Văn bản pháp luật: Thông tư 55/TC-TCDN

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 55/TC-TCDN
Thông tư
...
18/08/1997

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất do sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh

Thứ trưởng
1.997
Bộ Tài chính

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ

Hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất do sử dụng vốn
ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6213/KTTH ngày 7/12/1996 "Về việc cho vay đầu tư bằng vốn ngắn hạn"; Công văn số 959/KTTH ngày 3/3/1997 "Về việc triển khai kế hoạch tín dụng đầu tư 1997"; Công văn số 1753/KTTH ngày 11/4/1997 "Về việc thực hiện kế hoạch cho vay đầu tư bằng vốn ngắn hạn".

Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp bù chênh lệch lãi suất do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo chỉ định của Chính phủ đối với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng: Các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh được giao chỉ tiêu dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, gồm:

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng công thương Việt Nam

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2. Phạm vi, nguyên tắc cấp bù:

2.1. Chỉ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với những khoản cho vay trung, dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn thực tế phát sinh, theo đúng danh mục cho vay đầu tư theo chỉ định của Chính phủ do Bộ Kế hoạch đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo.

Các khoản cho vay phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và áp dụng đúng lãi suất quy định.

2.2. Số chênh lệch lãi suất được cấp bù xác định theo nguyên tắc: - Các hợp đồng cho vay ký kết trước ngày 01/01/1997: Bù đắp đủ số chênh lệch giữa lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường với lãi suất cho vay chỉ định 1,1%/tháng (13,2%/năm), tính trên số vốn thực tế cho vay.

Các hợp đồng cho vay ký kết từ ngày 01/01/1997: Bù đắp đủ số chệnh lệch giữa lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường với lãi suất cho vay chỉ định 0,81%/tháng (9,72%/năm), tính trên số vốn thực tế cho vay.

2.3. Ngân hàng Thương mại được chỉ định dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn phải theo dõi, hạch toán riêng số tiền cho vay, thu nợ, dư nợ vốn đầu từ để đảm bảo cho việc tính toán, kiểm tra số cấp bù chênh lệnh lãi suất được thuận lợi, chính xác.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Trình tự, phương pháp lập kế hoạch xác định số chênh lệch lãi suất cấp bù:

1.1. Kế hoạch cấp bù năm: Được xác định theo công thức sau:


Số cấp bù trong năm kế hoạch



=

Số vốn cho vayđược cấp bù tháng



x

Lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường tháng



-

Lãi suất cho vay trung, dài hạn theo chỉ định tháng



x

Số tháng cho vayđược cấp bù trong năm



(1)

 Trong đó:

Số vốn cho vay được tính cấp bù tháng: là số dư nợ cho vay bình quân kế hoạch tháng thực tế phát sinh theo đúng danh mục chỉ định (tính tròn tháng)

Dư nợ cho vay bình quân kế hoạch tháng là số trung bình cộng của số dư nợ kế hoạch đầu tháng và số dư nợ kế hoạch cuối tháng.

Lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường tháng là lãi suất bình quân cho vay thực tế của Ngân hàng Thương mại cho doanh nghiệp Nhà nước vay theo từng địa bàn tỉnh, thành phố tại cùng thời điểm ký kết hợp đồng vay (trong giới hạn mức trần lãi suất cho vay do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định).

Lãi suất cho vay trung, dài hạn theo chỉ định tháng: là mức lãi suất tại 2 thời điểm khác nhau (Quy định tại tiết 2.2, điểm 2, mục I).

1.2. Trình tự thực hiện:

a. Căn cứ danh mục dự án đầu tư cho vay trung, dài hạn theo chỉ định, các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh lập kế hoạch đề nghị cấp bù chênh lệch lãi suất theo kế hoạch năm có chia ra từng quý gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán Ngân sách hàng năm (tính toán theo công thức 1).

b. Trên cơ sở báo cáo của các Ngân hàng Thương mại, Bộ Tài chính sẽ xem xét, tổng hợp để xác định kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất cả năm và từng quý trong kế hoạch chi ngân sách Nhà nước; đồng thời, thông báo cho các ngân hàng thương mại quốc doanh.

c. Hàng quý, Bộ Tài chính sẽ xem xét tạm cấp bù chênh lệch lãi suất cho các Ngân hàng thương mại Quốc doanh theo chỉ tiêu kế hoạch năm, quý đã xác định.

2. Phương thức cấp bù chênh lệch lãi suất thực tế: 2.1. Công thức tính toán cấp bù lãi suất thực tế:

Số chênh lệch lãi suất thực tế năm quyết toán để tính cấp bù, được xác định theo phương pháp tích số như sau:

 Số cấp

bù lãi suất thực tế năm




=

Lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường tháng




-

Lãi suất cho vay trung, dài hạn theo chỉ định tháng




x

Tổng các tích số giữa số dư nợ trung, dài hạn thực tế với số ngày dư nợ thực tế trong năm


30




(2)

2.2. Phương thức cấp bù chênh lệch lãi suất thực tế:

a. Kết thúc năm tài chính, Ngân hàng thương mại Quốc doanh được giao nhiệm vụ cho vay trung, dài hạn tính toán, xác định số chênh lệch lãi suất thực tế đề nghị cấp bù theo phương pháp tích số và báo cáo Bộ Tài chính (tính toán theo công thức 2).

Số liệu đề nghị cấp bù phải báo cáo chi tiết từng hợp đồng cho vay, phân loại doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương.

b. Trên cơ sở báo cáo của các Ngân hàng thương mại Quốc doanh, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra, xác định chính thức số chênh lệch lãi suất cấp bù cho Ngân hàng thương mại và xử lý như sau:

Nếu số được cấp bù thực tế cao hơn số kế hoạch tạm cấp thì Bộ Tài chính sẽ cấp đủ phần còn thiếu.

Nếu số được cấp bù thực tế thấp hơn số kế hoạch tạm cấp thì Ngân hàng thương mại được chuyển số chênh lệch đó vào kế hoạch Quý I của năm kế tiếp (trường hợp chưa thu hồi xong nợ cho vay đầu tư); hoặc phải nộp lại cho Ngân sách Nhà nước (trường hợp đã thu hồi xong nợ cho vay đầu tư).

Ngân hàng thương mại Trung ương hạch toán số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất vào thu nhập (doanh thu) của Ngân hàng, theo dõi trên một tài khoản riêng.

c. Các hợp đồng vay không trả nợ đúng hạn, Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện chế độ lãi suất quá hạn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khoản chênh lệch lãi suất phát sinh do áp dụng lãi suất quá hạn sẽ được tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính xử lý riêng.

d. Hàng tháng (quý), Ngân hàng thương mại TW có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tài chính:

Số dư nợ đầu kỳ về cho vay trung, dài hạn theo chỉ định.

Số cho vay phát sinh trong kỳ

Số thu nợ trong kỳ

Số dư nợ bình quân cuối kỳ

Chênh lệch lãi suất thực tế phát sinh trong kỳ.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Việc cấp bù chênh lệch lãi suất quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng cho các khoản vay trung, dài hạn quy định tại văn bản số 6213/KTTH ngày 7/12/1996 của Chính phủ và theo danh mục đầu tư bổ sung theo Quyết định số 237/KTTH ngày 20/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ngân hàng thương mại Quốc doanh được giao chỉ tiêu cho vay đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt việc lập kế hoạch và xác định chính xác số chênh lệch lãi suất đề nghị cấp bù hàng năm theo các nội dung đề cập tại Thông tư này.

Kế hoạch cấp bù 1997 được báo cáo về Bộ Tài chính sau khi nhận được Thông tư hướng dẫn này (bao gồm cả số liệu quý 4/1996 - Nếu có phát sinh).

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=8366&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận