Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 12/TTLB-TN-HQ

 
Toàn quốc
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Thông tư liên tịch 12/TTLB-TN-HQ
Thông tư liên tịch
15/11/1990
13/11/1990

Tóm tắt nội dung

Quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh của cửa hàng miễn thuế (Duty - free shop) tại cảng biển và cảng hàng không dân dụng quốc tế

 
1.990
 

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ THƯƠNG NGHIỆP HẢI QUAN

Quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh của cửa hàng miễn thuế (Duty - free shop)
tại cảng biển và cảng hàng không dân dụng quốc tế

 

Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu, nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế tại các Cảng, Sân bay quốc tế vào nề nếp và thống nhất hoạt động của loại hình kinh doanh bán thu ngoại tệ này trong cả nước.

Liên Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan quy định những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động kinh doanh của các cửa hàng nói trên như sau:

 

1. Tại các Cảng, sân bay quốc tế có lưu lượng tầu biển, máy bay và người xuất cảnh lớn được tổ chức cửa hàng bán thu ngoại tệ. Cửa hàng chỉ được hoạt động sau khi được Bộ Thương nghiệp cấp giấy phép kinh doanh.

Trước mắt Bộ Thương nghiệp chỉ xét cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng của sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và của cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Mỗi sân bay, cảng nói trên chỉ được tổ chức một cửa hàng duy nhất bán thu ngoại tệ.

2.

a) Địa điểm và kho chuyên dùng chứa hàng của các cửa hàng bán thu ngoại tệ tại cảng quốc tế được đặt trong khu vực kiểm soát Hải quan tại cảng quốc tế.

b) Địa điểm của cửa hàng bán thu ngoại tệ tại sân bay quốc tế được đặt tại phòng cách ly của sân bay (phòng khách đợi, chờ ra máy bay) và kho chuyên dùng chứa hàng của cửa hàng này được đặt trong khu vực kiểm soát Hải quan tại sân bay quốc tế.

Địa điểm của cửa hàng và của kho chuyên dùng phải được cơ quan Hải quan chấp thuận.

3. Cửa hàng chỉ được bán hàng cho các đối tượng xuất cảnh sau:

a) Sĩ quan, thuyền viên, tổ lái máy bay và nhân viên phục vụ trên các tầu biển và máy bay nước ngoài.

b) Hành khách xuất cảnh, quá cảnh bằng tầu biển hoặc máy bay qua cảng, sân bay quốc tế.

c) Sĩ quan, thuyền viên, tổ lái máy bay và nhân viên phục vụ trên tầu biển Việt Nam hoạt động viễn dương và máy bay Việt Nam hoạt động trên các tuyến Hàng không quốc tế đã làm xong thủ tục xuất cảnh, có nhu cầu mua sắm mang ra nước ngoài, được mua trong phần ngoại tệ theo tiêu chuẩn quy định.

d) Người nước ngoài công tác hoặc du lịch tại Việt Nam, Việt kiều về thăm đất nước có yêu cầu và đặt mua hàng để xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4.

a) Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng được coi như hàng tạm nhập tái xuất được hưởng chế độ miễn thuế như hàng tạm nhập tái xuất theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch quy định.

b) Hàng hoá nhập khẩu của các đối tượng mua tại các cửa hàng trên đây không được mang vào tiêu thụ trong nội địa Việt Nam.

c) Hàng hoá của các cửa hàng trên, nếu tồn kho lâu ngày không tiêu thụ được, muốn bán trong nội địa thì phải xin phép Bộ Thương nghiệp và phải làm thủ tục Hải quan, nộp thuế nhập khẩu hàng mậu dịch theo luật định.

Riêng hàng hoá thuộc diện Nhà nước cấm nhập khẩu thì không được tiêu thụ nội địa mà phải tái xuất sang nước thứ ba.

d) Hàng hoá từ trong nước bao gồm hàng sản xuất trong nước, hàng của nước ngoài đã nhập vào trong nước bán tại cửa hàng trên đây phải làm thủ tục hải quan và phải nộp thuế xuất khẩu mậu dịch hoặc phi mậu dịch trước khi nhập hàng.

e) Đơn vị có trách nhiệm quyết toán cụ thể từng lô hàng nhập bán với Bộ Tài chính.

5. Cửa hàng thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá và bán hàng từ nguồn hàng trong nước theo kế hoạch hàng năm được Bộ Thương nghiệp duyệt và có điều chỉnh một lần vào giữa năm. Đối với hàng xuất khẩu quản lý theo hạn ngạch phải được Bộ Thương nghiệp cấp hạn ngạch xuất khẩu. Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép nhập do Bộ Thương nghiệp cấp.

6. Hàng hoá phải bán đúng đối tượng theo quy định tại điểm 3, phải có hoá đơn lưu trữ tại cửa hàng.

7.

a) Hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu của các cửa hàng trên đây đã hoàn thành thủ tục Hải quan nhưng chưa thực xuất đều chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan. Hàng để lại kho chuyên dụng phải thực hiện chế độ niêm phong hải quan.

b) Tổng cục Hải quan quy định chế độ quản lý, giám sát kho chuyên dụng chứa hàng hoá quy định tại điểm 7 mục a trên, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá của các cửa hàng nói trên bán ra cho các đối tượng xuất cảnh quy định tại điểm 3 của Thông tư này để Hải quan cấp tỉnh tổ chức thực hiện cho thống nhất.

8. Cửa hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, về thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức về pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

9. Ba tháng, sáu tháng, và hàng năm, cửa hàng phải báo cáo hoạt động của mình về cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Thương nghiệp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan theo hướng dẫn của Bộ Thương nghiệp.

10. Mọi vi phạm các quy định của Thông tư này thì tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, các cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành xử lý theo các quy chế hiện hành.

11. Các Vụ, Cục, thuộc Bộ Thương nghiệp và Tổng cục Hải quan, các cơ quan quản lý trực tiếp cửa hàng và các cửa hàng miễn thuế tại cảng, sân bay quốc tế có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

12. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 1990.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=1897&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận