THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện việc giảmthuế nhập khẩu hàng hoá có xuất xứ từ Lào quy định tại Thoả thuận Viên Chăngiữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộnghoà dân chủ nhân dân Lào ký kết ngày 13/8/2002.
Căn cứ thoả thuận Viên Chăn giữa Chính phủ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dânLào về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hóa qua lạibiên giới và khuyên khích phát triển hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Namvà Lào ký ngày 13/8/2002;
Liên Bộ Tài chính, Bộ Thương mại hướng dẫn thựchiện giảm thuế 50% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Lào nhập khẩu vào Việt Nam nhưsau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG
A. Hàng hóa sản xuất tại nước Cộng hòa dân chủnhân dân Lào nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu bằng50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy đinh tại Biểu thuế nhập khẩu ưuđãi, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Là mặt hàng có trong Danh mục hàng hóa cóxuất xứ từ Lào được giảm 50% thuế nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩu vào Việt Namtheo Hiệp định hoặc thỏa thuận hàng năm giữa Chính phủ hai nước.
Số lượng, giá trị hàng hóa cụ thể có xuất xứ từLào nhập khẩu được giảm 50% thuế nhập khẩu hàng năm được căn cứ vào Danh mụchàng hóa có xuất xứ từ Lào được giảm 50% thuế nhập khẩu ưu đãi khi nhập khẩuvào Việt Nam theo Hiệp định hoặc thỏa thuận giữa hai Chính phủ năm đó hoặc theothông báo của Bộ Thương mại trên cơ sở số lượng đã được thống nhất với Bộ Thươngmại Lào.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này Danhmục các mặt hàng có xuất xứ từ Lào được giảm 50% (năm mươi phần trăm) thuế khinhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2003.
Trường hợp hàng hóa có đủ điều kiện để được ápdụng giảm 50% thuế nhập khẩu, đồng thời có đủ điều kiện được hưởng theo mứcthuế suất ưu đãi CEPT thì được áp dụng theo mức thuế suất thấp hơn trong haimức thuế suất này.
2. Có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do Bộ Thươngmại hoặc Phòng Thương mại hoặc Sở Thương mại các tỉnh, thành phố Vientiane vàđặc khu Saysomboun của Lào cấp.
3. Có giấy xác nhận là hàng hoá thuộc chươngtrình hưởng ưu đãi thuế theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ do Bộ Thương mạihoặc Sở Thương mại các tỉnh, thành phố Vientiane và đặc khu Saysomboun của Làocấp.
4. Hàng được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửakhẩu được mở chính thức trên biên giới Việt Nam - Lào.
B. Thủ tục xuất trình, kiểm tra Giấy chứng nhậnxuất xứ hàng hóa (C/O): Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của Lào thuộc Danh mụccác mặt hàng được giảm 50% thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư liên tịchnày muốn được hưởng ưu đãi giảm thuế nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quanbản chính Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm theo bộ chứng từ nhập khẩu theoquy định khi làm thủ tục nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp chưa có C/O để nộp khilàm thủ tục nhập khẩu, khi tính thuế, cơ quan hải quan áp dụng theo mức thuếsuất thông thường hoặc theo mức thuế suất ưu đãi CEPT (nếu đủ điều kiện) vàchấp nhận cho nợ C/O, thời hạn tối đa 30 ngày tính từ ngày nộp Tờ khai hảiquan. Sau khi nộp C/O doanh nghiệp sẽ được xem xét hoàn lại số thuế đã nộp thừa(phần chênh lệch giữa số thuế tính theo mức thuế suất thông thường hoặc theomức thuế suất ưu đãi CEPT đã nộp và số thuế tính theo thuế suất đã được giảm50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu).
Doanh nghiệp nhập khẩu chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của C/O đã nộp. Nếu phát hiện có sự gian lậnvề C/O thì doành nghiệp nhập khẩu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiệnhành.
Khi có sự nghi ngờ về tính trung thực và chínhxác của Giấy chứng nhận xuất xứ thì cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp cungcấp các tài liệu để chứng minh. Thời gian quy định tối đa để doanh nghiệp nộpbổ sung chứng từ là 30 ngày kể từ ngày nộp C/O. Trong khi chờ kết quả kiểm tralại, tạm thời chưa giải quyết giảm 50% mức thuế suất đối với lô hàng đó và ápdụng theo mức thuế suất thông thường hoặc theo mức thuế suất ưu đãi CEPT (nếuđủ điều kiện). Đồng thời tiếp tục thực hiện các thủ tục giải phóng hàng nếu cácmặt hàng này không phải là hàng cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có sự nghingờ man khai về hàng hóa. Trường hợp chủ hàng có đủ tài liệu chứng minh đúng làhàng có xuất xứ từ Lào thì được xem xét hoàn lại số thuế đã nộp thừa (phần chênhlệch giữa số thuế tính theo mức thuế suất thông thường hoặc theo mức thuế suất ưuđãi CEPT đã nộp và số thuế tính theo thuế suất đã được giảm 50% mức thuế suấtthuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu).
II. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Giá tính thuế để tính giảm 50% thuế nhập khẩuưu đãi đối vôi hàng hóa có xuất xứ từ Lào nhập khẩu vào Việt Nam được xác địnhlà mức giá thực thanh toán ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương ký giữa cácCông ty của hai nước với điều kiện hợp đồng mua bán ngoại thương đảm bảo đủ cácđiều kiện quy định tại Mục 1 Phần III Thông tư số 08/2002/TT-BTC ngày23/01/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩutheo hợp đồng mua bán ngoại thương. Đối với những hợp đồng mua bán ngoại thươngkhông đủ điều kiện để tính thuế theo hợp đồng thì mức giá để tính giảm thuế 50%là mức giá tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành.
2. Các quy định đề căn cứ tính thuế, chế độ thunộp thuế, kế toán tiền thuế, báo cáo kết quả thu nộp thuế, chế độ giảm thuếnhập khẩu, chế độ hoàn thuế, truy thu thuế và xử lý vi phạm, được thực hiệntheo các quy định của Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và các văn bản hướngdẫn hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Định kỳ 03 tháng (chậm nhất đến ngày 15 tháng kếtiếp) và hàng năm (chậm nhất đến ngày 15 tháng 02 của năm sau), Tổng cục Hảiquan tổng hợp báo cáo về số lượng, trị giá (theo giá tính thuế nhập khẩu) hànghóa nhập khẩu thuộc đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch này với Bộ Thươngmại và Bộ Tài chính. Trường hợp phát hiện có tình trạng phía Lào cấp giấy xácnhận vượt quá số lượng đã thỏa thuận, Bộ Thương mại sẽ làm việc với Bộ Thươngmại Lào để có biện pháp giải quyết phù hợp.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày,kể từ ngày Thông tư liên tịch này được đăng Công báo và áp dụng đối với các tờkhai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 09 tháng 01 năm2003 trở đi (ngày Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữaChính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào năm 2003 có hiệu lực thi hành).
Các trường hợp nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từLào được giảm 50% thuế nhập khẩu có tờ khai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơquan hải quan từ ngày 09 tháng 01 năm 2003 đến ngày có hiệu lực thi hành củaThông tư liên tịch này thuộc đối tượng hoàn thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu đượchoàn là số thuế chênh lệch giữa số thuế doanh nghiệp đã nộp với số thuế nhậpkhẩu được tính giảm 50% theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Các doanhnghiệp liên hệ với Cục Hải quan địa phương nơi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóađể làm thủ tục hoàn thuế.
Hồ sơ xin hoàn thuế gồm:
Công văn đề nghị xin được hoàn thuế nhập khẩu đãnộp.
Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã thanhkhoản hải quan.
Hợp đồng ngoại thương, hóa đơn mua bán ngoại thương.
Các chứng từ chứng minh hàng hóa nhập khẩu làhàng hóa có xuất xứ từ Lào theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liêntịch số 75/2001/TTLT-BTC-BTM-TCHQ ngày 24/9/2001 của liên Bộ Tài chính, Bộ Thươngmại, Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện việc giảm thuế nhập khẩuhàng hóa cô xuất xứ từ Lào quy định tại Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
(Thỏa thuận Cửa Lò năm 1999) về việc tạo điềukiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đềnghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Thương mại để nghiên cứu, hướngdẫn, bổ sung kịp thời./.
DANH MỤC, SỐ LƯỢNG HÀNG HÓACÓ XUẤT XỨ TỪ LÀO ĐƯỢC GIẢM 50% THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI KHI NHẬP KHẨU VÀO VIỆTNAM TRONG NĂM 2003
(theo Phụ lục số 3 của Hiệpđịnh về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Làonăm 2003 ký ngày 09/01/2003)
ban hành kèm theo Thông tưliên tịch số
54/2003/TTLT-BTC-BTM ngày 03/6/2003 của liên Bộ Tài chính, Bộ Thươngmại.
Thứ tự | Tên hàng | Nhóm mã số theo biểu thuế nhập khẩu | Đơn vị tính | Số lượng |
I | Gỗ và sản phẩm từ gỗ | | | |
1 | Gỗ ván sàn | 4418 | m2 | 210.000 |
2 | Đồ gỗ gia dụng làm từ gỗ | 4414, 4419, 9401, 9403 | m3 | 1.000 |
3 | Gỗ dán | 4412 | tấn | 100.000 |
4 | Gỗ thành phẩm và bán thành phẩm | 4407 | m3 | 150.000 |
II | Khoáng sản các loại | | | |
1 | Thạch cao | 2520 | tấn | 125.000 |
2 | Thiếc | 2609 | tấn | 1.000 |
III | Lâm sản | | | |
1 | Chai phà | 1301 | tấn | 2.500 |
2 | Vằng đắng | 1211 | tấn | 10.000 |
3 | Quả ươi | 0813 | tấn | 50 |
4 | Quả làm thạch | 0813 | tấn | 1.500 |
5 | Sa nhân | 0908 | tấn | 300 |
6 | Ý dĩ | 1211 | tấn | 5.000 |
IV | Nông sản và chăn nuôi | | | |
1 | Gạo nếp, gạo tẻ | 1006 | tấn | 20.000 |
2 | Vừng | 1207 | tấn | 1.000 |
V | Sản phẩm công nghiệp chế biến | | | |
1 | Chăn Jiplai | 6301 | chiếc | 50.000 |
2 | Quạt Jiplai | 8414 | chiếc | 100.000 |
3 | Nồi cơm điện | 8516 | chiếc | 100.000 |