Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT/BQP-BGTVT

Nguyễn Trọng Xuyên
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT/BQP-BGTVT
Thông tư liên tịch
22/02/1998
23/01/1998

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thi hành Nghị định 39/CP của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt đối với quân đội.

Thứ trưởng
1.998
Bộ Quốc phòng

Toàn văn

Thông tư

THÔNGTƯ

Hướngdẫn thi hành Nghị định 39/CP của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giaothông đường sắt 

đốivới Quân đội

Để tăng cườngphối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện Nghị định39/CP, Chỉ thị 454/TTg ngày 5/7/1996 của Chính phủ, thống nhất trách nhiệm giữacác đơn vị Quân đội và các đơn vị ngành Đường sắt trong việc bảo đảm trật tự,an toàn giao thông đường sắt và vận dụng tốt các phương tiện, thiết bị, hệthống cơ sở hạ tầng của ngành Đường sắt đối với nhiệm vụ vận tải phục vụ yêucầu Quốc phòng.

 

LIÊN TỊCH BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI - BỘ QUỐC PHÒNG
THỐNG NHẤT HƯỚNG DẪN NHƯ SAU:

1- Các đơnvị Quân đội đóng quân ở các khu vực có tuyến đường sắt đi qua phải chấp hànhcác qui định về hành lang an toàn giao thông đường sắt, thực hiện nghiêm việctháo dỡ, giải toả những công trình vi phạm phạm vi giới hạn an toàn đường sắt(trừ những công trình Quốc phòng được Bộ Giao thông Vận tải cho phép tồn tại),đồng thời có trách nhiệm phối hợp với ngành Đường sắt và các lực lượng kháctrên địa bàn tham gia bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường sắt, sẵn sàngtham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn xẩy ra với ngành Đườngsắt để góp phần hạn chế thiệt hai tài sản của Nhà nước, tài sản, tính mạng củanhân dân.

Thủ trưởngđơn vị quản lý của ngành Đường sắt chủ động đề xuất nhu cầu tham gia bảo vệtrật tự an toàn giao thông đường sắt, thống nhất các biện pháp, tình huống cầnphối hợp để chỉ huy đơn vị Quân đội chủ động xây dựng kế hoạch, phương án thamgia ứng cứu và luyên tập bộ đội.

2- Ngườiđiều khiển phương tiện vận tải quân sự đường thuỷ, bộ (kể cả phương tiện cơgiới và phương tiện thô sơ) hoạt động trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàncông trình giao thông đường sắt và đi qua cầu đường sắt, đường ngang phải chấphành nghiêm quy tắc an toàn giao thông đường sắt.

3- Khi cácđơn vị Quân đội có quân, hàng hoá trang thiết bị, khí tài vận chuyển trên đườngsắt phải thực hiện đúng Thể lệ vận chuyển hàng hoá, hành khách hiện hành.

Việc vậnchuyển quân phải có kế hoạch, có địa điểm tập kết quân trước khi lên ga và rútquân ra khỏi ga để bảo đảm bí mật, an toàn.

Phổ biến chocán bộ, chiến sĩ đi tàu chấp hành quy định, Thể lệ đi tàu của ngành Đường sắt.Tại các ga lên, xuống tàu; trên các toa chở bộ đội (quân số lớn, không cùng mộtđơn vị) phải có lực lượng kiểm soát Quân sự và chỉ huy hành quân để quản lý, hướngdẫn bộ đội, bảo đảm an toàn tuyệt đối và giữ nghiêm kỷ luật Quân đội.

Việc vậnchuyển trang bị, binh khí kỹ thuật có kích thước và trọng lượng lớn, dễ cháy,dễ nổ hoặc cần được bảo quản đặc biệt, phải có chỉ huy điều hành, phối hợp chặtchẽ với ngành Đường sắt, tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên ngành Đườngsắt trong việc xếp dỡ, gia cố vận chuyển.

4- Bộ Quốcphòng chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, Ngành có liên quanlập kế hoạch mua sắm thiết bị, toa xe chuyên dùng đường sắt để vận chuyển vũkhí đạn, trang bị, khí tài quân sự... báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyếtđịnh trong từng kỳ kế hoạch Nhà nước.

5- Bộ Giaothông Vận tải giao cho Liên hiệp Đường sắt Việt Nam với khả năng của mình ưutiên đáp ứng các nhu cầu vận tải của Quân đội.

Khi có nhiệmvụ đột xuất; nhiệm vụ chiến đấu, ngành Đường sắt cần huy động tối đa khả năngthiết bị phục vụ nhu cầu vận tải quân sự, phối hợp cùng các lực lượng Quân độibảo đảm tuyệt đối an toàn cho bộ đội, hàng hoá và trang bị được vận chuyển trêncác toa xe của ngành Đường sắt.

Do nhu cầusẵn sàng chiến đấu, cần xếp, dỡ hàng quân sự; tổ chức cho bộ đội lên, xuống tàuở các ga mà ngành Đường sắt qui định không được xếp, dỡ hàng hoá hoặc cho hànhkhách lên xuống, chỉ huy các đơn vị Quân đội cần trao đổi cùng với ngành Đườngsắt thống nhất biện pháp tổ chức thực hiện và ngành Đường sắt tạo điều kiệnthuận lợi nhất để các đơn vị Quân đội thực hiện kế hoạch vận chuyển tại các ganói trên.

6- Các trườngkỹ thuật nghiệp vụ của Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch nhận học viên do Quânđội gửi đào tạo; chọn học sinh, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Đường sắt vàophục vụ trong Quân đội theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.

7- Liên hiệpĐường sắt Việt Nam phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Cục Vận tải Tổng cụcHậu cần biết khả năng vận tải đường sắt để xây dựng kế hoạch vận tải đường sắtphục vụ nhu cầu hàng năm của Quân đội, đồng thời lập kế hoạch huy động phươngtiện toa xe, trang thiết bị của ngành Đường sắt bảo đảm nhu cầu quốc phòngtrong thời chiến.

8- Chỉ huycác đơn vị quân đội, Thủ trưởng các đơn vị của ngành Đường sắt Việt Nam cótrách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu cónội dung cần sửa đổi, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và Cục Vận tải, Tổng cục Hậucần thống nhất báo cáo lãnh đạo hai Bộ xem xét giải quyết.

Thông tư nàycó hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7912&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận