉnh thành phố

1

Thuê chuyên gia phân tích, đánh giá khảo nghiệm kết quả đề tài dự thi (Mức chi tối đa)

Đề tài

1.000

800

2

Họp Hội đồng giám khảo:

- Chủ tịch Hội đồng

- Uỷ viên, thư ký

 

Buổi

Buổi

 

250

200

 

200

150

3

Bồi dưỡng Ban Tổ chức và Ban thư ký:

- Ban Tổ chức

- Ban Thư ký

 

Tháng

Tháng

 

200

150

 

150

100

2.3. Hỗ trợ tác giả đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: không quá 6,5 triệu đồng/01 sáng chế; 1,4 triệu đồng/01 nhãn hiệu hàng hoá; 1,4 triệu đồng/01 kiểu dáng công nghiệp và 0,4 triệu đồng/01 bản quyền tác giả.

2.4. Các khoản chi công tác phí cho Ban Tổ chức, Ban Thư ký, hỗ trợ cho các tác giả đoạt giải nhận giải không thuộc biên chế nhà nước và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thực hiện theo quy định của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước cụ thể hoá quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.

2.5. Đối với các khoản chi khác: chi trưng bày triển lãm các giải pháp đoạt giải, chi văn phòng phẩm, thuê phương tiện, làm cúp, in kỷ yếu và chi phí trực tiếp khác, trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền duyệt và theo chế độ hiện hành.

Các mức chi quy định tại điểm 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 nêu trên là mức chi tối đa từ nguồn ngân sách Nhà nước. Các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể chi cao hơn hoặc thấp hơn so với mức chi quy định trên, phụ thuộc vào khả năng nguồn thu khác (ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ) của Bộ, ngành, địa phương.

III. NGUỒN KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THI:

1. Đối với tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc bao gồm:

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

- Kinh phí tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác huy động từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2. Đối với tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp Bộ và tỉnh, thành phố bao gồm:

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ của các bộ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

- Kinh phí tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác huy động từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước (nếu có).

IV. CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN,

QUẢN LÝ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

Công tác quản lý tài chính đối với hoạt động Hội thi sáng tạo kỹ thuật phải thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, các chế độ quản lý tài chính hiện hành và các quy định cụ thể dưới đây:

1. Lập dự toán:

1.1. Ở Trung ương:

Hàng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch tổ chức Hội thi, khối lượng công việc cần thực hiện, nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này, cơ quan thường trực Hội thi lập dự toán chi ngân sách (đối với các nội dung chi được ngân sách nhà nước tài trợ) và dự toán chi từ nguồn thu tài trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với các nội dung chi từ nguồn thu tài trợ) cho công tác tổ chức Hội thi, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hàng năm của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam gửi Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phân bổ và quyết định giao dự toán chi cho cơ quan thường trực Hội thi.

1.2. Ở cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Hàng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch tổ chức Hội thi, khối lượng công việc cần thực hiện, mức chi quy định tại Thông tư này, cơ quan thường trực Hội thi lập dự toán chi ngân sách (đối với các nội dung chi được ngân sách nhà nước tài trợ) và dự toán chi từ nguồn thu tài trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (đối với các nội dung chi từ nguồn thu tài trợ) cho công tác tổ chức Hội thi, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì tổ chức Hội thi, gửi Bộ chủ quản (đối với Hội thi tổ chức ở cấp bộ), gửi Sở Tài chính và sở Khoa học và Công nghệ (đối với Hội thi tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ trì Hội thi phân bổ và quyết định giao dự toán chi cho cơ quan thường trực Hội thi.

2. Quyết toán kinh phí: theo các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, các chế độ quản lý tài chính hiện hành.

V. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=14059&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận