Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 1/TTLB

 
Toàn quốc
Công báo số 1/1987;
Thông tư liên tịch 1/TTLB
Thông tư liên tịch
02/01/1988
02/01/1987

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện mức trợ cấp đối với nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới

 
1.987
 

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG

Hướng dẫn thực hiện mức trợ cấp đối với nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới

Căn cứ Quyết định số 95-CP ngày 27-3-1980 của Hội đồng Chính phủ, công văn số 935-V1 ngày 18-3-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và trên cơ sử hệ thống giá hiện hành; trong khi chờ đợi Nhà nước sửa đổi, bổ sung chính sách đối với nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, liên Bộ Tài chính-Lao động hướng dẫn thêm một số điểm về mức hỗ trợ cho nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới thuộc khu vực kinh tế tập thể như sau:

I. Mức hỗ trợ ở nơi đưa dân đi

1. Cước vận chuyển người và hành lý. Nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới được Nhà nước cấp tiền tàu xe và một khoản tiền cước hành lý theo giá cước hiện hành và theo quãng đường thực tế đã đi bằng phương tiện thông thường như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ ... Đối với miền núi, hải đảo phải dùng phương tiện thô sơ thì trợ cấp theo giá cước của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và cấp tương đương quy định. Mức hành lý được mang theo vẫn áp dụng theo đúng quy định trong công văn số 935-V1 nói trên của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

2. Phụ cấp ăn đường. Trong những ngày đi đường, mỗi người mỗi ngày được trợ cấp theo mức:

- Đi nội tỉnh (miền Bắc hoặc miền Nam): 15đ/người/ngày.

- Đi ngoại tỉnh: 20đ/người/ngày.

3. Tiền thuốc phòng chữa bệnh thông thường.

Trong những ngày đi đường, người đi xây dựng vùng kinh tế mới được cấp tiền thuốc phòng và chữa bệnh thông thường theo mức sau:

- Đi nội tỉnh (phía Bắc hoặc phía Nam): 1,50đ/người.

- Đi ngoại tỉnh (phía Bắc hoặc phía Nam): 2,00đ/người.

4. Trợ cấp khó khăn.

Những hộ đủ điều kiện, thực sự có khó khăn được xét trợ cấp, mức trợ cấp là 500đ/hộ. Số hộ được trợ cấp do chính quyền địa phương xét quyết định; nhưng tối đa không quá 20% tổng số hộ đi trong năm.

5. Mức chi cho công tác tuyên truyền vận động.

Tỉnh đưa dân đi và tỉnh đón dân đến được chi tính bình quân 3đ/người. Các chi cục điều động lao động có trách nhiệm quản lý và phân bổ kinh phí này theo đúng quy định.

6. Trợ cấp mua sắm công cụ.

Mỗi lao động chính được trợ cấp tiền mua công cụ sản xuất theo mức tính bình quân 250đ/lao động.

7. Trợ cấp thêm cho lao động đi trước.

Nếu địa phương đưa dân đi xét thấy cần đưa lao động đi trước để chuẩn bị điều kiện sản xuất, đời sống cho tập thể, gia đình, thì có thể đưa một số lao động (nằm trong số các hộ đã có quyết định đi xây dựng vùng kinh tế mới) đi trước. Số lượng lao động đi trước và mức trợ cấp thêm cho mỗi lao động đi trước do Uỷ ban Nhân dân địa phương quyết định, cấp nào quyết định thì Ngân sách cấp đó chịu trách nhệm chi.

8. Chi phí kiểm tra địa bàn trước khi đưa dân đến.

Nếu địa phương đưa dân đi xét thấy cần phải cử người đi khảo sát địa bàn trước khi đưa dân đến thì địa phương có thể quyết định cử một số người đi làm nhiệm vụ đó (số lượng người đi, thành phần người đi, số ngày đi). Cấp nào quyết định thì Ngân sách cấp đó chịu trách nhiệm chi.

II. Mức hỗ trợ các tỉnh, thành phố đón dân đến

1. Trợ cấp lương thực.

Đối tượng, tiêu chuẩn và phương thức hỗ trợ lương thực vẫn tiếp tục thực hiện đúng điểm 9, mục I tại công văn số 935-V1 ngày 18-3-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Giá bán lương thực cho nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới là giá bán lẻ chỉ đạo ổn định của Trung ương cho cán bộ, công nhân viên tại địa phương.

2. Trợ cấp thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.

Kể từ ngày đến nơi ở mới, những người đi xây dựng vùng kinh tế mới được trợ cấp một khoản tiền để lập quỹ thuốc phòng và chữa bệnh thông thường theo quy định tại công văn số 935-V1 ngày 18-3-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Mức trợ cấp tính bình quân 2đ/người/tháng. Tiền trợ cấp này do hợp tác xã, tập đoàn sản xuất quản lý và sử dụng chung.

3. Trợ cấp chi phí quản lý hợp tác xã và tập đoàn sản xuất.

Trợ cấp cho cán bộ quản lý hợp tác xã thì về đối tượng và thời gian được hưởng trợ cấp vẫn áp dụng theo quy định tại quyết định số 95- CP ngày 27-3-1980 và công văn số 935-V1 ngày 18-3-1982 (Hợp tác xã có quy mô từ 100 hécta trở lên thì được trợ cấp 3 đến 5 định suất; Hợp tác xã dưới 100 hécta và tập đoàn sản xuất thì được trợ cấp 2 định suất). Về mức trợ cấp cho mỗi định suất nay quy định là 200đ/tháng.

III. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các ngành, các địa phương phản ánh cụ thể, kịp thời để liên Bộ nghiên cứu có hướng dẫn bổ sung cần thiết giải quyết.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=2786&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận