BỘ Y TẾ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
Số:
20/TTLB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội,
ngày
23 tháng
11 năm
1994
Thông tư
THÔNG TƯ
LIÊN BỘ Y TẾ - TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI - BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
Hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/CP
ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí
Ngày 27 tháng 8 năm 1994 Chính phủ đã ban ngành Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí. Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện như sau:
I. NỘI DUNG THU
Một phần viện phí là một phần trong tổng chi phí cho việc khám, chữa bệnh. Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám, chữa bệnh; không tính khâu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ bản vật chất và trang thiết bị lớn. Biểu giá thu một phần viện phí được tính theo dịch vụ đối với người bệnh ngoại trú và theo ngày giường điều trị đối với người bệnh nội trú.
II. ĐỐI TƯỢNG PHẢI NỘP VÀ MIỄN NỘP MỘT PHẦN VIỆN PHÍ
1. Đối tượng phải nộp một phần viện phí:
a. Người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), người không thuộc đối tượng miễn nộp một phần viện phí.
b. Người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng muốn khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu riêng.
c. Người thuộc đối tượng miễn nộp một phần viện phí nhưng muốn khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu riêng.
2. Đối tượng được miễn nộp một phần viện phí:
a. Trẻ em dưới 6 tuổi:
b. Người bị bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, bệnh phong, bệnh lao phổi có BK dương tính.
c. Người bệnh ở các xã được Uỷ ban dân tộc và miền núi công nhận là vùng cao.
d. Đồng bào đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới trong thời gian 3 năm kể từ khi đến.
e. Người tàn tật, trẻ mồ coi, người già yếu không nơi nương tựa và người bệnh thuộc diện quá nghèo được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của quận, huyện cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm kể từ ngày cấp.
3. Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán một phần viện phí với các cơ sở khám, chữa bệnh.
4. Các đối tượng không hưởng lương, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động sau đây được Nhà nước cấp kinh phí để cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý trực tiếp mua thẻ bảo hiểm y tế, khi khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán một phần viện phí với các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Cán bộ hoạt động Cách mạng trước năm 1945 đang hưởng sinh hoạt phí hàng tháng:
- Thương binh hạng 1 đến hạng 4 (mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên);
- Bệnh binh hạng 1 đến hạng 3 (mất sức lao động do bệnh tật từ 41% trở lên);
- Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
- Người có công giúp đỡ cách mạng trước 19/8/1945 được hưởng trợ cấp hàng tháng;
- Người bị địch bắt kết án tù do hoạt động cách mạng có giấy chứng nhận theo quy định:
- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
- Người phục vụ và con thứ nhất, thứ hai dưới 18 tuổi của thương binh hạng I, bệnh binh hạng I;
- Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
- Công nhân cao su nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1971 của Hội đồng Chính phủ quy định về trợ cấp đối với công nhân cao su nghỉ việc.
5. Mức đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng theo quy định tại điểm 4 mục II của Thông tư này là 3% mức lương tối thiểu hiện hành.
III. GIÁ MỘT PHẦN VIỆN PHÍ VÀ HÌNH THỨC THU MỘT PHẦN VIỆN PHÍ
1. Đối với người bệnh nội trú:
a. Giá một phần viện phí được tính theo ngày điều trị nội trú của từng chuyên khoa theo phân loại bệnh viện. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung là Bệnh viện) có trách nhiệm bảo đảm chi phí về thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu khác theo danh mục của Bộ Y tế quy định trong khi điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh.
Khi thực hiện thu một phần viện phí theo ngày điều trị nội trú, các bệnh viện không được phép thu thêm bất kỳ một khoản thu nào khác.
b. Ngày điều trị nội trú được quy định như sau:
- Ngày điều trị hồi sức cấp cứu: Là ngày nằm điều trị của người bệnh tại các khoa Hồi sức tăng cường.
- Ngày điều trị ngoại khoa - bỏng: Là ngày nằm điều trị của người bệnh tại các khoa: Ngoại, Bỏng, Sản phụ (đẻ và mổ), và các chuyên khoa Mắt, Răng - hàm mặt, Tai mũi - họng nếu có mổ, được tính từ ngày mổ đến khi ra viện.
- Ngày điều trị nội khoa: Là ngày nằm điều trị của người bệnh tại các khoa: Nội, Nhi, Truyền nhiễm, Da liễu, Thần kinh, Tâm thần, Nội tiết, Đông y và ngày nằm điều trị chờ mổ hoặc sau đó không mổ của người bệnh tại khoa Ngoại, Sản phụ, Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Ung thư
c. Người bệnh thuộc diện miễn nộp một phần viện phí trong khi điều trị nội trú tại bệnh viện sẽ không phải trả tiền khám và điều trị ngoại trú ở các chuyên khoa khác của cùng một bệnh viện.
d. Trường hợp người bệnh sau phẫu thuật phải nằm điều trị trên một tháng thì kể từ ngày thứ 31 trở đi thu theo biểu giá của ngày điều trị ngoại khoa không mổ.
e. Trường hợp người bệnh cần khám và điều trị ngoại trú tại các bệnh viện khác theo chỉ định của bác sĩ điều trị thì thực hiện như sau:
- Người bệnh thuộc diện nộp một phần viện phí: thì sẽ thanh toán trực tiếp cho bệnh viện nơi đến khám và điều trị ngoại trú.
- Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện nơi đến khám và điều trị ngoại trú.
- Người bệnh thuộc diện miễn nộp một phần viện phí quy định tại điểm 2 mục II của Thông tư này thì không phải trả tiền.
f. Trường hợp tự nguyện xin điều trị bằng các thuốc ngoại đắt tiền ngoài danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế quy định thì người bệnh phải tự trả tiền.
2. Đối với người bệnh ngoại trú:
Thu theo biểu giá quy định cho một lần khám bệnh và từng loại dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chiếu, chụp X quang, thủ thuật điều trị, tiền thuốc mà người bệnh đã được phục vụ.
3. Giá thu cụ thể:
Liên Bộ ban hành tạm thời Khung giá một phần viện phí kèm theo Thông tư này để áp dụng cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
a. Để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập bình quân hiện nay của từng vùng có sự khác nhau. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành biểu giá của địa phương mình; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành biểu giá cho các bệnh viện và Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và bệnh viện thuộc các Bộ, các ngành khác nhưng mức giá phải nằm trong khung giá do Liên Bộ ban hành kèm theo Thông tư này.
b. Đối với những dịch vụ khám, chữa bệnh cụ thể chưa được quy định khung giá như trong phần A "Khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ" và phần C "Khung giá theo các dịch vụ áp dụng cho người bệnh ngoại trú" của khung giá ban hành kèm Thông tư này thì căn cứ vào khung giá của những dịch vụ tương đương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ trưởng Bộ Y tế tạm thời quy định, sau đó Bộ Y tế phải tập hợp danh mục các dịch vụ này để đề nghị Liên Bộ xem xét bổ sung.
c. Trong trường hợp chỉ số giá cả biến động trên 30%, Liên bộ uỷ quyền cho Bộ Y tế hướng dẫn lại biểu giá thu một phần viện phí sau khi có sự thoả thuận của Bộ Tài chính và Ban Vật giá Chính phủ.
4. Hình thức thu một phần viện phí:
a. Người bệnh thuộc đối tượng phải nộp một phần viện phí sẽ nộp trực tiếp tiền viện phí cho bệnh viện.
b. Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, tiền viện phí sẽ do cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán với bệnh viện theo biểu giá một phần viện phí.
IV. PHỐI HỢP VÀ SỬ DỤNG TIỀN VIỆN PHÍ THU ĐƯỢC
1. Khoản thu một phần viện phí (bao gồm tiền viện phí do người bệnh trực tiếp nộp và do cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện) là nguồn thu của ngân sách Nhà nước, được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định sau:
a. 85% tổng số tiền viện phí được dùng để phục vụ trực tiếp cho người bệnh, trong đó 70% dùng để mua thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, phim X quang; 15% dùng để mua quần áo, chăn, màn, giường, chiếu cho người bệnh và mua vật tư tiêu hao y tế thuộc nhóm vật tư rẻ tiền, mau hỏng.
b. 15% còn lại dùng để khen thưởng cho những CBCNV có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ người bệnh tận tình.
Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về việc khen thưởng này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bệnh viện phải tổ chức bộ phận thu tiền viện phí riêng do Phòng tài chính kế toán thực hiện. Tại nơi thu viện phí phải treo biển và niêm yết giá một phần viện phí để người bệnh biết. Các khoa, phòng khác của bệnh viện không được tổ chức thu tiền của người bệnh dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Các khoa, phòng của bệnh viện phải tổ chức theo dõi, ghi chép đầy đủ, chính xác các chi phí và ngày nằm điều trị của từng người bệnh tại khoa, phòng để làm cơ sở thanh toán khi ra viện.
3. Giao cho Giám đốc bệnh viện quy định việc thực hiện thu tạm ứng trước tiền viện phí khi người bệnh vào điều trị nội trú theo các mức phù hợp với từng nhóm bệnh, nhưng không được vì khoản thu này mà trì hoãn việc tiếp nhận, cấp cứu hay điều trị cho người bệnh.
4. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết cho miễn viện phí đối với từng trường hợp cụ thể cho người bệnh thuộc đối tượng được miễn nộp một phần viện phí theo quy định tại Thông tư này và những người bệnh không nằm trong diện được miễn nhưng thực sự nghèo, không có khả năng đóng viện phí, căn cứ vào những giấy tờ hợp lệ (như nêu trong tiết e, điểm 2, mục II) và kết hợp với thực tế sinh hoạt của người bệnh và gia đình họ tại bệnh viện để quyết định.
5. Hạch toán kế toán - báo cáo thống kê:
Số tiền thu một phần viện phí được hạch toán vào mục 13 "Thu viện phí". Các khoản chi được hạch toán như sau: khoản chi 85% được hạch toán vào mục 75 "chi nghiệp vụ phí"; khoản chi 15% được hạch toán vào mục 69 "Chi khen thưởng" theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Việc thu tiền viện phí phải sử dụng hoá đơn, biên lai theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Phải mở sổ sách theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời số tiền viện phí thu được. Các bệnh viện phải mở tài khoản viện phí tại kho bạc Nhà nước cùng cấp. ít nhất 5 ngày một lần, các bệnh viện phải nộp số dư vượt mức tồn quỹ quy định vào tài khoản viện phí để khi cần lại rút ra chi tiếp. Mức tồn quỹ cho bệnh viện tuyến trung ương là 20 triệu đồng. Mức tồn quỹ cho bệnh viện tuyến tỉnh là 15 triệu đồng. Mức tồn quỹ cho bệnh viện tuyến huyện là 10 triệu đồng. Các trường hợp đặc biệt cần có mức tồn quỹ cao hơn sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hàng quý, năm các bệnh viện phải lập báo cáo số thu viện phí gửi cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra lại số thu, số chi viện phí của đơn vị, đồng thời làm thủ tục ghi thu - ghi chi ngân sách qua hệ thống Kho bạc Nhà nước số thu viện phí cho bệnh viện.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 14/TTLB của Liên Bộ Y tế - Tài chính ngày 15/6/1989, những quy định trước đây trái với quy định trong Thông tư này đều bãi bỏ.
Người vi phạm các quy định về thu một phần viện phí quy định tại Nghị định số 95/CP và tại Thông tư này thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
KHUNG GIÁ MỘT PHẦN VIỆN PHÍ
Ban hành tạm thời theo Thông tư Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ số: 20/TTLB ngày 23 tháng 11 năm 1994.
Khung giá này bao gồm các phần sau:
Phần A: Khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ
Phần B: Khung giá theo ngày điều trị nội trú áp dụng cho người bệnh nội trú.
Phần C: Khung giá theo các dịch vụ áp dụng cho người bệnh ngoại trú.
C.1. Các thủ thuật, tiểu thủ thuật, nội soi, điều trị bằng tia sạ
C.2. Các phẫu thuật, thủ thuật theo chuyên khoa
C.2.1. Ngoại khoa
C.2.2. Sản - phụ khoa
C.2.3. Mắt
C.2.4. Tai - Mũi - Họng
C.2.5. Răng - Hàm - Mặt
C.3. Các xét nghiệm, thăm dò chức năng
C.3.1. Xét nghiệm máu
C.3.2. Xét nghiệm nước tiểu
C.3.3. Xét nghiệm phân
C.3.4. Xét nghiệm các chất dịch khác của cơ thể
C.3.5. Xét nghiệm giải phẫu bệnh lý
C.3.6. Một số thăm dò chức năng và thăm dò đặc biệt
C.3.7. Thăm dò bằng đồng vị phóng xạ.
C.4. Chuẩn đoán bằng hình ảnh
C.4.1. Siêu âm
C.4.2. X quang
C.4.2.1. Soi, chiếu Xq
C.4.2.2. Chụp Xq các chi
C.4.2.3. Chụp Xq vùng đầu
C.4.2.4. Chụp Xq cột sống
C.4.2.5. Chụp Xq vùng ngực
C.4.2.6. Chụp Xq hệ tiết niệu, đường tiêu hoá, đường mật
C.4.2.7. Một số kỹ thuật chụp Xq với chất cản quang.
PHẦN A: KHÁM BỆNH VÀ KIỂM TRA SỨC KHOẺ
TT
Nội dung
Bệnh viện hạng 1
Bệnh viện hạng 2
Bệnh viện hạng 3
Bệnh viện hạng 4 và PKĐK khu vực
1
Khám lâm sàng chung/khám chuyên khoa
2.000-3000
1.500-3.000
1.000-2.000
500-1.000
2
Khám bệnh theo yêu cầu riêng (chọn thầy thuốc)
10.000-30.000
10.000-20.000
10.000-20.000
3
Khám, cấp giấy chứng thương, giám định Y khoa (không kể xét nghiệm, X quang)
15.000-35.000
15.000-30.000
10.000-20.000
4
Khám sức khoẻ toàn diện tuyển lao động, lái xe (không kể xét nghiệm X quang)
25.000-50.000
25.000-40.000
18.000-35.000
(*) Phân hạng bệnh viện áp dụng theo Thông tư số 13-BYT-TT ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời việc xếp hạng bệnh viện.
PHẦN B: KHUNG GIÁ THEO NGÀY ĐIỀU TRỊ ÁP DỤNG CHO NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ
TT
Ngày điều trị
Khung giá một ngày điều trị
BV hạng 1
BV hạng 2
BV hạng 3
BV hạng 4
1
Một ngày điều trị hồi sức cấp cứu
50.000-120.000
30.000-86.000
15.000-30.000
10.000-20.000
2
Một ngày điều trị nội khoa
25.000-50.000
20.000-50.000
2.1
Loại 1 gồm: Các bệnh về máu, ung thư
2.2
Loại 2 gồm:
Nhi truyền nhiễm, hô hấp, lão khoa, tim mạch, tiêu hoá, tiết niệu, dị ứng, xương khớp, tâm thần, thần kinh, da liễu và những bệnh không mổ về ngoại, phụ sản, mắt, răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng
15.000-40.000
15.000-40.000
10.000-20.000
2.000-10.000
2.3
Loại 3: Ngày điều trị Đông y
15.000-30.000
10.000-20.000
8.000-15.000
5.000-10.000
3
Một ngày điều trị ngoại khoa bỏng
3.1
Sau phẫu thuật loại 2 (*) đẻ thường - bỏng độ I, bỏng độ II dưới 30%, bỏng độ III, IV dưới 25%
25.000-60.000
20.000-50.000
15.000-30.000
10.000-20.000
3.2
Sau phẫu thuật loại II - bỏng độ II, trên 30%
30.000-70.000
20.000-60.000
15.000-40.000
10.000-25.000
3.3
Sau phẫu thuật loại I, bỏng độ III, IV trên 25%
30.000-80.000
80.000-40.000
20.000-60.000
3.4
Sau phẫu thuật đặc biệt
50.000-120.000
40.000-100.000
(*) Phân hạng bệnh viện áp dụng theo Thông tư số 13-BYT-TT ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời việc xếp hạng bệnh viện.
(**) Phân loại phẫu thuật I, II, III, IV và đặc biệt được áp dụng theo Thông tư số 21-BYT ngày 28-7-1981 của Bộ Y tế.
PHẦN C: KHUNG GIÁ THEO CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ ÁP DỤNG CHO BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ:
C.1. Các thủ thuật, tiểu thủ thuật, nội soi, điều trị bằng tia xạ.
TT
Các thủ thuật, phẫu thuật
Khung giá một phần viện phí
Giá tối thiểu
Giá tối đa
1
Thông đái
2.000
6.000
2
Thụt tháo phân
2.000
6.000
3
Chọc hút hạch
3.500
10.500
4
Chọc hút tuyến giáp
4.000
12.000
5
Chọc dò màng bụng/màng phổi
3.500
10.500
6
Chọc rửa màng phổi/hút khí màng phổi
15.000
45.000
7
Rửa bàng quang
7.000
21.000
8
Nong niệu đạo, đặt sonde niệu đạo
5.000
15.000
9
Bóc móng/ngâm tẩm/đốt sủi mào gà
5.000
15.000
10
Chạy thận nhân tạo (một lần)
50.000
150.000
11
Thẩm phân phúc mạc
50.000
150.000
12
Sinh thiết da
5.000
15.000
13
Sinh thiết hạch, cơ
5.000
15.000
14
Sinh thiết tuỷ xương
10.000
30.000
15
Sinh thiết màng phổi, màng hoạt dịch
10.000
30.000
16
Sinh thiết ruột
10.000
30.000
17
Sinh thiết tiền liệt tuyến qua soi bàng quang
15.000
45.000
18
Soi ổ bụng +/-sinh thiết
10.000
30.000
19
Soi dạ dày+/-sinh thiết
10.000
30.000
20
Nội soi đại tràng +/-sinh thiết
15.000
45.000
21
Nội soi trực trạng +/-sinh thiết
10.000
30.000
22
Soi bàng quang +/-sinh thiết u bàng quang
20.000
60.000
23
Soi bàng quang tán sỏi, lấy dị vật hay đối u bề mặt bàng quang
25.000
75.000
24
Soi thực quản +/- nong hay sinh thiết
15.000
45.000
25
Soi phế quản +/- lấy dị vật hay sinh thiết
25.000
75.000
26
Soi thanh quản +/- lấy dị vật
20.000
60.000
27
Điều trị tia xạ Cobalt và Rx (một lần, nhưng không thu quá 30 lần trong một đợt điều trị) y học dân tộc - phục hồi chức năng
5.000
15.000
28
Châm cứu
1.000
5.000
29
Điện châm
1.500
10.000
30
Thuỷ châm (không kể tiền thuốc)
1.500
10.000
31
Chôn chỉ
4.000
15.000
32
Xoa bóp, bấm huyệt kéo nắn cột sống kéo các khớp
6.000
15.000
C.2. Các phẫu thuật, thủ thuật theo chuyên khoa
C.2.1. Ngoại khoa
TT
Các thủ thuật, phẫu thuật
Khung giá một phần viện phí
Giá tối thiểu
Giá tối đa
1
Thay băng, cắt chỉ, tháo bột
3.000
10.000
2
Cắt lọc vết thương phần mềm tổn thương nông
15.000
45.000
3
Cắt lọc vết thương phần mềm tổn thương sâu
20.000
50.000
4
Cắt bỏ những u nhỏ, cyst, sẹo của da, tổ chức dưới da
15.000
45.000
5
Chích rạch nhọt, apxe nhỏ dẫn lưu
5.000
15.000
6
Tháo lồng ruột bằng hơi hay baryte
25.000
60.000
7
Cắt polype trực tràng
25.000
50.000
8
Cắt phymosis
25.000
50.000
9
Thắt các búi trĩ hậu môn
20.000
50.000
10
Nắn trật khớp hàm/khớp xương đòn (*)
20.000
40.000
11
Nắn trật khớp vai
25.000
50.000
12
Nắn trật khớp khuỷu/khớp cổ chân/khớp gối
15.000
40.000
13
Nắn trật khớp háng
30.000
75.000
14
Nắn, bó bột xương đùi/chậu, cột sống
40.000
80.000
15
Nắn, bó bột xương cẳng chân
25.000
50.000
16
Nắn, bó bột xương cánh tay
25.000
50.000
17
Nắn, bó bột gãy xương cẳng tay
20.000
40.000
18
Nắn, bó bột bàn chân/bàn tay
20.000
40.000
19
Nắn, bó bột trật khớp háng bẩm sinh
30.000
60.000
20
Nắn có gây mê, bó bột tật bàn chân ngựa veo vào/bàn chân bẹt/tật gối cong lõm trong hay lõm ngoài