Văn bản pháp luật: Thông tư 66/1999/TT-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo số 28/1999;
Thông tư 66/1999/TT-BTC
Thông tư
05/05/1999
07/06/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc xây dựng, sửa đổi Quy chế Tài chính của Tổng công ty nhà nước

Thứ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

THÔNG Tư số 66/1999/TT'BTC ngày 07/6/1999 hướng dẫn việc xây dựlng, sửadổi Quy chếTài chính của Tổng công ty nhà nt~

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc xây dựng, sửa đổi Quy chế Tài chính củaTổng công ty nhà nước

 

BộTài chính đã ban hành Quy chế tài chính mẫu của Tổng công ty nhà nước kèm theoQuyết định số 838/TC/QĐ-TCDN ngày 28/8/1996 và Quyết định số 995/TC/QĐ-TCDNngày 01/11/1996 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính mẫu làm cơ sở chocác Tổng công ty nhà nước xây dựng Quy chế quản lý tài chính của từng Tổng côngty.

Đểphù hợp với Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ (sau đây gọitắt là Nghị định số 27/1999/NĐ-CP) về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Quản lý tàichính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theoNghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị địnhsố 59/CP), Bộ Tài chính hướng dẫn việc xây dựng, sửa đổi Quy chế Tài chính củaTổng công ty nhà nước như sau:

l.Đối với các Tổng công ty đã ban hành Quy chế Tài chính thì căn cứ vào Nghị đlnhsố 27/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này của Bộ Tài chínhđể sửa đổi, bổ sung Quy chế Tài chính của Tổng công ty cho phù hợp với các quyđịnh mới. Sau khi được Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt, quy chế sửađổi, bổ sung gửi đến cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và Bộ Tài chínhđể theo dõi.

2.Đối với các Tổng công ty chưa ban hành Quy chế Tài chính thì căn cứ vào Quy chếQuản lý tài chính và hạch toán kinh doanh ban hành kèm theo các Nghị định số59/CP, số 27/1999/NĐ-CP, Quy chế tài chính mẫu Tổng công ty nhà nước nói trênvà các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính để xây dựng Quy chế Tài chính củaTổng công ty mình. Sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính,Hội đồng quản trị phê duyệt Quy chế Tài chính của Tổng công ty và gửi đến cơquan quyết định thành lập doanh nghiệp và Bộ Tài chính để theo dõi.

3.Khi sửa đổi, bổ sung Quy chế Tài chính Tổng công ty cần chú ý một số vấn đề sauđây:

3.l.Theo Nghị định số 27/1999/NĐ-CP thì Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nướctại doanh nghiệp không có nhiệm vụ thẩm định hoặc có ý kiến đối với các trườnghợp cầm cố, thế chấp, thanh lý, nhượng bán tài sản quan trọng của doanh nghiệp.

3.2.Để bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xửlý tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh, xóa bỏ phiền hà đối với doanh nghiệp,sau mỗi lần thanh lý tài sản, xử lý nợ khó đòi, xử lý tổn thất tài sản, quyếtđịnh bồi thường các khoản chi không đúng chế độ, các Tổng công ty và doanhnghiệp thành viên không phải gửi cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệpnữa. Nhưng các trường hợp xử lý này phải có chứng từ, tài liệu chứng minh, tổnghợp và giải trình trong Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.

3.3.Khoản kinh phí quản lý Tổng công ty huy động từ các doanh nghiệp thành viên doTổng Giám đốc quyết định trên cơ sở được Hội đồng quản trị phê duyệt sau khitrao đổi với Giám đốc các doanh nghiệp thành viên và được phản ảnh trong kếhoạch tài chính hàng năm của các doanh nghiệp. Bộ Tài chính không tham gia vềmức trích kinh phí quản lý hàng năm của Tổng công ty nữa.

3.4.Nghị định số 27/1999/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp thành viên được tính vàochi phí kinh doanh các khoản chi nghiên cứu khoa học, đào tạo Quỹ đầu tư pháttriển chủ yếu là để tái sản xuất mở rộng và đổi mới công nghệ. Vì vậy, Tổngcông ty không huy động từ quỹ đầu tư phát triển cho việc nghiên cứu khoa học vàđào tạo nói trên. Các yêu cầu chi nghiên cứu khoa học, đào tạo chung của Tổngcông ty, trước hết phải lấy từ nguồn thu từ công việc nghiên cứu khoa học, đàotạo, nguồn hỗ trợ của ngân sách (nếu có); phần còn thiếu được tính vào chi phíkinh doanh của Tổng công ty. Nếu vẫn còn thiếu mới huy động thêm từ các doanhnghiệp thành viên.

3.5.Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên hạch toán kinh tế độc lập, đều làđơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân trước pháp luật. Do đó đều phải thực hiệnviệc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận sau thuế,trích lập và sử dụng các quỹ, lập báo cáo tài chính theo đúng các quy định hiệnhành.

Quanhệ tài chính giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên như huy độngkinh phí quản lý Tổng công ty, điều động tài sản, huy động quỹ dự phòng tàichính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi vẫn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 838/ TC/QĐ-TCDN ngày28/8/1996 về việc ban hành Quy chế tài chính mẳu Tổng công ty nhà nước và Quyếtđịnh số 995/TC/QĐ-TCVNngày 01/11/1996của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính mẫu.

3.6.Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc là những đơn vị có tư cách phápnhân không đầy đủ. Vì vậy, Quy chế Tài chính của Tổng công ty cần quy định rõquyền hạn, trách nhiệm trong việc quản lý và hạch toán tài sản, tiền vốn, doanhthu, chi phí và sử dụng các quỹ. Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà nướcvà trước pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thành viên này.

4.Tại khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/1999/ NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chếđộ khen thưởng, kỷ luật đối với Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng Giámđốc) trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp. Tổng công ty cần cụ thể hóa cácquy định này trong Quy chế Tài chính Tổng công ty và các doanh nghiệp thànhviên.

5.Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày20/4/1999 của Chính phủ có hiệu lực.

Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính đểnghiên cứu giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6689&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận