Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 26/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC

Lê Duy Đồng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 26/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC
Thông tư liên tịch
05/11/2000
20/10/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao. 

Thứ trưởng
2.000
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

Liên tịch

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với laođộng

làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc các ngành

giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao.

 

Thi hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ vềchính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoávà thể thao.

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ ban hànhĐiều lệ bảo hiểm xã hội; Sau khi có ý kiến tham gia của các Bộ có liên quan;Liên Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chếđộ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài cônglập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao như sau:

I.Phạm vi, Đối tượng áp dụng

1.Phạm vi áp dụng là các cơ sở bán công; dân lập; tư nhân thuộc các ngành vănhoá; y tế; giáo dục đào tạo và thể dục, thể thao được thành lập và hoạt độngtheo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ (sauđây gọi chung là các cơ sở ngoài công lập).

2.Đối tượng áp dụng là người lao động làm việc tại các cơ sở quy định tại điểm 1nói trên, bao gồm:

a.Cán bộ, công chức viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước (kể cả cơ quanĐảng, đoàn thể), lực lượng vũ trang đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theoNghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 củaChính phủ chuyển sang làm việc tại các cơ sở ngoài công lập.

b.Lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đãtham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 củaChính phủ chuyển sang làm việc tại các cơ sở ngoài công lập.

c.Lao động được tuyển vào làm việc tại các cơ sở ngoài công lập theo hợp đồng laođộng quy định tại Bộ luật lao động.

d.Cán bộ xã phường thuộc đối tượng hưởng sinh hoạt phí và tham gia bảo hiểm xãhội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ chuyển sanglàm việc cho các cơ sở ngoài công lập.

II.chế độ bảo hiểm xã hội

Cácđối tượng thuộc điểm 2 Mục I nói trên làm việc tại các cơ sở ngoài công lập đượcáp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội banhành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Thông tư hướngdẫn số 06/LĐTBXH -TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Khiáp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng này, cần lưu ý một số trườnghợp sau:

1.Cách tính thời gian để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

a.Người lao động trước khi vào làm việc tại các cơ sở ngoài công lập đã có thờigian tham gia bảo hiểm xã hội ở các đơn vị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ, nếu chưa nhận lươnghưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, thì thời gian này được cộng với thờigian làm việc tại các cơ sở ngoài công lập để hưởng bảo hiểm xã hội.

b.Những trường hợp sau đây, thời gian làm việc không được tính để hưởng bảo hiểmxã hội:

Ngườilao động trước khi chuyển sang làm việc tại các cơ sở ngoài công lập đã nhậntrợ cấp 1 lần của thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quyđịnh tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày26/1/1995 của Chính phủ và Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Thủ tướngChính phủ.

Ngườilao động đã có thời gian làm việc tại các cơ sở ngoài công lập nhưng chưa đóngbảo hiểm xã hội.

2.Mức bình quân của tiền lương làm căn cứ tính lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp1 lần được quy định như sau:

a.Người lao động đã có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương,bảng lương của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày23/5/1993 của Chính phủ , sau đó chuyển ra các cơ sở ngoài công lập vẫn đóngbảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì mức tiền lươnglàm căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính bìnhquân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5năm cuối cùng trước khi nghỉ theo quy định tại tiết a điểm 6 mục IV phần B Thôngtư số 06/LĐTBXH -TT ngày 4.4.1995 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

Ngườilao động đã có thời gian làm việc và đóng Bảo hiểm xã hội theo thang lương,bảng lương của Nhà nước, sau đó chuyển ra cơ sở ngoài công lập đóng bảo hiểm xãhội không theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì mức tiền lương làm căncứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính bình quân giaquyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của cácgiai đoạn theo quy định tại tiết b điểm 6 Mục IV phần B Thông tư số06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

b.Cán bộ xã phường đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của chính phủ, sau đó chuyển ra làm việc tại cáccơ sở ngoài công lập và đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương nhà nướchoặc không theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì tính bình quân giaquyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy địnhtại tiết b điểm 6 Mục IV phần B Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của BộLao động - Thương binh và Xã hội.

c.Người lao động tuyển mới vào làm việc trong cơ sở ngoài công lập bắt đầu thamgia bảo hiểm xã hội từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành trở đi thì mứctiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội là mứcbình quân gia quyền của các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xãhội.

III.Tổ chức thực hiện

1.Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập được cấp sổ bảo hiểm xãhội để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội.

2.Đối với người lao động chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội, các cơ sở ngoài cônglập có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội cho ngườilao động và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định tại Điều lệ Bảo hiẻmxã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ vàThông tư số 09/LĐTBXH -TT ngày 26/4/1996 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội

3.Đối với người lao động trước khi chuyển sang cơ sở ngoài công lập đã được cấpsổ bảo hiểm xã hội thì đơn vị sử dụng lao động cũ có trách nhiệm chuyển giao sổbảo hiểm xã hội cho người lao động để nộp cho đơn vị sử dụng lao động mới.

4.Bảo hiểm xã hội Việt nam có trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối vớingười lao động làm việc tại các cơ sở ngoài công lập theo quy định tại Thông tưnày.

5.Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Tài chính các tỉnh thành phố trực thuộctrung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Văn hoá thôngtin, Sở Y tế và Sở thể dục thể thao các tỉnh, thành phố hướng dẫn và kiểm traviệc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các cơ sở ngoài cônglập theo quy định tại Thông tư này.

IV.Điều khoản thi hành

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ đểnghiên cứu, giải quyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5825&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận