THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định 49/1999/NĐ-CP của Chínhphủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Thi hành Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, Bộ Tài chính hướng dẫn cụthể như sau:
I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là những hành vi của cá nhân hoặc tổchức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về kế toán nhưng chưađến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật, phảibị xử phạt hành chính. Tuỳ theo mức độ hành vi vi phạm và thiệt hại do hành viđó gây ra để xử phạt hành chính, kể cả hình thức phạt bổ sung và các biện phápkhác xét thấy cần thiết.
2- Đối tượng xử phạt và phạm vi áp dụng
a- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọivi phạm hành chính do mình gây ra trong lĩnh vực kế toán và phải bị xử phạttheo qui định tại Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ và theohướng dẫn tại Thông tư này.
b- Các đơn vị, tổ chức trong hệ thống thu, chi ngân sách Nhà nước và kinh phíđoàn thể; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội; tổchức xã hội - nghề nghiệp; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cáchộ kinh doanh cá thể (dưới đây gọi tắt là tổ chức) phải chịu trách nhiệm hànhchính về mọi vi phạm hành chính do tổ chức mình gây ra trong lĩnh vực kế toánvà phải bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư này.
c- Cá nhân và tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam,thuộc đối tượng phải thực hiện công tác kế toán theo luật định của Việt Nam,nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương IINghị định 49/1999/NĐ-CP thì bị xử phạt như đối với công dân, tổ chức Việt Namđã nêu trên. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia cóquy định khác thì thực hiện theo điều ước đã ký.
3 - Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Việcxử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền xử phạt theo hướng dẫn tạiPhần III của Thông tư này, theo nguyên tắc:
a- Hành vi vi phạm do cá nhân gây ra thì xử phạt cá nhân;
b- Hành vi vi phạm do tổ chức gây ra thì xử phạt tổ chức.
Tổchức bị xử phạt phải thi hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác địnhlỗi của từng cá nhân trực tiếp gây ra vi phạm hành chính đó để xử lý kỷ luật vàtrách nhiệm vật chất.
c- Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán chỉ bị xử phạt một lần;mỗi tổ chức hoặc cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt vềtừng hành vi vi phạm; nhiều cá nhân cùng có một hành vi vi phạm hành chính thìtừng cá nhân vi phạm đều bị xử phạt;
d- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán khi phát hiện phải bịđình chỉ ngay và phải được xử lý công minh kịp thời, đúng thủ tục và nguyên tắcxử phạt đồng thời có biện pháp khắc phục hậu quả thích hợp;
e- Không xử phạt hành chính trong các trường hợp: Người vi phạm được giám địnhpháp y xác định là mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận biết, không tự điềuchỉnh được hành vi của mình trong thời gian xảy ra vi phạm.
4 - Thời hiệu xử phạt
a- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm kể từngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện;
b- Trường hợp vi phạm bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xửtheo thủ tục tố tụng hình sự nhưng có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đìnhchỉ vụ án của các cấp có thẩm quyền, thì bị xử phạt hành chính đối với hành vicó dấu hiệu vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực kế toán đối với những trường hợp trên là 3 tháng kể từ ngày có quyết địnhđình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án;
c- Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời hiệuxử phạt hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thờihiệu xử phạt trên.
5 - Trường hợp không xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán
a- Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán nếu quá thời hiệu quyđịnh tại Mục 4 - Phần I - Thông tư này mới phát hiện ra hành vi vi phạm;
b- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu phạm tội theoquy định của pháp luật, mà cơ quan chính quyền địa phương hoặc cơ quan thanhtra tài chính đã chuyển hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền giải quyết;
c- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán nếu dẫn đến việc trốn, lậuthuế thì phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo quy định hiệnhành;
d- Người vi phạm là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh cá biệt khác làm mất khảnăng nhận thức hoặc mất khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình;
e- Công dân chưa đủ 18 tuổi, nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kếtoán thì áp dụng xử phạt theo Điều 6 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhngày 06/07/1995;
f- Do các sự kiện bất ngờ, tình thế khẩn cấp, thiên tai địch hoạ gây ra mà cánhân, tổ chức không thể biết trước hoặc buộc phải hành động để ngăn chặn nguycơ thực tế gây ra tổn hại tới lợi ích chung.
6 - Hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán
Mỗihành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cá nhân, tổ chức phải chịumột trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
Cảnhcáo;
Phạttiền.
Ngoàira, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xửphạt bổ sung và các biện pháp khác, như: tịch thu tang vật vi phạm, buộc khôiphục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
7 - Tình tiết giảm nhẹ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kếtoán
Cánhân, tổ chức đã có hành động:
a- Ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả,bồi thường thiệt hại;
b- Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc, đặc biệt khó khăn hoặc bất khả kháng.
8 - Tình tiết tăng nặng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựckế toán
Cánhân, tổ chức đã có hành động:
a- Vi phạm có tổ chức;
b- Vi phạm nhiều lần, có hệ thống hoặc tái phạm trong thời hiệu chịu quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
c- Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần đểvi phạm;
d- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
e- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xãhội để vi phạm;
f- Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
9 - Căn cứ để kết luận hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kếtoán, quyết định hình thức xử phạt và mức phạt
a- Các quy định tại Chương II về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức xửphạt tại Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ và hướng dẫn tạiThông tư này.
b- Các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán hiện hành của Việt Nam, như Pháplệnh Kế toán và Thống kê, Điều lệ Tổ chức Kế toán Nhà nước và các chuẩn mực,chế độ kế toán hiện hành do Bộ Tài chính ban hành hoặc thỏa thuận cho cơ quancó thẩm quyền ban hành.
II - CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, HÌNHTHỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
Căncứ vào quy định tại Chương II - Nghị định 49/1999/NĐ-CP, các hành vi vi phạmhành chính, hình thức xử phạt và mức xử phạt cụ thể, như sau:
1 - Vi phạm về thẩm quyền ban hành và áp dụng chế độ kế toán
1.1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000.000 đồng, đối với một trong cáchành vi sau đây:
a- Thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về thẩm quyền ban hành chế độchứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính hoặc nhữngnguyên tắc quy định về chế độ kế toán;
b- Yêu cầu, quy định, hướng dẫn cấp dưới phải thực hiện các chứng từ kế toán, sổkế toán, hệ thống tài khoản, biểu mẫu báo cáo tài chính sai với quy định củapháp luật hiện hành về kế toán;
c- Không đăng ký chế độ kế toán hoặc đăng ký chế độ kế toán chậm hơn thời hạnquy định hiện hành đối với các đơn vị phải đăng ký chế độ kế toán theo quyđịnh, trừ trường hợp được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản cho phép kéo dàithời hạn đăng ký chế độ kế toán;
d- Sửa đổi chứng từ kế toán, sửa đổi sổ kế toán, sửa đổi báo cáo tài chính, mởthêm tài khoản hoặc thay đổi phương pháp hạch toán khi chưa được cấp có thẩmquyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định.
1.2- Đối với những hành vi vi phạm tại các điểm a, b và d nêu trên thì bắt buộcđơn vị bị phạt thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành và áp dụnghình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
2 - Vi phạm nguyên tắc sử dụng chứng từ kế toán và tài khoản kếtoán
2.1- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tìnhtiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt đến 5.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sauđây:
a- Không tuân thủ nguyên tắc ghi chép chứng từ kế toán, kể cả chế độ chứng từđiện tử trong việc phản ánh các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trênchứng từ kế toán;
b- Sử dụng các hoá đơn, chứng từ kế toán không đúng quy định của Bộ Tài chínhhoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, kể cả việc ghi sai nội dungkinh tế trên hoá đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ giả hoặc hoá đơn,chứng từ hết thời hạn sử dụng; sử dụng mẫu hoá đơn tự in chưa được Bộ Tài chínhchấp thuận;
c- Bán hoá đơn tài chính khống chỉ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng về mặtkinh tế. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chuyển cho cơ quan cóthẩm quyền xử lý hình sự giải quyết;
d- Mua hoá đơn tài chính không đúng quy định về việc quản lý hoá đơn, chứng từcủa Nhà nước;
e- Làm mất hoá đơn tài chính hoặc mất chứng từ kế toán không khai báo kịp thờicho các cơ quan quản lý chức năng theo qui định của Nhà nước.
Đốivới các hành vi vi phạm tại Điểm b, c, d, e nêu trên, nếu dẫn đến việc trốn,lậu thuế thì phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo qui địnhhiện hành.
2.2- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần 2; nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho đối tượng khácsử dụng tài khoản đơn vị để nhận tiền và chuyển tiền vi phạm kỷ luật quản lýtài chính, tiền tệ.
2.3- Áp dụng hình thức xử phạt bổsung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quyđịnh ở khoản 2.1 nêu trên (trừ trường hợp làm mất hoá đơn).
3 - Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán, khai man và báo cáo sốliệu kế toán sai sự thật
3.1- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành visau đây:
a- Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán: lập chứng từ khống; lập sai với nộidung nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh; giả mạo chữ ký, con dấu; ghi sổ khốngkhông có chứng từ kế toán chứng minh; lập hai hệ thống sổ kế toán có nội dungghi khác nhau;
b- Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật: lập báo cáo tài chính không đúng vớisổ kế toán hoặc sai với thực tế;
c- Ép buộc người khác giả mạo chứngtừ, sổ kế toán, khai man số liệu và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật.
3.2- Áp dụng hình thức xử phạt bổsung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tạiĐiểm a, b trong Khoản 3.1 nêu trên.
4 - Vi phạm nguyên tắc kế toán về tính kịp thời và đầy đủ
4.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vi phạmlần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 2.000.000 đồng nếu vi phạmlần thứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng, đối với mộttrong các hành vi sau đây:
a- Ghi chép chứng từ kế toán không kịp thời theo qui định của chế độ kế toán:không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra; không hoàn thànhviệc lập chứng từ khi nghiệp vụ kinh tế đã kết thúc;...
b- Ghi chép sổ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán: khôngghi sổ kế toán hàng ngày đối với các sổ quy định phải ghi chép và khoá sổ hàngngày; không ghi sổ kế toán khi kỳ kế toán đã kết thúc;...
c- Lập hoặc nộp báo cáo tài chính không kịp thời theo quy định của chế độ kếtoán, kể cả trường hợp đã lập nhưng không nộp đúng thời hạn.
4.2- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tìnhtiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt tiền đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành visau đây:
a- Ghi chép chứng từ kế toán không đầy đủ theo quy định về mẫu biểu của chế độkế toán;
b- Ghi sổ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;
c- Lập báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán.
5- Vi phạm quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán và kiểm kê
5.1- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lầnđầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lầnthứ 2; nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 2.000.000 đồng, đối với mộttrong các hành vi sau đây:
a- Mở sổ hoặc khoá sổ kế toán không đúng quy định của Nhà nước về kế toán: mở vàkhoá sổ kế toán không đúng theo niên độ kế toán và quy định của chế độ kế toán;không chuyển đúng số dư của niên độ cũ sang niên độ mới; không đối chiếu sốliệu giữa các sổ kế toán;...
b- Ghi sổ kế toán không rõ ràng: lệch dòng; lệch cột; ghi bằng mực không đúngquy định;...
c- Sửa chữa sổ kế toán không đúng phương pháp quy định của chế độ kế toán; tẩyxoá sổ kế toán.
5.2- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi ghi chéphoặc tính toán số liệu trong sổ kế toán không đúng nội dung và phương pháp quyđịnh của chế độ kế toán.
5.3- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong cáchành vi sau đây:
a- Bán hàng không lập hóa đơn tài chính, không ghi sổ kế toán bán hàng;
b- Phản ánh không đúng doanh thu thực tế phát sinh như: bỏ một phần doanh thuhoặc tăng doanh thu khống trong niên độ báo cáo.
Đốivới các hành vi vi phạm tại Điểm a, b nêu trên, nếu dẫn đến việc trốn, lậu thuếthì phải xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo qui định hiệnhành.
5.4- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tìnhtiết giảm nhẹ; phạt đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiếttăng nặng thì phạt tiền đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sauđây:
a- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của Nhà nước về kiểm kêtài sản: không thực hiện kiểm kê vào các thời điểm quy định; không đối chiếu sổsách và so sánh số liệu kiểm kê và thực tế theo quy định;...
b- Không xử lý hoặc xử lý sai kết quả kiểm kê tài sản theo quy định của Nhà nước.
5.5- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 15.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi để ngoàisổ kế toán các loại tài sản và tiền vốn.
Ngoàiviệc bị xử phạt, tổ chức và cá nhân vi phạm còn phải có trách nhiệm truy nộpcho Nhà nước giá trị thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về kế toán nêutrên gây ra.
6 - Vi phạm chế độ báo cáo và cung cấp tài liệu kế toán
Phạttiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tình tiếtgiảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tình tiếttăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sauđây:
6.1- Lập báo cáo tài chính không đúng theo biểu mẫu quy định của các cơ quan cóthẩm quyền;
6.2- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cung cấp tài liệu kế toánliên quan đến thực hiện hoạt động kinh tế đã ký kết với nước ngoài và các quanhệ kinh tế khác theo yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định của phápluật;
6.3- Không báo cáo, báo cáo sai hoặc báo cáo không đầy đủ các nội dung theo yêucầu của Nhà nước, hoặc cơ quan có thẩm quyền đã quy định về tình hình vay và sửdụng vốn vay nợ nước ngoài không qua Nhà nước và hệ thống tài chính, ngân hàngtrong nước theo quy định của pháp luật;
6.4- Không nộp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của cơ quan tài chính, ngânhàng về hoạt động kinh tế của đơn vị ở nước ngoài;
6.5- Báo cáo tài chính không được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
7 - Vi phạm chế độ kiểm tra về kế toán
7.1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong cáchành vi sau đây:
a- Gây cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức kiểm travề kế toán mà không có lý do chính đáng;
b- Trì hoãn, lẩn tránh hoặc cố ý không cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ kếtoán, báo cáo tài chính hoặc không báo cáo theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra;
c- Sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán, sổ kế toán trong khi tiến hành thanhtra, kiểm tra về tài chính, kế toán. Không thực hiện chế độ tự kiểm tra kế toántheo quy định của Nhà nước;
d- Không thực hiện lệnh niêm phong hoặc niêm phong không đúng quy định hồ sơ,tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, két quỹ, tài sản của cơ quan có thẩm quyền theoquy định của pháp luật;
e- Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêmphong kho, két quỹ, vàng bạc, đá quý, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ vay trả, thếchấp, bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ mà chưa gây hậuquả. Đối với hành vi này, tổ chức cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm cần xemxét kỹ mức độ vi phạm, nếu có dấu hiệu hình sự thì phải lập hồ sơ và chuyển chocơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm hình sự thụ lý để giải quyết.
7.2- Áp dụng biện pháp khác là buộckhôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi sửa chữa, thay đổi chứngtừ kế toán, sổ kế toán; hành vi tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc thay đổi tìnhtrạng niêm phong kho, két, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ hoặc các tang vật bịniêm phong.
8 - Vi phạm chế độ lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáotài chính
8.1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tìnhtiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tìnhtiết tăng nặng thì phạt tiền đến 4.000.000 đồng, đối với một trong các hành visau đây:
a- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán không đúng quy định;
b- Sử dụng tài liệu kế toán đang lưu trữ không đúng quy định.
8.2- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc có tìnhtiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 4.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu có tìnhtiết tặng nặng thì phạt tiền đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành visau đây: để hư hỏng, mất chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính đangtrong thời hạn lưu trữ do thiếu tinh thần trách nhiệm.
8.3- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 8.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong cáchành vi sau đây:
a- Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính khi chưa hết thời hạnquy định về lưu trữ;
b- Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính hết thời hạn lưu trữkhông đúng thủ tục quy định;
c- Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính hết thời hạn lưu trữkhông đúng hoặc vượt quá quyền hạn.
9 - Vi phạm về nguyên tắc tổ chức kế toán
9.1- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết nặng thì phạt tiền đến 15.000.000 đồng, đối với một trong các hành visau đây:
a- Bố trí cán bộ kế toán kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu không đúng quyđịnh của Nhà nước về kế toán;
b- Bố trí người làm công việc kế toán, thủ kho, thủ quỹ mà quy định của Nhà nướcvề kế toán không cho phép;
c- Không bố trí người hoặc không tổ chức bộ phận làm công tác kế toán theo quyđịnh của Nhà nước về kế toán.
9.2- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu hoặc cótình tiết giảm nhẹ; phạt tiền đến 15.000.000 đồng nếu vi phạm lần thứ 2; nếu cótình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 20.000.000 đồng, đối với một trong cáchành vi sau đây:
a- Bổ nhiệm kế toán trưởng là người có tiền án, tiền sự mà pháp luật quy địnhđang trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ này hoặc đã bị kỷ luật do vi phạmnghề nghiệp kế toán, tài chính;
b- Bổ nhiệm người không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm côngtác kế toán thực tế theo tiêu chuẩn quy định làm kế toán trưởng.
9.3- Áp dụng biện pháp khác là buộcphải thuyên chuyển vị trí được bố trí hoặc bổ nhiệm đối với các trường hợp bốtrí cán bộ và bổ nhiệm kế toán trưởng nêu trên.
10 - Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để truycứu trách nhiệm hình sự
a- Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán ở mức độnghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồsơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.
b- Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tộiphạm để xử lý hành chính.
III - THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, TỔCHỨC VÀ CÁ NHÂN BỊ XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT
1 - Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán
a- Thanh tra viên chuyên ngành tài chính (kể cả thanh tra viên cơ quan Thuế) cáccấp đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 đồngđối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Khoản1, Điều 9; Khoản 1; Điều 12 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.
Trườnghợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, và các biện phápkhác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11 - Nghị định số 49/1999/NĐ-CP.
b- Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Sở Tài chính - Vật giá có quyềnphạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vivi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
Trườnghợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện phápkhác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
c- Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Bộ Tài chính có quyền phạt cảnhcáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
Trườnghợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện phápkhác quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
d- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cóquyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 10.000.000 đồng đối với cáchành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghịđịnh số 49/1999/NĐ-CP.
Trườnghợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện phápkhác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
e- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, tỉnh phố trực thuộc Trung ương có quyền phạtcảnh cáo hoặc phạt tiền tổng cộng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
Trườnghợp cần thiết có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện phápkhác quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 11; Điều 13 - Nghị định số49/1999/NĐ-CP.
2 - Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Trongtrường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tạiKhoản 2 và 3 - Điều 15; Khoản 1 và 2 - Điều 16 của Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày08/07/1999 của Chính phủ vắng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ, thì cấp phó củangười đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.
3 - Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựckế toán
Uỷban nhân dân cấp quận, huyện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc địa phương;
Cơquan thanh tra chuyên ngành tài chính các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc mình quản lý;
Cáccơ quan khác không thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toánnếu trên khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán cótrách nhiệm lập biên bản về hành vi vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩmquyền giải quyết.
Trườnghợp cơ quan có thẩm quyền xử phạt xét thấy hành vi vi phạm hành chính tronglĩnh vực kế toán vượt quá thẩm quyền của mình thì phải chuyển hồ sơ cho cấp cóthẩm quyền giải quyết.
Trườnghợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc thẩm quyền xử phạtcủa nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt thì việc xử phạt vi phạm hành chính docơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
4 - Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Thủtục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thực hiện theo quy địnhtại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995, được hướngdẫn cụ thể như sau:
Trườnghợp phạt cảnh cáo được áp dụng nếu vi phạm lần đầu, do nguyên nhân khách quanhoặc có tình tiết giảm nhẹ. Việc quyết định cảnh cáo phải được thực hiện bằngvăn bản, khi xét thấy cần thiết cơ quan ra quyết định xử phạt có thể gửi quyếtđịnh xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quanquản lý người vi phạm;
Khiphát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, cơ quan phát hiệncó quyền ra lệnh đình chỉ ngay và tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính(Phụ lục 01). Biên bản phải được lập thành ít nhất 2 bản và có đầy đủ chữ kýcủa người lập biên bản, người vi phạm, người đại diện cho đơn vị có người viphạm;
Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải raquyết định xử phạt (Phụ lục 02). Trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạpcần phải xác minh thì thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không quá 1tháng;
Trườnghợp ra quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện Kiểmsát nhân dân cùng cấp được biết;
Khiquyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì ngườicó thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếucác hình thức xử phạt là phạt tiền thì phải được tổng cộng lại thành mức phạt.Trường hợp nhiều người cùng vi phạm một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chínhthì từng người đều phải được ra quyết định xử phạt riêng;
Quyếtđịnh xử phạt có hiệu lực ngay kể từ ngày ký, trừ trường hợp có quy định cụ thểvà được gửi cho tổ chức và cá nhân bị phạt trong thời hạn 3 ngày. Tổ chức, cánhân bị xử phạt phải thi hành ngay quyết định xử phạt kể từ ngày được giaoquyết định xử phạt.
5- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực kế toán
Việccưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toánthực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày06/07/1995, được hướng dẫn cụ thể như sau:
Sauthời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân bị xửphạt không tự giác thi hành thì Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính cấp Sở Tàichính và cấp Bộ Tài chính được quyền:
Yêucầu Ngân hàng, Kho Bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác trích tiền từtài khoản của tổ chức, cá nhân đã bị ra quyết định xử phạt để nộp phạt.
Cáctổ chức tín dụng trên sau khi nhận được công văn kèm quyết định xử lý vi phạmphải có trách nhiệm căn cứ vào số tiền ghi trong quyết định xử phạt thực hiệnchế độ ưu tiên trích tiền nộp phạt.
Phốihợp với các cơ quan chức năng khác cùng áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác đểthi hành quyết định xử phạt.
Mọitrường hợp vi phạm hành chính áp dụng hình thức phạt tiền, khi thu tiền phạt,cơ quan thu tiền phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành. Tiền phạt thuđược phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo đúng chương, loại, khoản, hạng mụctheo quy định của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiềnvà nguyên tắc trích thưởng tiền phạt thực thu được thực hiện theo các văn bảnhiện hành của Nhà nước.
Việcxử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thu được được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995.
6 - Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vựckế toán.
Quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hết hiệu lực thi hànhsau một năm kể từ ngày ra quyết định. Trong thời gian này nếu cá nhân, tổ chứctiếp tục vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì bị coi là vi phạm nhiềulần và được coi là căn cứ để xét các tình tiết tăng nặng khi xem xét để raquyết định xử phạt. Hết thời hạn trên, nếu cá nhân, đơn vị tiếp tục vi phạm thìđược coi là vi phạm lần đầu.
Trườnghợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyếtđịnh xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại điều này.
IV - KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1 - Khiếu nại, tố cáo
Khiếunại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Điều 24 của Nghị định số49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại các Điều 87, 88 và 90 củaPháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995.
2 - Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
a-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyếtkhiếu nại đối với quyết định của mình về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực kế toán;
Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết khiếunại đối với quyết định của mình và quyết định giải quyết khiếu nại lầu đầu củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực kế toán;
b- Chánh thanh tra chuyên ngành Tài chính giải quyết khiếu nại đối với quyếtđịnh của mình và của thanh tra viên cùng cấp về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực kế toán;
c- Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnggiải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanhtra Sở Tài chính - Vật giá về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kếtoán;
d- Bộ trưởng Bộ Tài chính theo chức năng và quyền hạn quản lý Nhà nước về kếtoán giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Giám đốc Sở Tài chính -Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của Chánh thanh tra chuyên ngànhTài chính thuộc Bộ Tài chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kếtoán.
V - KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
1- Khen thưởng
Nhữngcá nhân, tổ chức đã có công trong những việc sau thì được xét khen thưởng:
Pháthiện tố cáo các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựckế toán;
Ngănchặn được vi phạm, hạn chế được các thiệt hại nghiêm trọng do vi phạm hànhchính trong lĩnh vực kế toán;
Trựctiếp tham gia kiểm tra, thanh tra phát hiện, ra quyết định xử phạt và đôn đốcthực hiện quyết định xử phạt có hiệu quả đều được xét đề nghị khen thưởng kịpthời theo quy định của Nhà nước (kể cả tinh thần và vật chất).
2- Kỷ luật
Ngườicó thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc không chấp hành quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hạiphải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thôngtư ngày có hiệu lực thi hành kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ.
Trongquá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịpthời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Phụ lục số 01
TÊN ĐƠN VỊ Số: /BB --------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Hômnay, vào lúc . . . giờ . . . ngày . . . . tháng . . . năm . . . . . . . . . . .. . . tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chúng tôi gồm:
1- . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
thuộc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2- . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
thuộc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3- . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
thuộc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tiếnhành lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán xảy ra ngày . . .tháng . . . năm . . .
Địađiểm vi phạm: . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cósự chứng kiến của Ông/Bà: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
Địachỉ:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . . . . . . . . . . . .
Sốgiấy CMND: . . . ngày . . ./. . ./ . . . Nơi cấp: . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
Họtên người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm): . . . . . . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Địachỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .
Nộidụng vi phạm:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .
Lờikhai của người vi phạm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
Biênbản được lập thành 2 bản (giao cho đương sự 1 bản).
Trongquá trình kiểm tra, tổ kiểm tra không làm hư hỏng, mất tài sản gì của cơ sở.
Biênbản được đọc cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên.
Người vi phạm | Người chứng kiến | Người lập biên bản |
(hoặc đại diện tổ chức vi phạm) (Chữ ký, Họ và tên) | (nếu có) (Chữ ký, Họ và tên) | (Chữ ký, Họ và tên) |
Phụ lục số 02
TÊN ĐƠN VỊ Số: /QĐ ======== | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ================== . . . . . . . . , ngày . . . tháng . . . năm . . . |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
l Căn cứ Pháp lệnh Kế toán vàThống kê ngày 20/05/1988;
l Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính ngày 06/07/1995;
l Căn cứ Nghị định số49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực kế toán;
l Căn cứ Biên bản vi phạm hànhchính số . . . ngày . . . tháng . . . năm. . .
Xéttính chất, mức độ vi phạm của . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .
Chủ tịch UBND (Hoặc Chánh thanh tra.) . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
-Phạt vi phạm hành chính về kế toán đối với Ông/Bà . . . . . . . . . . . . . . ..
-Địa điểm hoạt động kinh doanh . . . . . . . . , ngành nghề: . . . . . . . . . .. . .
-Đã vi phạm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Hình thức phạt:
1- Hình thức phạt chính thức:
-Phạt theo Điểm . . . , Khoản . . . , Điều . . . , Số tiền . . .
-Phạt theo Điểm . . . , Khoản . . . , Điều . . . , Số tiền . . .
-...
2- Hình thức xử phạt bổ sung:
3- Tổng cộng số tiền: . . . . . . . . . . . . . đồng (viết bằng chữ) . . . . . .. . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điều 2:
Ông/Bà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . đại diện . . . . . . . . . . . . . . cótrách nhiệm nộp các khoản tiền phạt ghi ở Điều 1 vào Ngân sách Nhà nước tại Khobạc trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Ông/Bàcó trách nhiệm thi hành quyết định này, nếu không tự giác thực hiện, cơ quantài chính sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hiệnhành.
Điều 3:
Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cơ quan tài chính, Thanh tra viênchuyên ngành tài chính trực tiếp xử phạt có trách nhiệm thi hành quyết địnhnày.
Ông/Bàcó quyền khiếu nại về quyết định này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đượcquyết định tại . . .
Nơi nhận: | Chức vụ người ra quyết định |
- Như Điều 2 - Thanh tra viên - Lưu:. . . . | (Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu) |