Văn bản pháp luật: Thông tư 6/TC-TCT

 
Toàn quốc
Công báo số 14/1992;
Thông tư 6/TC-TCT
Thông tư
01/04/1992
26/03/1992

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thu khoản điều tiết thu nhập bổ sung của cán bộ công nhân viên Việt Nam làm việc tại các tổ chức Quốc tế và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam

 
1.992
 

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thu khoản điều tiết thu nhập bổ sung của cán bộ công

nhân viên Việt Nam làm việc tại các tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam

 

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định số 119/HĐBT ngày 17-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập.

Căn cứ vào các Thông báo: Số 2237/PPLT ngày 10-7-1991 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Thông báo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng "Quy định mức điều tiết thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập sau khi dã nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao", thông báo số 4139-KTĐN ngày 25-11-1191 "Về một số việc liên quan đến các tổ chức Quốc tế"; Thông báo số 374-PPLT ngày 11-2-1992 v/v điều tiết thu nhập bổ sung;

Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thu khoán điều tiết thu nhập bổ sung đối với cán bộ công nhân viên Việt Nam làm việc tại các tổ chức Quốc tế, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam như sau:

 

I. ĐỐI TƯƠNG VÀ THU NHẬP CHỊU ĐIỀU TIẾT THU NHẬP BỔ SUNG

1. Đối tượng được miễn nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung:

Các viên chức của Liên hiệp Quốc là người Việt Nam được Tổng thư ký Liên hợp quốc Thông báo cho chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được miễn trừ thuế thu nhập và khoản điều tiết thu nhập bổ sung như đã quy định tại tiết 17 tiết 18 Điều 5 "Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hiệp quốc", và các Hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các cơ quan tổ chức thuộc Liên hiệp quốc.

2. Đối tượng nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung:

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt trong biên chế Nhà nước, hợp đồng, tạm tuyển, lao động tự do... làm việc trong các tổ chức Quốc tế, cơ quan nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam không thuộc đối tượng miễn trừ tại Điểm 1, có thu nhập chịu điều tiết bổ sung đều phải nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung vào Ngân sách Nhà nước.

3. Thu nhập chịu điều tiết bổ sung:

Thu nhập để tính điều tiết thu nhập bổ sung là thu nhập thực tế chịu thuế thu nhập trừ (-) tiền thuế thu nhập và tiền bảo hiểm xã hội 10% (bảo hiểm tuổi già).

Thuế thu nhập được tính theo Phép lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện.

Tiền bảo hiểm xã hội tính 10% trên tiền công, tiền lương do cơ quan nước ngoài chi trả theo quy định tại Nghị số 233-HĐBT ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

4. Khoản điều tiết thu nhập bổ sung được tính bằng đồng Việt Nam và được quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ gía mua do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm chi trả thu nhập.

 

II- MỤC ĐIỀU TIẾT THU NHẬP BỔ SUNG

Khoản điều tiết thu nhập bổ sung được tính thống nhất 30% trên số thu nhập chịu điều tiết; cụ thể:

Thu nhập chịu Thu nhập do Thuế thu Bảo

điều tiết bổ sung = cơ quan nước - nhập - hiểm xã

ngoài chi trả hội

Số tiền điều Thu nhập chịu

tiếp bổ sung = điều tiếp bổ x 30%

sung

Ngoài khoản thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội và khoản điều tiết thu nhập bổ sung quy định nêu trên; nghiêm cấm các ngành, các cấp, các địa phương điều tiết thêm thu nhập của người lao động dưới bất cứ hình thức nào.

 

III - TỔ CHỨC, KÊ KHAI NỘP ĐIỀU TIẾT THU NHẬP

BỔ SUNG VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Tổ chức thu nộp:

Việc tổ chức thu nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung, được áp dụng như thu nộp thuế thu nhập.

Các cục thuế tỉnh, thành phố được phép uỷ quyền cho các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế, hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, cơ quan cử, tuyển chọn người làm việc... khấu trừ tiền thuế thu nhập, tiền điều tiết thu nhập bổ sung để nộp vào NSNN.

Các tổ chức, cá nhân được uỷ quyền và các đối tượng nộp thuế thu nhập có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, thu nộp thuế thu nhập, khoản điều điều tiết thu nhập bổ sung vào NSNN theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Thuế thu nhập, khoản điều tiết thu nhập được nộp bằng tiền Việt Nam hay bằng ngoại tệ do cơ quan nước ngoài chi trả.

Các tổ chức, cá nhân được uỷ quyền thu được hưởng khoản thù lao 05% (năm phần ngàn) trên số thuế thu nhập và khoản điều tiết thu nhập bổ sung đã khấu trừ của người lao động.

Tiền thù lao được sử dụng chi cho các chi phí về giấy tờ phục vụ cho công tác tổ chức thu và bồi dưỡng thù lao cho tổ chức, cá nhân được uỷ quyền thu.

2. Kê khai nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung:

Các tổ chức, cá nhân được uỷ quyền, có trách nhiệm lập bảng kê khai về số người, thu nhập thực tế chịu thuế thu nhập. Thuế thu nhập bảo hiểm xã hội, khoản điều tiết thu nhập phải nộp NSNN, tổng hợp số tiền phải khấu trừ, số thù lao 0,5% được hưởng, số còn phải nộp NSNN. Thực hiện việc khấu trừ các khoản phải trừ trước khi trả tiền lương, tiền công cho người lao động và được giữ lại số tiền thù lao trước khi nộp tiền vào kho bạc Nhà nước.

Bảng kê khai nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung được lập chung với bảng kê khai nộp thuế thu nhập (theo mẫu đính kèm).

Điều tiết thu nhập bổ sung được tính cho cả năm và kê khai tạm nộp hàng tháng. Cuối năm, hoặc hết hạn hợp đồng trong năm các tổ chức uỷ quyền thu, phải thanh quyết toán với cơ quan thuế. Nếu nộp thiếu phải nộp vào NSNN ngay trong tháng, nếu nộp thừa thì được trừ vào số phải nộp của tháng sau, hoặc được Ngân sách Nhà nước thoái trả.

Số tiền thu về điều tiết thu nhập bổ sung sau khi trừ đi khoản thù lao 0,5% (nếu có) được nộp vào Ngân sách Nhà nước 100% theo mục 25, chương, loại, khoản, hạng, tương ứng.

Trường hợp các cơ quan tuyển chọn, cử người vào làm việc tại các tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài có nhu cầu chi cho bộ máy quản lý người lao động, chi phí đào tạo, tuyển dụng v.v... phải lập phương án và kế hoạch, nhu cầu chi cụ thể có xác định của cơ quan quản lý tài chính và cơ quan chủ quản gửi Bộ Tài chính. Trên cơ sở cân đối nhu cầu thu, chi, Bộ Tài chính sẽ xem xét và quy định số tiền điều tiết thu nhập bổ sung được để lại trong số tiền đã khấu trừ của người lao động.

Các tổ chức, cá nhân... vi phạm kỷ luật thu nộp như man khai, trốn tránh kê khai, chậm nộp... khoản điều tiết thu nhập bổ sung vào NSNN đều bị xử lý như các vi phạm về thuế thu nhập.

3. Trách nhiệm của cơ quan thuế:

Cục thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trên địa bàn để xác định đối tượng nộp thuế thu nhập, nộp khoản điều tiết thu nhập bổ sung vào NSNN. Thực hiện việc ủy quyền thu cho các cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập, tổ chức thu đối với các đối tượng không qua cơ quan ủy quyền thu.

Hướng dẫn kiểm tra tính thuế thu nhập, trích bảo hiểm xã hội, khoản điều tiết thu nhập, bổ sung, khoản thù lao được để lại đơn vị, và số tiền phải nộp NSNN.

Thực hiện việc Thông báo thanh quyết toán các khoản phải nộp NSNN của người lao động khi hết năm hoặc hết hạn hợp đồng.

Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng cục thuế.

 

IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi thành từ ngày 1-4-1992.

Cơ quan thuế các cấp có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và khoản điều tiết thu nhập bổ sung thực hiện nghiêm chỉnh việc kê khai và nộp các khoản thu vào NSNN theo quy định tại thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để nghiên cứu giải quyết.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------------------

Bảng tổng hợp kê khai nộp thuế thu nhập

và điều tiết thu nhập bổ sung đối với cơ quan được ủy quyền

tháng... năm

Tỷ giá:

Tên cơ quan được ủy quyền

Địa điểm

Nơi mở tài khoản

Số hiệu tài khoản

 

 

Số

 

Họ và tên

Thu nhập thường xuyên

Thuế thu nhập

Bảo hiểm

Số tiền chịu điều

Số tiền điều tiết

Số tiền điều

Tổng số thuế thu nhập và

thứ tự

 

Ngoại tệ

Quy đổi tiền Việt

phải nộp

xã hội 10%

tiết thu nhập bổ sung

thu nhập bổ sung

tiết bổ sung nộp NS

điều tiết bổ sung phải nộp ngân sách

1

2

3

4

Nguyễn văn A

Nguyễn văn B

-----------------

-----------------

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu Ngày..tháng.. năm.. 199

Thủ trưởng cơ quan được ủy quyền

(Ký tên - Đóng dấu)

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11187&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận