Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT/BKH-BTC

Võ Hồng Phúc
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT/BKH-BTC
Thông tư liên tịch
17/03/2003
17/03/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự ánsử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Bộ trưởng
2.003
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Toàn văn

Chính phủ

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính
đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA)

 

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chínhphủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA);

Liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn quy trìnhlập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức (sau đây gọi tắt là chương trình, dự án ODA) như sau:

 

I. Những quy địnhchung 

1. Phạm vi điềuchỉnh:

Thôngtư này bao gồm các quy định hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính đối với cácchương trình, dự án ODA trong các giai đoạn vận động ODA; lập, thẩm định phêduyệt chương trình, dự án ODA và chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình,dự án ODA

2. Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dựán ODA:

Việclập kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA phải bảo đảm:

Tuânthủ các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam, các cam kết giữa Chính phủViệt Nam và các nhà tài trợ nước ngoài trong việc thực hiện các chương trình,dự án ODA.

Huyđộng vốn ODA và bố trí vốn đối ứng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, phùhợp với tiến độ và khả năng thực tế triển khai của chương trình, dự án ODA.

3. Nội dung kế hoạch tài chính của chương trình, dự án ODA:

Baogồm kế hoạch vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợ không hoàn lại, phân theotừng nước hoặc tổ chức tài trợ); vốn trong nước (vốn ngân sách trung ương, vốnngân sách địa phương, vốn tín dụng trong nước, vốn tự có của chủ đầu tư, vốnđóng góp của người thụ hưởng dự án và các nguồn vốn khác theo quy định của luậtpháp Việt Nam).

4. Phương thức lập kế hoạch tài chính các chương trình, dự án ODA:

4.1.Phù hợp với cơ chế tài chính trong nước, các chương trình, dự án ODA được phânthành các dạng sau:

Chươngtrình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát từ Ngân sách Nhà nước.

Chươngtrình, dự án ODA được Nhà nước cho vay lại.

Chươngtrình, dự án ODA được Nhà nước cấp phát một phần và cho vay lại một phần.

4.2.Việc lập kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoặc cho một phần chương trình, dự ánODA được Nhà nước cấp phát từ Ngân sách nhà nước được thực hiện theo các hìnhthức như sau:

a.Các dự án chi đầu tư xây dựng cơ bản phải lập kế hoạch tài chính theo nguồn vốnxây dựng cơ bản.

b.Các dự án có tính chất chi hành chính sự nghiệp phải lập kế hoạch tài chínhtheo nguồn vốn chi hành chính sự nghiệp, cụ thể theo từng lĩnh vực chi.

c.Trường hợp chương trình, dự án ODA có nội dung chi hỗn hợpcả cấu phần chi xây dựng cơ bản và cấu phần chi hành chính sự nghiệp (sau đâygọi tắt là dự án hỗn hợp) thì việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính theonguyên tắc cấu phần dự án có hình thức chi đầu tư xây dựng cơ bản thì lập kếhoạch, quản lý chi tiêu và quyết toán nguồn vốn theo loại dự án đầu tư xây dựngcơ bản (XDCB), cấu phần dự án có hình thức chi hành chính sự nghiệp (HCSN) thìlập kế hoạch, quản lý chi tiêu và quyết toán nguồn vốn theo loại dự án có tínhchất hành chính sự nghiệp.

Trongmột số trường hợp đặc biệt nếu một trong hai cấu phần của dự án hỗn hợp là quánhỏ và chủ dự án hoặc cơ quan chủ quản dự án có yêu cầu lập kế hoạch tài chínhthống nhất theo một trong hai loại dự án (XDCB hoặc HCSN), thì Bộ Kế hoạch và Đầutư sẽ chủ trì phối hợp cùng Bộ Tài chính xem xét và quyết định.

4.3.Trong quyết định đầu tư chương trình, dự án ODA phải quy định rõ chương trình,dự án ODA thuộc hình thức chi XDCB, chi HCSN hay hỗn hợp theo quy định tại mục4.2 trên.

5. Vốn đối ứng:

Vốnđối ứng được bố trí theo các nội dung qui định tại khoản 12, điều 5 Quy chếQuản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghịđịnh số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

5.1.Tất cả các chương trình, dự án ODA có yêu cầu về vốn đối ứng hàng năm đều phảilập kế hoạch vốn đối ứng. Các cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm tổng hợp yêucầu và lập kế hoạch về vốn đối ứng của các chương trình, dự án ODA do mình trựctiếp quản lý.

5.2.Vốn đối ứng không áp dụng đối với các chương trình, dự án ODA mà trong Điều ướcquốc tế ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam phải đóng góp , kể cả vốngóp bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng các trách nhiệm khác.

5.3.Các chương trình, dự án ODA thuộc diện Ngân sách nhà nước cho vay lại hoặc chươngtrình, dự án ODA một phần cấp phát, một phần cho vay lại thì Chủ dự án phải tựbố trí toàn bộ vốn đối ứng và phải giải trình đầy đủ trong quá trình lập và phêduyệt dự án về khả năng đảm bảo vốn đối ứng.

Đốivới các dự án thuộc loại trên, chủ dự án được ưu tiên vay vốn đối ứng từ cácnguồn tín dụng của Nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc và lãi)theo đúng hợp đồng tín dụng.

5.4.Đối với các dự án thuộc diện Ngân sách Nhà nước cấp phát thì vốn đối ứng do Ngânsách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng nămtheo nguồn vốn xây dựng cơ bản hoặc hành chính sự nghiệp tương ứng và phân cấpcụ thể như sau:

Ngânsách trung ương đảm bảo vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA do các Bộ,cơ quan trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện.

Ngânsách địa phương đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án do địa phương là chủ dự án vàtrực tiếp quản lý (bao gồm cả các dự án thành phần hoặc tiểu dự án do các địaphương thực hiện thuộc các chương trình, dự án ODA do các Bộ, cơ quan trung ươnglà chủ dự án).

5.5.Vốn đối ứng được bố trí trong kế hoạch hàng năm cho các dự án có đủ các điềukiện sau:

Điềuước quốc tế về dự án đã có hiệu lực.

Đãhoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước.

5.6.Đối với những chương trình, dự án ODA mà Điều ước quốc tế về dự án đã ký nhưngchưa có hiệu lực hoặc đã có hiệu lực, nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tưtrong nước thì cơ quan chủ quản dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Tài chính (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dựphòng chi XDCB hoặc từng lĩnh vực chi HCSN (theo tính chất vốn đối ứng), trìnhcấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợp Ngân sách Trung ương chịu tráchnhiệm bố trí vốn đối ứng) hoặc chủ dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan chủquản dự án (trong thời gian lập dự toán ngân sách) để bố trí trong dự phòngNgân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định (nếu là trường hợpNgân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng)

5.7.Các cơ quan chủ quản phải ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng trong dự toán ngân sáchhàng năm nhằm thực hiện các cam kết tại các Điều ước quốc tế ODA đã ký và phùhợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của chương trình, dự án ODA.

Cácchủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệuquả.

II. những Quy định cụ thể

1. Dự kiến về nguồn vốn và cơ chế tài chính đối với các chươngtrình, dự án trong giai đoạn vận động ODA:

1.1.Khi xây dựng đề cương chương trình, dự án ODA, các cơ quan chủ quản phải nêu rõcác đề xuất về tài chính bao gồm dự kiến mức vốn ODA (vốn vay nợ, vốn viện trợkhông hoàn lại), vốn đối ứng và dự kiến cơ chế tài chính trong nước (mẫu đề cươngchi tiết chương trình, dự án tại Phụ lục 3, Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20tháng 9 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lývà sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức).

1.2.Danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ýkiến chấp thuận của nhà tài trợ nước ngoài là cơ sở để xây dựng báo cáo nghiêncứu khả thi đối với chương trình, dự án ODA và cơ chế tài chính trong nước.

1.3.Vốn chuẩn bị chương trình, dự án:

Căncứ vào danh mục chương trình, dự án ODA do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, cơquan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA theo cùng quytrình lập, phê duyệt kế hoạch tài chính quy định tại mục 3 và 4 dưới đây, trongđó phân chia cụ thể phần vốn được các nhà tài trợ cung cấp, vốn tự bố trí vàvốn đề nghị ngân sách hỗ trợ) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Đốivới các chương trình, dự án ODA do nhà tài trợ cung cấp riêng lẻ không nằmtrong kế hoạch (hay danh mục ưu tiên vận động ODA) và không ký Điều ước quốc tếkhung về ODA, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận,cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạchvà Đầu tư và Bộ Tài chính.

2. Dự kiến vốn đầu tư và cơ chế tài chính đối với các chương trình,dự án trong giai đoạn xây dựng, thẩm định, phê duyệt các văn kiện dự án:

Căncứ vào thông báo bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các chương trình, dựán ODA đã được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ, các cơquan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khảthi hoặc văn kiện chương trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của chương trình, dự án ODA:

Trongbáo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các chương trình, dự án ODA được lập theocác quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chínhphủ về Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5năm 2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thểhiện rõ các nội dung sau:

Dựkiến cơ cấu và hình thức tài trợ hay đồng tài trợ của các nhà tài trợ cụ thểcho các cấu phần của chương trình, dự án ODA.

Khảnăng đảm bảo vốn đối ứng từ các nguồn: tự cân đối của chủ dự án, nguồn vốn tíndụng, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn khác.

Trườnghợp áp dụng cơ chế cho vay lại, các chủ dự án phải căn cứ vào các điều kiện chovay lại khung quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủban hành theo Quyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng1 năm 2000 của Bộ trưởngBộ Tài chính để lập phương án hoàn vốn sơ bộ của dự án.

2.2.Báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án ODA:

TrongBáo cáo nghiên cứu khả thi của các chương trình, dự án ODA lập theo các quyđịnh tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ vềQuản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm2001 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng ODA, cần phải thểhiện rõ các nội dung sau:

Điềukiện cụ thể đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước tài trợ cho chương trình,dự án (như thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, các loại phí vay và cácđiều kiện khác...).

Cơchế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án (cấp phát hay chovay lại).

Trườnghợp áp dụng cơ chế cho vay lại, chủ dự án phải có phương án hoàn vốn chi tiết(theo thời kỳ trả nợ, nguồn thu...) căn cứ vào các điều kiện cho vay lại khungqui định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ ban hành theoQuyết định số 02/2000/QĐ-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tàichính. Trường hợp dự án không thể áp dụng được theo các điều kiện khung nàyphải có giải trình lý do cụ thể, đề xuất các điều kiện cho vay lại phù hợp vớitừng loại dự án và nguồn tài trợ, để Bộ Tài chính chủ trì cùng các cơ quan cóliên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.3.Trong quyết định phê duyệt báo cáo khả thi phải ghi rõ toàn bộ các nội dung cụthể nêu tại mục 2.2 trên đây, quy định rõ cơ chế tài chính trong nước đối vớichương trình, dự án kể cả về hình thức và phương thức giao vốn giữa các bênliên quan đối với chương trình, dự án; chi tiết từng cấu phần chi xây dựng cơbản, chi hành chính sự nghiệp và phân cấp rõ nhiệm vụ chi giữa các cấp ngânsách trong việc bố trí vốn đối ứng.

2.4.Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi, văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt, chủ dự án lập và gửi cho cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và BộTài chính kế hoạch sử dụng vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án có phânchia theo năm từ năm đầu đến năm hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào sử dụng, chiara cụ thể vốn ODA (theo từng nhà tài trợ), vốn đối ứng; theo các hình thức Ngânsách nhà nước cấp phát (xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp), cho vay lại vàcác hình thức khác (theo mẫu biểu tại Phụ lục số 1 của Thông tư này).

3. Quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài chính hàng năm đốivới các chương trình dự án sử dụng vốn ODA:

3.1.Quy trình lập, phê duyệt, giao kế hoạch vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốnchuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án ODA được tiến hành theođúng trình tự lập và phê duyệt Ngân sách nhà nước quy định tại Luật Ngân sáchnhà nước và các văn bản pháp luật quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

3.2.Căn cứ lập kế hoạch tài chính đối với chương trình, dự án ODA:

Điềuước quốc tế đã ký với nhà tài trợ nước ngoài;

Cácquy định về xây dựng kế hoạch và dự toán Ngân sách nhà nước, các chế độ và địnhmức chi tiêu tài chính hiện hành;

Tiếnđộ và khả năng thực tế triển khai dự án;

Hàngnăm, phù hợp với thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước, căn cứ vào các quyđịnh, tình hình nói trên, Chủ dự án lập kế hoạch tài chính chương trình, dự ánODA gửi cơ quản chủ quản cấp trên để tổng hợp. Nếu là dự án có sử dụng vốn chovay lại thì các kế hoạch này phải gửi cho cả Cơ quan cho vay lại.

Cáckế hoạch tài chính phải được lập theo đúng quy định về mẫu biểu tại Phụ lục số2 của Thông tư này, kèm theo các báo cáo thuyết minh nêu rõ cơ sở, căn cứ tínhtoán, phân tích đánh giá tình hình thực hiện, các vấn đề vướng mắc, tồn tại cụthể và kiến nghị biện pháp giải quyết; và phải được gửi theo đúng quy định vềthời gian mà cơ quan chủ quản quy định để bảo đảm thời gian tổng hợp dự toánNgân sách nhà nước hàng năm.

3.3.Các cơ quan chủ quản tổng hợp tình hình thực hiện cả năm, và dự kiến kế hoạchtài chính năm sau đối với vốn ODA và vốn đối ứng của các chương trình, dự ánODA thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính (theomẫu biểu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này).

3.4.Căn cứ vào các kế hoạch tài chính cho các chương trình, dự án ODA do các cơquan chủ quản gửi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì xem xét và tổnghợp kế hoạch tài chính của các chương trình, dự án ODA hàng năm, trên cơ sở đótổng hợp chung vào dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm, theo phân công như sau:

BộKế hoạch và Đầu tư chủ trì đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cấuphần đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án hỗn hợp.

BộTài chính chủ trì đối với các dự án có tính chất hành chính sự nghiệp hoặc cấuphần có tính chất hành chính sự nghiệp trong các dự án hỗn hợp.

Saukhi dự toán Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư và Bộ Tài chính giao dự toán Ngân sách nhà nước cho các cơ quan chủquản theo đúng quy định hiện hành, trong đó ghi rõ vốn ngoài nước của các chươngtrình, dự án ODA.

Căncứ dự toán Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc quyết định,cơ quan chủ quản giao kế hoạch phân bổ vốn (gồm cả vốn ODA và vốn đối ứng) chitiết cho các chương trình, dự án ODA, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chínhvà cơ quan kho bạc đồng cấp.

3.5.Căn cứ thông báo vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện việckiểm soát và thanh toán vốn đối ứng theo chế độ cấp phát Ngân sách nhà nướchiện hành (vốn đầu tư XDCB kiểm soát và thanh toán theo chế độ đầu tư XDCB, vốnHCSN kiểm soát và thanh toán theo chế độ kinh phí HCSN).

4. Điều chỉnh kế hoạch tài chính, điều chuyển vốn đối ứng và xử lýcác trường hợp đột xuất ngoài kế hoạch:

4.1.Cơ quan chủ quản, căn cứ vào tình hình thực hiện của các chương trình, dự ánODA để điều chỉnh hoặc trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch tàichính hàng năm đối với chương trình, dự án theo qui định hiện hành, trên cơ sởđó bố trí điều chuyển phần vốn đối ứng thuộc ngân sách cấp phát từ các chươngtrình, dự án không có khả năng thực hiện hết sang các chương trình, dự án ODAkhác có đầy đủ thủ tục và khả năng thực hiện vượt kế hoạch trong năm, đồng thờithông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp. Căn cứ thông báođiều chỉnh vốn của cơ quan có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước thực hiện thủ tụcthanh toán. Trường hợp gặp khó khăn đột xuất về vốn đối ứng Chủ dự ánphải báo cáo Cơ quan chủ quản để có biện pháp giải quyết.

Việcđiều chuyển vốn đối ứng từ dự án thừa sang dự án thiếu chỉ được thực hiện trongcùng một lĩnh vực chi. Không điều chuyển vốn đối ứng của các dự án thuộc lĩnhvực chi đầu tư XDCB sang các dự án thuộc lĩnh vực chi thường xuyên và ngượclại; không được điều chuyển vốn từ lĩnh vực y tế sang lĩnh vực giáo dục-đào tạovà ngược lại...

4.2.Đối với các chương trình, dự án ODA không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạchngân sách hàng năm hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng (các dự án do Ngânsách Nhà nước đảm bảo vốn đối ứng), các Cơ quan chủ quản phải tự sắp xếp trongphạm vi ngân sách được giao. Trường hợp không thể tự sắp xếp được thì được phépsử dụng nguồn vốn dự phòng nói ở điểm 5.6. Phần I của Thông tư này.

5. Sử dụng và hoàn trả vốn ứng trước (theo quy định tại điều 27Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ):

5.1.Vốn ứng trước là vốn Ngân sách nhà nước ứng trước theo kế hoạch hàng năm chocác chương trình, dự án ODA thuộc diện được cấp phát từ Ngân sách nhà nước đểthực hiện một số hạng mục của chương trình, dự án đã được cam kết tài trợ từnguồn vốn ODA và đã được ghi kế hoạch nhưng chưa rút được vốn ODA, nên chủ dựán không có nguồn vốn để triển khai các công việc. Cấp ngân sách nào chịu tráchnhiệm bố trí vốn đối ứng (nói ở điểm 5.4 phần I) cũng đồng thời chịu tráchnhiệm bố trí nguồn vốn ứng trước này.

5.2.Vốn ứng trước chỉ được áp dụng đối với các dự án hoặc cấu phần dự án được ápdụng phương thức rút vốn "hoàn vốn" được quy định cụ thể trong cácĐiều ước quốc tế về ODA.

Bắtđầu từ năm kế hoạch có phát sinh phương thức rút vốn này, căn cứ vào mức độ chitiêu và thời gian cần thiết để rút vốn từ nhà tài trợ, dự án phải xác định vàghi vào kế hoạch vốn đối ứng của năm đó để được bố trí một khoản vốn ứng trướctừ Ngân sách nhà nước.

5.3.Cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư đồng cấp xemxét, quyết định bố trí vốn cho chương trình, dự án có nhu cầu vốn ứng trước.

Việchoàn vốn ứng trước phải được quyết toán hàng năm và Kho bạc nhà nước các cấpchịu trách nhiệm thu hồi cho Ngân sách Nhà nước (tuỳ thuộc cấp Ngân sách nào đãbố trí vốn đối ứng cho dự án) vào cuối năm kế hoạch. Cơ quan tài chính các cấpchịu trách nhiệm bố trí tiếp nguồn vốn ứng trước theo kế hoạch năm sau (nếu cónhu cầu) để bảo đảm tính liên tục thực hiện dự án.

6. Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính:

Chủdự án và cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiệnkế hoạch tài chính theo quy định tại Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 9năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sửdụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. Báo cáo định kỳ về tìnhhình thực hiện kế hoạch tài chính của các chương trình dự án ODA là cơ sở đểvận động vốn ODA và lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình dự án.

III. Điều khoản thi hành

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Thông tưliên tịch số 6/1998/TTLT-BKH-BTC ngày 14 tháng 8 năm 1998 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư và Bộ Tài chính về Hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chươngtrình, dự án ODA. Những quy định trước đây trái với Thông tư này không còn hiệulực thi hành. Trong quá trình thực hiện, có những vấn đề phát sinh, đề nghịphản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi và bổsung./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21634&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận