Ca dao: Công anh bắt tép nuôi cò Cò ăn cho lớn, cò dò lên cây Nếu biết tình trạng như vầy Thì anh đã bỏ từ ngày còn non!

Nội dung chi tiết

Công anh bắt tép nuôi cò Cò ăn cho lớn, cò dò lên cây Nếu biết tình trạng như vầy Thì anh đã bỏ từ ngày còn non!

Có bản khác: Công anh vạt tép nuôi cò

Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời cho người ta đến câu.

Lần trước tôi có nói về; tiếc…hoài sợi dây. Hôm nay, tôi muốn nói tới một vài điều nữa về sự tiếc nhớ ấy. Có chăng cách thể hiện, hoàn cảnh có khác thì vẫn còn đó những lời thầm trách, muộn màng nhưng đầy não ruột. Với hình ảnh của những chàng trai nào đó có sự tiếc nuối cũng không thua kém cô gái nối sợi gầu. Tất cả đều thực tế như nó vốn có. Lên án dửng dưng với sự tiếc nuối hay đeo đuổi nó thì việc của mỗi người. Nhưng quá khứ đã có sự tiếc nuối dân dã và mộc mạc lắm…

Tiếc nuối là một trạng huống tình cảm luôn làm người ta bịn rịn với những gì đã qua. Ở trong vòng luẩn quẩn lắm cái tù túng ấy dễ làm tôi và các bạn không tiên liệu và chẳng định hướng được con đường hay cách mình đang sống. Sự tiếc nuối thì tiếc cái qua, vuột qua tầm tai. Cái đã qua dầu có muốn cũng không lấy lại được. Còn tương lai thì phải hy vọng và đợi chờ; cơ hội đến có thể năm mươi năm mươi và thậm chí nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên có những sự tiếc nuối như muốn lầm trách chính mình chăng.

Chàng trai tiếc thế này; 

Tiếc thay rày xuống mai lên
Mòn đường nát cỏ chẳng nên trò gì.

Nói gì trước tình cảnh này, điều mà chàng trai đã làm “rày xuống mai lên”. Thời gian chàng trai đầu tư để tìm hiểu cô gái không ít chút nào. Chàng đã đi đến nỗi “mòn đường nát cỏ”. Một lần hai lần không thể “mòn- nát” được, nên phải rất nhiều lần mới “mòn đường”. Đâu có chuyện một sớm một chiều mà “rày xuống mai lên” và cuối cùng thì công sức thời gian chẳng nên trò trống gì là số không trong nuối tiếc. Bởi thế chàng trai mới tiếc nuối. Tiếc gì vậy? Chàng đã tiếc công sức “đi lại” hay sao? Có khi nào chàng tiếc cho chính bản thân mình, bởi đã sai lầm; nhìn sai người- đầu tư sai chỗ. Và vẫn còn đó công sức. 

Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò béo cò giò lên cây.

 

Hình như tình trạng và công sức của người này bỏ ra nhiều hơn, vất vả và cơ cực hơn. Con cò lúc đầu có lẽ sống nhờ vào những “con tép” của chàng trai. Nếu được nghĩ có phải đó là một thời khó khăn cơ cực của “con cò”, hay con cò không có chỗ nào để bám víu nhằm bảo tồn sự sống nữa, nên mới đến và ở lại với chàng trai nhận sự chăm sóc của chàng trai. Bỏ công sức “bắt tép nuôi cò”, hẳn chàng trai đã mất rất nhiều thời gian, tốn bao công sức. ”Bắt tép” chứ có phải đi nhặt hạt sỏi, nhặt lá rụng đâu! Bắt tép thì phải lặn lội sông nước, ngày đêm và nắng mưa để kiếm cho được thật nhiều “tép” với một mục đích “nuôi cò”. Tôi có cảm tưởng chàng trai đã gửi gắm và lo cho cô gái tất cả. Tôi không thấy nói gì về chính bản thân, con người của chàng trai ngoài việc lo “bắt tép” để “nuôi cò”. Bao nhiêu tâm lực dồn hết vào việc “nuôi cò”. Nhưng cuối cùng chàng trai nhận được; Dã tràng xe cát biển đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

Thời gian và công sức “bắt tép” để “nuôi cò” cuối cùng cò bay mất. Tiếc hay không để mỗi người chúng ta tự suy nghĩ. Nhưng ở đây có một điều nên nói là con cò đã “ăn”. Khi đã “ăn” thì cũng có nghĩa chấp nhận mối tương quan, dựa dẫm, chịu sự nuôi dưỡng ấy. Cách nào đó đã bằng lòng “ăn” của người ta. Bởi thế cò mới “béo” tốt, đã khôn lớn và đã có sức mạnh thì….cò giò- cò bay mất không nói một câu nào, không một lời cám ơn hay một hành động nào đó. Nói làm sao được cải cảnh này, có chua chát, có phủ phàng hay không? Chàng trai làm gì nếu không phải là ngậm bồ hòn hay trách mình. Chàng trai ấy hôm nay còn nữa không? 

Thế nhưng khi đọc câu này có vẽ chua xót hơn, chưa được gì cả sau bao nhiêu công sức đổ ra nhưng cuối cùng thì đã bị người khác tước mất, ăn mất: 

Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời cho người ta đến câu.

Để cho mỗi người tự suy nghĩ tôi không muốn nói thêm: Chàng đã “đào ao” và “thả cá” nhưng với một thời gian thì “cho người lạ đến câu”. Có người nói với tôi; không những câu mà người ta đưa lưới đến quét hết luôn…, nghe mà bi thảm, phủ phàng và oan nghiệt thế chăng? 

Mọi thứ đã không như mình muốn, đã tung cách ra đi, giờ này chàng trai hay cô gái có tiếc, có nuối, có than thân trách phận thì cũng bằng không. Níu kéo với quá khứ làm gì nữa, càng níu càng kéo càng vương thì mỗi người càng đau khổ và còn đó những lời thầm trách người khác. Nhưng có lẽ mình nên cám ơn chính bản thân mình; bởi mình đã làm hết khả năng, đã có trách nhiệm bổn phận…nhưng không được nữa thì ra đi. Để cho quá khứ ra đi. Chúng ta không thể so sánh sự tiếc nuối của cô gái với chàng trai và nếu có so sánh thì cũng khập khiểng. Cuộc sống đã có những lúc như thế, đã có những cái hụt hẫng như thế…nhưng ta phải vui vì đã làm hết bổn phận của mình, sống đúng với nhân bản của mình, còn mong người khác đối đáp thì: cho thì có phúc hơn là nhận mà. 

Đại Chúng
Công anh bắt tép nuôi cò Cò ăn cho lớn, cò dò lên cây Nếu biết tình trạng như vầy Thì anh đã bỏ từ ngày còn non!



Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận