Căn cứ Nghị định số 117/CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 58/CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và Nghị định số 20-CP ngày 15-3-1994 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ vào các Hiệp định tín dụng đã kỹ giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF);
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý nguồn vốn vay của OECF cho các dự án xây dựng cơ bản như sau:
1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và quản lý khoản vay đối với OECF và được hưởng phí dịch vụ 0,07%/năm trên số dư nợ OECF.
2. Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) thực hiện việc cấp phát thanh toán vốn cho các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát và cho vay đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại.
Đối với các dự án phải vay lại, Tổng cục Đầu tư phát triển được hưởng phí phục vụ 0,20%/năm trên số dư nợ vay.
3. Ngay sau khi rút vốn vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) bản kê rút vốn kèm thông báo trả tiền của Ngân hàng Nhật Bản. Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu ngân sách Nhà nước và ghi chi cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư.
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên với đồng Việt Nam để hoạch toán ngân sách là tỷ giá bán ra do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán qua ngân sách Nhà nước.
4. Kế hoạch đầu xây dựng cơ bản hàng năm của dự án phải thể hiện đầy đủ các nguồn vốn và tiến độ rút vốn bao gồm:
a) Vốn vay của OECF, trong đó:
Phân chi trả bằng tiền Yên.
Phần chi trả bằng tiền đồng Việt Nam.
b) Vốn trong nước đối ứng cần thiết.
5. Phần vốn đối ứng trong nước cần thiết hàng năm được xử lý như sau:
Các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát được cân đối trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách hàng năm.
Các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư lập kế hoạch để được bố trí vốn tín dụng Nhà nước, các nguồn vốn vay khác và các nguồn vốn tự huy động hợp pháp.
6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải ký hợp đồng với Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) về việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và nghiệp vụ quản lý vốn vay với OECF được Bộ Tài chính uỷ quyền.
Chủ đầu tư (đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại) phải ký hợp đồng vay vốn với Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển), hoàn trả lãi và gốc vay cho Tổng cục Đầu tư phát triển từng kỳ sớm hơn 01 tháng so với quy định trong Hiệp định tín dụng.
Khuyến khích các Chủ đầu tư trả nợ trước hạn cho ngân sách Nhà nước.
Trường hợp Chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn cho Bộ Tài chính với bất kỳ lý do nào, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ xem xét xử lý. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước.
7. Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư phải trả lãi suất vốn vay gồm:
Lãi suất vốn vay của OECF và các khoản phí dịch vụ do OECF thu theo quy định của Hiệp định tín dụng.
Phí do Ngân hàng Tokyo thu.
Phí dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 0.07%/năm.
Phí phục vụ của Tổng cụ Đầu tư phát triển 0,20%/năm.
Tuỳ theo tình hình thực tế, mức phí của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và của Tổng cục Đầu tư phát triển có thể được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.
8. Các phương thức rút vốn thanh toán:
a) Phương thức cam kết:
Phương thức này được áp dụng rút vốn vay để mua hàng hoá và dịch vụ của các nước ngoài đối với phần hợp đồng ghi bằng ngoại tệ. Việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức một tín dụng thương mại (L/C), OECF cấp một thư cam kết bảo đảm hoàn trả cho những khoản thanh toán tiến hành đối với L/C đó.
(Sơ đồ của phương thức này được nêu ở phụ lục 1 kèm theo).
Chủ đầu tư gửi Bộ Tài chính bản Hợp đồng đã kỹ kết với người cung cấp. Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được bản hợp đồng, Bộ Tài chính thông báo cho Chủ đầu tư về kết quả xem xét hợp đồng, trong đó có phần vốn sẽ thanh toán theo L/C.
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính, Chủ đầu tư đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở L/C. Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Tokyo mở L/C để thanh toán các khoản trong Hợp đồng đã quy định.
Sau khi nhận được thông báo của OECF về việc đã cấp thư cam kết, L/C đã có hiệu lực.
Quá trình thanh toán theo L/C được tiến hành như sau:
Sau khi nhận được đề nghị thanh toán kèm theo báo cáo về các công việc đã hoàn thành và các chứng từ cần thiết của người cung cấp, Chủ đầu tư kiểm tra xem xét và xác nhận, gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển). Trong vòng 7 ngày làm việc, nếu không có ý kiến của Bộ Tài chính khác với xác nhận của Chủ đầu tư, người cung cấp gửi đề nghị thanh toán cho Ngân hàng phục vụ mình. Việc thanh toán theo L/C được thực hiện.
Sau khi nhận được thông báo của OECF về việc rút vốn vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo ngay cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển). Bộ Tài chính tiến hành việc ghi thu ngân sách Nhà nước và ghi chi cấp phát hoặc cho vay các dự án.
b) Phương thức hoàn trả:
Phương thức này được áp dụng trong trường hợp Chủ đầu tư thanh toán trước cho người cung cấp hàng và dịch vụ bằng vốn của mình, sau đó mới đề nghị OECF hoàn lại các khoản đã cho bằng vốn vay.
(Sơ đồ của phương thức này được nêu ở phụ lục 2 và phụ lục 3 kèm theo).
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính về việc xem xét hợp đồng giữa Chủ đầu tư và người cung cấp (như quy định của phương thức cam kết), người cung cấp thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng với Chủ đầu tư.
Sau khi nhận được đề nghị thanh toán của người cung cấp (gồm phần vốn ứng trước, vốn thanh toán theo tiến độ quy định trong hợp đồng):
Đối với các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát, Chủ đầu tư đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) cấp ứng vốn ngân sách để thanh toán cho người cung cấp.
Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư huy động nguồn vốn của mình hoặc vay ngân hàng để thanh toán cho người cung cấp.
Sau khi nhận được toàn bộ hoá đơn, chứng từ, tài liệu thanh toán của người cung cấp, Chủ đầu tư kiểm tra và gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) đề nghị hoàn trả tiền (bằng vốn vay OECF) kèm theo chứng từ thanh toán và xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền.
Trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) gửi cho OECF đề nghị hoàn trả tiền gồm yêu cầu hoàn trả, 1 bản tóm tắt công việc, yêu cầu của Chủ đầu tư, chứng từ đã thanh toán của Chủ đầu tư, xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền.
Số tiền đề nghị hoàn trả bằng tiền Yên được quy đổi theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng Yên của ngày trước ngày đề nghị.
Khi nhận được thông báo vốn vay OECF đã được rút, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo cho Bộ Tài chính, Bộ Tài chính tiến hành ghi thu ngân sách Nhà nước và:
Ghi chi cấp phát vốn đầu tư cho dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp, đồng thời thu hồi vốn đã ứng.
Ghi chi cho Chủ đầu tư vay đối với các dự án thuộc đối tượng vay lại để Chủ đầu tư trả nợ vốn đã ứng hoặc đã vay Ngân hàng.
c) Phương thức thanh toán trực tiếp:
Phương thực này được áp dụng trong trường hợp thanh toán theo L/C là không thích hợp hoặc khó khăn cho người vay để thanh toán cho người cung cấp.
Sau khi ngân được yêu cầu thanh toán của người cung cấp, người vay gửi yêu cầu trả tiền cùng các tài liệu quy định cho OECF.
Khi khẳng định các chứng từ hợp lệ và nhận được phí dịch vụ, OECF sẽ chuyển tiền vào tài khoản đồng Yên do người vay mở tại Ngân hàng Nhật Bản. Ngân hàng Nhật Bản chuyển tiền cho người cung cấp theo các điều khoản của Hợp đồng giữa người vay và Ngân hàng Nhật Bản.
d) Phương thức tài khoản đặc biệt:
OECF ứng trước cho bên vay một khoản tiền và có thể được bổ sung từ khoản vay vào một tài khoản đặc biệt do người vay mở để người vay thanh toán cho các chi phí của người cung cấp có số tiền nhỏ, hoặc các chi phí liên quan đến dự án như đào tạo, vé máy bay, chi phí khác...
Sau đó, phương thức hoàn trả sẽ được áp dụng.
9. Số tiền trong nước để các chủ đầu tư thanh toán trước cho người cung cấp, sau đó mới được hoàn trả bằng vốn vay OECF (đối với phương thức hoàn trả) được xử lý như sau:
Các dự án thuộc đối tượng ngấn ách cấp phát, số vốn này được ngân sách đảm bảo. Chủ đầu tư đề nghị Bộ Tài chính cấp ứng khoản vốn này. Bộ Tài chính thu hồi khoản vốn đã ứng ngay sau khi vay được vốn của OECF.
Điều kiện để Chủ đầu tư ứng vốn trước cho người cung cấp thực hiện theo điều khoản về thanh toán trong hợp đồng.
Điều kiện, chứng từ để được cấp vốn thanh toán với OECF theo quy định của Hiệp định tín dụng.
Các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư huy động mọi nguồn vốn hợp pháp để đảm bảo, nếu thiếu có thể vay ngân hàng. Lãi vay ngân hàng của khoản vay này được hạch toán vào giá thành công trình.
10- Thực hiện việc kiểm toán theo quy định tại Thông tư Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính số 09 TC-NH ngày 20-6-1994.
1. Hiệp định tín dụng
2. Ký kết hợp đồng
3. Thực hiện hợp đồng
4. Đề nghị thanh toán theo hợp đồng
5. Huy động vốn hoặc xin vay vốn
6. Vốn huy động hoặc ngân hàng cho vay
7. Thanh toán
8. Hóa đơn, chứng từ thanh toán
9. Yêu cầu hoàn trả
10. Đề nghị hoàn trả tiền
11. Trả tiền
12. Chuyển tiền
13. Thông báo chuyển tiền
14. Chuyển tiền
15. Cho vay
16. Hoàn trả vốn huy động hoặc trả nợ ngân hàng.