THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn việc thu, quản lý và sử dụng tiền xử phạt đốivới hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả
Căn cứ Nghị định số44/2000/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về xử phạt hành chính tronglĩnh vực giá cả;
Liên tịch Bộ Tàichính, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn việc thu, quản lý và sử dụng tiền xửphạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng củaThông tư này là toàn bộ số tiền thu được từ việc áp dụng các hình thức xử phạtquy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số44/2000/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về xử phạt hành chính tronglĩnh vực giá cả (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2000/NĐ-CP) do các cá nhân,cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cảphát hiện và xử lý.
2. Các khoản thu từxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả bao gồm:
2.1- Tiền phạt do cáctổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả nộp theoquyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý khiếu nại (nếu có) của các cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của Nghị định số 44/2000/NĐ-CP và Thông tư số04/2000/TT-BVGCP ngày 15 tháng 11 năm 2000 của Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫnthi hành Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về xửphạt hành chính trong lĩnh vực giá cả;
2.2- Tiền thu hồi tiềntrợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giádo khai man, khai khống hồ sơ chứng từ mà có được; tiền trợ giá, trợ cước vậnchuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mụcđích;
2.3- Tiền truy thu cáckhoản tiền phải nộp theo quy định để thực hiện chính sách giá đã trốn nộp;
2.4- Tiền chênh lệchgiá bị thu hồi do thực hiện giá sai so với quy định của Nhà nước.
II- QUY ĐỊNH CỤTHỂ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ
1. Tập trung cáckhoản thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá cả
1.1- Toàn bộ nguồn thutừ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá cả được tập trung vào tài khoản tạmgiữ nơi phát sinh vụ việc do cơ quan tài chính cấp tỉnh và cấp huyện mở tại Khobạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu và tổ chức việc thu tiền phạttheo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt.
1.2- Căn cứ để thutiền phạt và áp dụng các hình thức xử phạt quy định tại Điều 8 của Nghị định số44/2000/NĐ-CP là quyết định xử phạt hoặc quyết định giải quyết khiếu nại (nếucó) của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của Nghị định số44/2000/NĐ-CP. Nghiêm cấm cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định xử phạttrực tiếp thu tiền phạt.
Quyết định xử phạtthực hiện theo mẫu chung do Ban Vật giá Chính phủ quy định, trong đó phải ghirõ ngày, tháng, năm ra Quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức viphạm; mức phạt...
Tổ chức, cá nhân bị xửlý vi phạm hành chính, bị thu hồi tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hànghoá, các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá; bị tịch thu tiền chênhlệch giá; bị buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền thất thoát do vi phạm hànhchính; bị truy thu tiền phải nộp để thực hiện chính sách giá theo quy định phảinộp tiền tại nơi mà Quyết định xử phạt đã ghi.
1.3- Chế độ quản lýbiên lai thu tiền phạt được thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Mở tài khoản tạmgiữ
2.1- Sở Tài chính Vậtgiá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạcNhà nước tỉnh để tập trung thu các khoản thu từ xử phạt hành chính trong lĩnhvực giá cả đối với những trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của chủ tịchUỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan Tài chínhcấp huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh) mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạcNhà nước huyện để tập trung thu các khoản thu xử phạt hành chính trong lĩnh vựcgiá đối với những trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận, huyện, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh quyết định xử phạt và những trường hợp do Chủ tịch Uỷban Nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định, xử lý.
- Số tiền nộp vào tàikhoản tạm giữ được Kho bạc Nhà nước mở sổ theo dõi chi tiết theo từng khoản thunêu tại Điểm 2, Mục I để quản lý và sử dụng theo đúng quy định tại Thông tưnày.
2.2- Đối với những vụviệc do thanh tra viên chuyên ngành phát hiện, xử lý theo thẩm quyền quy địnhtại Điều 17 Nghị định số 44/2000/NĐ-CP thì các khoản tiền thu từ xử phạt hànhchính trong lĩnh vực giá được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạcNhà nước nơi phát sinh vụ việc.
3. Phân phối và sửdụng nguồn thu từ tài khoản tạm giữ
3.1- Đối với khoản thutừ tiền thu hồi tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thựchiện chính sách giá do khai man, khai khống hồ sơ chứng từ mà có được; tiền trợgiá, trợ cước vận chuyển hàng hoá, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đãsử dụng sai mục đích nêu tại tiết 2.2, Điểm 2, Mục I Thông tư này sẽ được hoàntrả ngân sách nhà nước theo nguyên tắc ngân sách cấp nào chi thì hoàn trả chongân sách cấp đó. Việc hoàn nộp ngân sách được thực hiện theo quy định hiệnhành về hoàn nộp ngân sách.
3.2- Đối với số truythu tiền phải nộp để thực hiện chính sách giá theo quy định đã trốn nộp nêu tạitiết 2.3, Điểm 2, Mục I Thông tư này thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quyđịnh hiện hành đối với khoản nộp đó.
3.3- Đối với khoản thulà tiền chênh lệch giá bị tịch thu do thực hiện sai các quy định về giá nêu tạitiết 2.4, Điểm 2, Mục I Thông tư này, nếu có quyết định của cơ quan chủ trì xửphạt đồng ý hoàn lại cho đối tượng bị hại, thì tiến hành hoàn lại cho đối tượngbị hại. Số tiền hoàn lại cho người bị hại không được vượt quá số chênh lệch giáđã bị tịch thu đối với từng vụ việc và thực nộp vào tài khoản tạm giữ. Trườnghợp không hoàn lại thì thực hiện nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quyết định củacấp có thẩm quyền.
3.4- Đối với toàn bộsố tiền xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả nêu tại tiết2.1, Điểm 2, Mục I Thông tư này thu về được ngân sách nhà nước để lại để hỗ trợhoạt động thanh tra trong lĩnh vực giá cả.
Trên cơ sở số tiền xửphạt hành chính thực nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước (trừ cáckhoản thu nêu tại tiết 2.2, 2.3 và 2.4 Điểm 2, Mục I) và đề nghị của đơn vị xửlý vi phạm, Giám đốc sở Tài chính - Vật giá trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấptỉnh, Trưởng phòng Tài chính huyện trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện raQuyết định phân phối số tiền xử phạt hành chính theo định kỳ hàng tháng hoặctheo từng vụ việc cho đơn vị đã tham gia xử lý vi phạm để hỗ trợ cho hoạt độngthanh tra trong lĩnh vực giá cả.
Căn cứ Quyết định củaChủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền, cơ quan tài chính cùng cấp thựchiện việc chuyển tiền từ tài khoản tạm giữ về tài khoản đơn vị được hưởng vàtheo dõi việc quản lý và sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 52/TC-CSTC ngày12 tháng 9 năm 1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền xử phạtđối với hành vi vi phạm hành chính và Thông tư số 63/TC-CSTC ngày 11 tháng 9năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm của Thông tư số 52/TC-CSTCngày 12 tháng 9 năm 1996 của Bộ Tài chính.
4. Hạch toán, kếtoán và quyết toán
Các đơn vị tham gia xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả phải mở sổ sách kế toán để theodõi các khoản thu, nộp từ xử phạt vi phạm hành chính hướng dẫn tại Thông tưnày; theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả; lập báo cáo tài chính và báo cáoquyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định về quản lýtài chính, kế toán hiện hành.
Các đơn vị Kho bạc Nhànước các cấp thực hiện hạch toán thu nộp và chi trả các khoản kinh phí xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả theo đúng Mục lục Ngân sách nhà nướcvà chế độ tài chính, kế toán hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰCHIỆN
Thông tư này có hiệulực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những vụ việc vi phạm hành chính đã pháthiện nhưng chưa xử lý tính đến ngày có hiệu lực của Thông tư này thì giải quyếttheo quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thựchiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các ngành, các cấp kịp thời báo cáovề Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ để nghiên cứu, hướng dẫn bổsung./.