THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Về công tác bảo vệ an ninh - trật tự trong trường họcvà cơ sở giáo dục
Căn cứ Nghị định số29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy củaBộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị địnhsố 37/1998/NĐ-CP ngày 9/6/1998 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an;
Thực hiện Nghịquyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tácphòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Để tăng cường côngtác bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Công an hướngdẫn các trường học, các cơ sở giáo dục và công an các cấp chủ động phối hợp tổchức thực hiện tốt những chủ trương, nội dung công tác sau đây:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Bảođảm an ninh - trật tự trong các trường học và các cơ sở giáo dục bao gồm cơquan quản lý giáo dục các cấp, các đại học, trường đại học, học viện, trườngcao đẳng, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm, trường trung học chuyên nghiệp,trường trung học, trường tiểu học, trường mầm non, các cơ sở sản xuất kinhdoanh và dịch vụ thuộc ngành giáo dục là trách nhiệm của ngành giáo dục; ngànhcông an có trách nhiệm phối hợp, tham mưu, hướng dẫn.
Cáccơ quan quản lý giáo dục, trường học, cơ sở giáo dục và công an các cấp từTrung ương đến địa phương có trách nhiệm phối hợp công tác theo nguyên tắc đồngcấp, thống nhất theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị.
Thôngtư này nhằm tăng cường công tác vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên,...(gọi tắt là cán bộ, giáo viên) và học sinh, sinh viên, học viên,... (gọi tắt làhọc sinh, sinh viên) tham gia có hiệu quả hoạt động phòng ngừa và trấn áp tộiphạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong các trường và các cơ sở giáo dục.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1.Đối với ngành giáo dục:
1.1Các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học, các cơ sởgiáo dục làm tốt các công tác:
Phốihợp với các cơ quan chức năng và lực lượng công an để có kế hoạch, tăng cườngcông tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ,giáo viên và học sinh, sinh viên về âm mưu và hoạt động "diễn biến hòabình" của các thế lực thù địch, về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Nângcao hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật và các quy định bảovệ an ninh trật tự trong chương trình nội khóa và các hoạt động ngoại khóa.
Đẩymạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa" trong trường học và các cơ sở giáo dục.
1.2.Hiệu trưởng các trường học, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm: Giáodục cho học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên ý thức tự giác chấp hành nghiêmchỉnh luật pháp của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường; không để học sinh,sinh viên bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm .pháp luật,gây rối an ninh - trật tự, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho cán bộ, giáoviên và học sinh, sinh viên. Để đạt được mục tiêu trên cần tập trung thực hiệnmột số biện pháp sau:
Tiếptục triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạmvà phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các cơquan chức năng và lực lượng công an thực hiện kế hoạch liên ngành về làm trongsạch môi trường và phòng, chống tệ nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên. Tổ chức cho các đơn vị và cá nhânhọc sinh, sinh viên ký cam kết tham gia phòng chống tội phạm, ma túy và tệ nạnxã hội.
Củngcố các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong trường học về cơ sở giáo dục(Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, Hội Sinh viên, Công đoàn, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ họcsinh,...) nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu và hoạtđộng "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, phòng chống tộiphạm, ma túy và tệ nạn xã hội. Tạo điều kiện cho các hoạt động lành mạnh củahọc sinh, sinh viên, nhất là hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thểthao và các phong trào thi đua của Đoàn, Hội, Đội trong trường học và địa phương;không để học sinh, sinh viên tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạpchí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật.
Tăngcường lực lượng chuyên trách làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cơquan, dân quân tự vệ để đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, kế hoạch về phòngchống sự phá hoại của kẻ địch, trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh - trật tự trongtrường học và các cơ sở giáo dục.
Hiệutrưởng các trường học trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý học sinh, sinh viên.Rà soát, kiện toàn bộ máy, bố trí cán bộ có năng lực, nhiệt tình và có khả năngtập hợp để làm công tác quản lý học sinh, sinh viên. Cần đổi mới phương thức vànội dung công tác vận động học sinh, sinh viên phù hợp với yêu cầu của tìnhhình mới. Nêu cao vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong công tácquản lý học sinh, sinh viên. Tổ chứctốt công tác học sinh, sinh viên tự quản, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượngthanh niên xung kích bảo vệ an ninh - trật tự.
Địnhkỳ tổ chức đối thoại với học sinh, sinh viên theo tinh thần quy chế dân chủtrong trường học để chủ động giải quyết tại chỗ các kiến nghị của học sinh,sinh viên, không để tồn đọng các vấn đề phức tạp hoặc xảy ra khiếu kiện tậpthể, gây rối về an ninh - trật tự. Nếu kiến nghị của học sinh, sinh viên vượtquá thẩm quyền hoặc những vấn đề khó khăn phức tạp chưa giải quyết được ngaythì cần giải thích cho học sinh, sinh viên và báo cáo xin ý kiến cấp trên. Bảođảm dân chủ, công khai và công bằng trong giải quyết các vấn đề liên quan đếnquyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên.
Nghiêmcấm hoạt động tôn giáo trong trường học dưới mọi hình thức. Những học sinh,sinh viên theo đạo được sinh hoạt tôn giáo tại nơi thờ tự hợp pháp ngoài phạmvi nhà trường. Nhà trường phối hợp với các cơ quan chức năng đề ra các quy địnhcụ thể và biện pháp đảm bảo an ninh - trật tự cho các hoạt động tập thể của họcsinh, sinh viên.
Cáccơ sở giáo dục sử dụng mạng Internet cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ việckhai thác, sử dụng thông tin. Ngăn chặn có hiệu quả việc in sao, tán phát và tuyêntruyền các tài liệu, thư từ có nội dung xấu trong cán bộ, giáo viên, học sinh,sinh viên. Có quy chế quản lý về quan hệ tiếpxúc, giao lưu, trao đổi thông tin giữa cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viênvới các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
Chủđộng phối hợp với các lực lượng công an trong việc đảm bảo an toàn các kỳ thi,tuyển sinh. Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế thi,tuyển sinh, sử dụng văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ bất hợp pháp.
2.Đối với ngành công an:
2.1.Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động phối hợp chặtchẽ, tham mưu cho các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học và các cơ sởgiáo dục trong việc đảm bảo an ninh - trật tự. Thường xuyên trao đổi thông tinliên quan đến âm mưu, thủ đoạn hoạt động tác động, lôi kéo cán bộ, giáo viên,học sinh, sinh viên gây bất ổn định về an ninh - trật tự của các thế lực thùđịch và bọn tội phạm khác để phòng ngừa chung.
2.2.Lực lượng bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng chủ trì, phối hợp với các đơn vịnghiệp vụ liên quan và ngành giáo dục chủ động phát hiện, cảnh báo và đấu tranhngăn chặn các dấu hiệu hoạt động lợi dụng danh nghĩa hợp tác, viện trợ, cấp họcbổng, giảng dạy, hội nghị, hội thảo... của người nước ngoài và các thế lực thùđịch nhằm tuyên truyền, kích động học sinh, sinh viên, hình thành tổ chức chínhtrị đối lập, lập hội, truyền đạo trái phép.v.v..., không để xảy ra phức tạp vềan ninh - trật tự trong trường học và các cơ sở giáo dục.
2.3.Lực lượng an ninh các cấp làm công tác bảo vệ nội bộ các cơ quan quản lý giáodục, trường học và các cơ sở giáo dục:
Thammưu cho cấp ủy, Hiệu trưởng các trường và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chủđộng phòng ngừa, quản lý tốt các hoạt động của học sinh, sinh viên, tăng cườnggiáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về tìnhhình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và chống lại những âm mưu hoạtđộng phá hoại của các thế lực thù địch.
Chủđộng xây dựng phương án cụ thể bảo đảm an ninh - trật tự các địa bàn có trườnghọc và cơ sở giáo dục. Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành giáo dục rà soát, bổsung sửa đổi các quy chế về công tác học sinh, sinh viên, thi tuyển sinh,...Xây dựng quy chế phối hợp giải quyết "điểm nóng", chống gây rối, gâybạo loạn; quy chế về an ninh thông tin trong các trường, các cơ sở giáo dục phùhợp với tình hình mới.
Phốihợp với các đơn vị chức năng phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc rộng khắp trong trường họcvà các cơ sở giáo dục nhằm tạo thế trận liên hoàn phòng chống tội phạm trongnội bộ và ngoài xã hội. Tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm bảo vệ an ninh -trật tự cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên để chủ động phòng chống tộiphạm xâm nhập vào nhà trường và các cơ sở giáo dục.
2.4.Các lực lượng nghiệp vụ thuộc công an các cấp phối hợp nắm tình hình, quản lýchặt chẽ hoạt động của số đối tượng chính trị, hình sự ở các địa bàn trọng điểm, kết hợpgiáo dục, phòng ngừa và đấu tranh, không để tác động xấu tới an ninh - trật tựcác trường học và các cơ sở giáo dục.
2.5.Công an các quận, huyện, phường, xã đảm bảo an ninh - trật tự khu vực các cơ sởgiáo dục đóng và có phương án phối hợp giải quyết kịp thời tình hình phức tạpxảy ra về an ninh - trật tự trong học sinh, sinh viên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các văn bản liên ngành giáo dục- công an đã ban hành trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Căncứ chức năng nhiệm vụ, các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học và các cơsở giáo dục, công an các cấp, xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể để thực hiện.
Địnhkỳ giao ban về an ninh - trật tự, mỗi năm sơ kết, rút kinh nghiệm 1 lần về côngtác phối hợp bảo vệ an ninh - trật tự giữa công an với các trường học và các cơsở giáo dục và xây dựng kế hoạch phối hợp trong năm tiếp theo.
Quátrình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc cần báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo(qua Vụ Công tác chính trị) và Bộ Công an (qua A11, A25) để hướng dẫn./.