THÔNG TƯ
Hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quảnlý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ về Quy chế Quản lýtài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về việc sửa đổì, bổ sung Nghị địnhsố 59/CP nói trên;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợì nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp nhà nước như sau.
I.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
Thôngtư này áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, bao gồm Tổngcông ty, các doanh nghiệp thành viên hạch toán kinh tế của Tổng công ty, doanhnghiệp độc lập khác thuộc mọi ngành klnh tế do Trung ương và địa phương quảnlý.
Cácdoanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích được thành lập theo Nghị định số 56/CPngày 02/10/1996 của Chính phủ; các doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo, nghiêncứu được thành lập theo Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướngChính phủ, thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận riêng, không áp dụng Thông tưnày.
II.HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
A.LỢI NHUẬN CỦADOANH NGHIỆP
1.Lợi nhuận thực hiện cả năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợinhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
a)Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giáthành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chínhcủa doanh nghiệp.
b)Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:
Lợinhuận từ hoạt động tài chính là số thu lớn hơn số chi phí của các hoạt động tàichính, bao gồm: hoạt động cho thuê tài sản; mua bán chứng khoán; mua bán ngoạitệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay vốn; lợi tức cổphần và lợi nhuận được chia từ phần vốn góp liên doanh, hợp doanh; hoàn nhập sốdư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Lợinhuận hoạt động bất thường là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động bất thường,bao gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ; khoản nợ khó đòi đãduyệt bỏ nay thu hồi được; lợi nhuận từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;khoản thu vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát; khoản chênhlệeh do thanh lý, nhượng bán tài sản; lợi nhuận các năm trước phát hiện nămnay; hoàn nhập số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phảithu khó đòi; tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.
2.Nhà nước để lại khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệpnhằm mục đích chủ yếu bổ sung vốn kinh doanh, lập quỹ dự phòng tài chính để tựbù đắp một phần rủi ro; đồng thời chăm lo lợi ích vật chất cho người lao độngtrong doanh nghiệp.
B.PHÂN PHỐ LỢI NHUẬN SAU THUẾ
Saukhi chuyển lỗ theo Điều 22 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thunhập theo Luật định, lợi nhuận còn lại được phân phối theo trình tự sau đây:
1.Bù khoản lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế;
2.Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
3.Trả tiền phạt vi phạm pháp luật nhà nước như: vi phạm luật thuế, luật giaothông, luật môi trường, luật thương mại và quy chế hành chính..., sau khi đãtrừ tiền bồi thường tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có);
4.Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lýkhi xác định thu nhập chịu thuế;
5.Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có);
6.Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (l, 2, 3, 4, 5) được phân phối nhưsau:
6.l.Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điềulệ của doanh nghiệp thì không trích nữa;
6.2.Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển;
6.3.Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Khi số dư quỹ này đạt 6 tháng lươngthực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa;
6.4.Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,...) mà phápluật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanhnghiệp trích lập theo các quy định đó;
6.5.Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;
6.6.Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được tríchlập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vàotỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước (vốn nhà nước nói ở đây là số trung bìnhcộng của số dư vốn nhà nước tại các thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm), nhưsau:
a)3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp: Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuậnnói trên năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước.
Doanhnghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gianđược miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nướcnếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư.
b)2 tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trướe.
Hộiđồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị)sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phânchia số tiền vào mỗi quỹ.
Saukhi trích đủ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sungtoàn bộ số lợi nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.
7.Thủ tục và thời điểm trích lập các quỹ:
7.l.Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quý về số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệpkê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, lợi nhuận còn lại đượctạm trích vào các quỹ quy định ở Mục II nói trên, nhưng số tạm trích vào các quỹ không vượt quá 70% tổng sốlợi nhuận sau thuế của quý đó.
7.2.Sau khi công bố công khai báo cáo tài chính năm theo hướng dẫn của Bộ Tàichính, doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế cả năm theoquy định ở Mục B Thông tư này.
C.MUC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ DOANH NGHIỆP
1. Quỹ đầu tư phát triển để:
1.1.Bổ sung vào vốn kinh doanh của Nhà nước: Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt độngkinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của doanhnghiệp;
Gópvốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định hiện hành;
Đốivới các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ thu mua, chế biến nông, lâm, hải sảnđược dùng quỹ này để trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hoặc cho cácthành phần kinh tế khác vay vốn phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanhnghiệp.
Căncứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối vớidoanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định hình thức và biện pháp đầutư theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
1.2.Trích nộp quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty nhà nước (nếu là thành viêncủa Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm.
1.3.Trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp để đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước khác. Bộ Tài chính,sau khi thống nhất với cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết địnhviệc điều động này.
2. Quỹ dự phòng tài chính để:
2.l.Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quátrình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổnthất và của tổ chức bảo hiểm.
2.2.Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty (nếu là thànhviên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết địnhhàng năm.
3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để
3.1.Trợ cấp cho người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên bịmất việc làm tạm thời theo quy định của Nhà nước; chi đào tạo lại chuyên môn,kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việcmới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Quỹnày chỉ dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân kháchquan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổchức trong khi chưa bố trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôiviệc.
3.2.Đối với những doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty nhà nước, mà việc trợcấp mất việc làm do Tổng công ty đảm nhận theo Quy chế tài chính Tổng công tythì doanh nghiệp thành viên trích nộp để hình thành quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết địnhhàng năm.
Mứctrợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến củaChủ tịch công đoàn doanh nghiệp.
4. Quỹ phúc lợi để:
4.l. Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợicông cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợichung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận.
4.2.Chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể côngnhân viên doanh nghiệp.
4.3.Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội (các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội côngcộng...).
4.4.Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.
4.5.Ngoài ra có thể chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đãnghỉ hưu, mất sức lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, xây nhà tìnhnghĩa, từ thiện.
4.6.Trích nộp để hình thàrth quỹ phúc lợi tập trung của Tổng công ty (nếu là thànhviên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.
Giámđốc doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn doanh nghiệp để quản lývà sử dụng quỹ này.
5. Quỹ khen thưởng để:
5.l.Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp.
Mứcthưởng do Giảm đốm doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến tham gia của tổchức Công đoàn và trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗicán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
5.2.Thưởng cho những cá nhân và đơn vị bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế đãhoàn thàrth tốt những điều kiện của hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thưởng do Giám đốc doanh nghiệp quyếtđịnh.
5.3.Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung của Tổng công ty (nếu làthành viên Tổrlg công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyếtđịnh.
D.TRÁCH NHIỆM CỦADOANH NGHJỆP VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝTÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồngquản trị) chịu trách nhiệm về xác định chính xác các khoản lợi nhuận của doanhnghiệp, phân phối và sử dụng các khoản lợi nhuận sau thuế theo đúng các quyđịnh tại Thông tư này.
Việctrích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp phải công khai trước các cơ quanquản lý của Nhà nước và tập thể lao động của doanh nghiệp.
2.Cơ quan quản lý tài chính nhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc phân phối cáckhoản lợi nhuận sau thuế, việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệptheo quy định của Thông tư này.
Nếuphát hiện doanh nghiệp thực hiện sai thì yêu cầu các doanh nghiệp phải sửa sai.Nếu vi phạm thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà áp dụng các hình thức thích hợp: xử lýphạt hành chính, bồi thường vật chất hoặc bị giảm trừ 2 quỹ phúc lợi và khen thưởngtheo các quy định của pháp luật hiện hành.
III.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thôngtư này áp dụng cho việc phân phối lợi nhuận sau thuế từ năm tài chính 1999 vàthay thế cho Thông tư số 70/TC-TCDN ngày 05/11/1996 của Bộ Tài chính.
Cáccơ quan quản lý doanh nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm thihành Thông tư này./.