Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 173: Bình minh. (trung) truyện copy từ tunghoanh.com
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
Nói xong, dưới sự bảo vệ của một đội binh lính tiến vào khu lăng mộ. Lăng mộ Hoàng đế đều rất lớn, lăng của Chân Tông thiết kế theo kiểu “Hoàng đường” (trên dựng lăng bằng gỗ, dưới đào cung ngầm) tại ngọn núi này sâu 81 thước, mặt đáy hình vuông chu vi 140 thước. Vương Tằng kiểm tra rất cẩn thận mới thấy lăng mộ được xây dựng một cách thập toàn thập mỹ. Vì thế có thể thấy được Lôi Duẫn Cung đã tốn không ít tâm tư. Trong đó không ngờ vì sự vững chắc mà bột kiên cố cũng được dùng tới. Bởi vì tài chính sung túc nên bề mặt đều được lót đá cẩm thạch. Con dường để tiến vào hoàng thất (phòng của vua) thì bất luận nhìn ở đâu cũng thấy lăng mộ này được sửa chữa một cách hoàn mỹ không sứt mẻ.
Nhưng mà càng đi xuống dưới thì Vương Tằng càng phát hiện trên vách tường rỉ ra những giọt nước. Gã không thể không nghĩ đến những lời của Lữ Di Giản nói với gã ngày hôm qua:
- Vương đại nhân, Thạch đại nhân vì sợ lộ tin tức nên nhờ hạ quan nói với ngài. Ngài ấy nói là hiện nay lăng mộ đang bị Lôi đại nhân và Đinh đại nhân tự tiện cải biến và hiện tại lăng mộ đang có sự rỉ nước.
Vương Tằng cũng biết việc thay đổi lăng mộ và Đinh Vị không có quan hệ, nhưng gã hiểu dụng ý của Thạch Kiên. Hai người kia trong ngoài cấu kết làm nhiễu loạn triều đình. Nếu không phải Thạch Kiên quay về kinh thì hiện tại không biết tình hình triều đình sẽ như thế nào nữa. Đinh Vị giết chết nhiều đại thần chính trực. Hiện nay có cơ hội như vậy, tự nhiên Thạch Kiên sẽ không dễ dàng gì buông tha cho tên đó. Sau đó gã hỏi lại một cách tường tận, khi nghe đến vôi Vương Tằng cũng biết Lôi Duẫn Cung đang dùng thủ đoạn lừa bịp nào. Nhưng hiện tại, ngoài Thạch Kiên ra, gã cũng không có tư cách gặp Lưu Nga gấp. Nếu gưir tấu chương thì lại càng thiếu suy nghĩ. Lúc này Lữ Di Giản xuất chỉ dụ của Thái hậu, Vương Tằng mới thấu hiểu. Bọn họ muốn mình làm đao phủ, tuy nhiên đao phủ này cũng rất tình nguyện. Cho nên lúc nãy mới có cảnh tượng này. Chỉ có điều Vương Từng không hiểu vì sao Thạch Kiên phải bứt dây động rừng, thả Lôi Duẫn Cung đi mất.
Cuối cùng Vương Tằng đi vào trong hoàng thất. Tất cả đều bình thường. Tuy rằng trên mặt đất có hơi thấp một chút, nhưng dù sao bên trong sâu như vậy thì cũng có lí do của nó. Nhưng gã biết tất cả đều là giả dối, ít nhất là có vôi bùn. Gã lấy một hòn đá đập lên mặt đá cẩm thạch. Nhìn thấy hành động này của Vương Từng, Hình Trung Hòa và Hạ Thủ Ân trở nên khẩn trương.
Không cần đến 1 nén hương, Vương Tằng đã tìm được chỗ cần tìm. Gã chỉ khối đá cẩm thạch nơi phát ra âm thanh lớn nhất nói:
- Cậy tảng đá này lên.
Trận chiến đầu tiên trong triều đình đã nổi lên.
Trên bầu trời đầy mây đen. Lúc đầu mưa lác đác vài giọt, sau đó trút mạnh những giọt nước tạo nên một cơn mưa tầm tã.
Cơn mưa lớn xuất hiện trên những cánh đồng hoang vu và đồi núi, giống với những làn khói bốc lên từ các ngôi nhà đông đúc hoặc như những làn sương mù tỏa lên từ thung lũng.
Một đoàn người ngựa toàn thân ướt sũng nước dường như không chú ý đến cơn mưa mùa xuân mang theo sự giá lạnh của mùa đông cứ đi thẳng không dừng lại. Bọn họ đã đi được bốn canh giờ, từ Củng huyện chạy đến kinh thành. Sau đó chạy vào hoàng cung. Lôi Duẫn Cung xoay người nhảy xuống ngựa, thay đổi quần áo rồi tới trước tẩm cung của Lưu Nga xin cầu kiến.
Gã phải tự giải thích vì nếu không giải quyết được việc tày đình này thì cho dù Lưu Nga có cưng chiều gã thì cũng sẽ không giữ lại tính mạng cho gã. Hơn nữa, trong triều có biết bao đại thần muốn đẩy gã vào chỗ chết, nhất là cái tên Thạch thị lang kia. Hiện tại, vấn đề là Lưu Nga có nghĩ đến sự trung thành của hắn từ trước đến nay hay không? Nếu có thì may ra Lưu Nga có thể tha thứ cho một lần.
Nhưng rồi gã bị thất vọng, người cung nữ bên cạnh Lưu Nga đã ngăn gã lại và nói với gã là Thái hậu đang nghỉ ngơi.
Hiện tại Lưu Nga đang nghỉ ngơi? Ai tin? Bây giờ đã đến bữa cơm chiều. Hơn nữa bình thường Lưu Nga không phải là người lười biếng mà là rất siêng năng.
Lôi Duẫn Cung nghĩ đến nội dung ý chỉ trên tay Vương Tằng. Gã cảm thật thật sự sợ hãi. Tuy trận mưa gió vừa rồi khiến gã cảm thấy lạnh nhưng bây giờ cảm giác đó chẳng thấm vào đâu nữai. Gã quỳ gối, lớn tiếng nói vọng vào trong cung:
- Thái hậu, vậy xin cho nô tài cáo lui.
Sau đó đứng dậy đi về phủ của mình. Trong ánh mắt của gã ngoài một tia do dự còn có một tia oán hận. Gã nói với tiểu thái giám:
- Truyền Lương Quan Khánh vào gặp ta.
Trong chốc lát, một tên thái giám độ chừng bốn mươi tuổi đi đến.
Tên thái giám đó cười hì hì nói:
- Lôi đại nhân, rốt cuộc là ngài đã đồng ý gặp tại hạ. Như vậy Lôi đại nhân đã có sự xem xét?
Lôi Duẫn Cung nói:
- Bản quan chỉ có điều hỏi ngươi, các ngươi nắm chắc bao nhiêu phần thắng?
Lương Quan Khánh lại cười hì hì nói:
- Nắm chắc? Ngài cũng phải biết có ngày này chứ. Chúng ta đã tốn không ít tâm huyết và nhân lực. Không nắm chắc thì ai lại đi làm.
Lôi Duẫn Cung bất lực nói:
- Được! Vậy thì tiến hành đi.
Hai binh lính dùng thiết côn nạy phiến đá lên. Tình hình phía dưới khiến tất cả mọi người đều ngẩn ra.
Hóa ra phía dưới Hạ Thủ Ân và Lôi Duẫn Cung đã đào một cái hố rất sâu cùng với đá cẩm thạch. Diện tích mặt hố còn lớn hơn so với hồ nước bình thường. Như vậy, tất cả mọi người đều hiểu được. Hóa ra lăng mộ càng đào sâu thì sẽ chạm vào mạch nước. Đương nhiên chuyện này không thể để triều đình biết. Nếu không cái đầu của tất cả bọn họ đều khó mà giữ được. Vì thế mà bọn họ đào một cái hố thật sâu, rồi hướng dòng nước chảy xuống cái hố này. Sau đó trét một lớp vôi bên ngoài để hút nước. Cũng làm tương tự dưới sàn nhà. Chờ sau khi Chân Tông được hạ táng thì niêm phong lăng mộ. Ai dám đào lăng mộ lên để mà xem xét chứ. Đến lúc đó thì hoàng thất sẽ thành một hồ ngầm. Linh cữu Chân Tông ngay tại hồ này giống như con thuyền trôi trên mặt nước. Cũng không ai biết được.
Hình Trung Hoà và Hạ Thủ Ân cho tới tận lúc này cũng không có lý do để giải thích, chỉ có quỳ xuống cầu xin tha thứ.
Vương Tằng nổi giận đùng đùng nói:
- Nếu Thạch thị lang không phát hiện các ngươi dùng vôi với số lượng lớn thì chỉ sợ không ai biết các người làm gì. Thế thì có khác gì mưu phản đâu?
Hình Trung Hoà khóc nói:
- Hạ quan đã sớm nói qua rằng có khả năng xuất hiện nước trong lăng mộ. Rốt cuộc ngày thứ tư có hiện tượng rỉ nước, hạ quan đã bẩm báo Lôi đại nhân. Lôi đại nhân đã bảo hạ quan phải làm như vậy.
Bây giờ dù sao cũng chỉ có con đường chết. Nếu không khai Lôi Duẫn Cung ra thì mình chết không đáng. Lại còn liên lụy cả nhà đồng thời bị tịch thu tài sản.
Vương Tằng sớm chờ đợi gã nói ra những lời này. Gã bảo Hình Trung Hòa viết lời khai rồi ký tên đồng ý. Sau đó ban lệnh đưa toàn bộ bọn chúng về giam giữ, kể cả mấy vạn dân công cũng không bỏ sót một ai. Lúc này gã mới cho người dùng phi mã đem tin tức về hướng kinh thành. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý đồng thời có chỉ dụ của Lưu Nga nhưng gã vẫn không dám xử trí vụ án này. Bởi vì dám đem linh cữu của Tiên đế để trôi nổi trên mặt nước thì trong lịch sử chưa hề có. Đồng thời gã còn đề xuất Lưu Nga hạ lệnh bắt giữ Lôi Duẫn Cung.
Lời thú tội mà Vương Tằng sai mang đi cũng phải đến lúc trời tối đen mới mang về tới kinh thành. Nhưng không đưa vào trong hoàng cung mà trực tiếp đưa tới Dương phủ.
Sau bữa cơm trưa, Lưu Nga và Triệu Trinh bí mật ra khỏi hoàng cung đi tới Dương gia. Chuyện này chỉ có các thái giám tin cậy được biết mà thôi. Đương nhiên nếu gan Lôi Duẫn Cung lớn hơn nữa, xốc bức rèm che lên hắn sẽ không nhìn thấy Lưu Nga trong tẩm cung Thái hậu. Như thế gã cũng sẽ thay đổi sách lược thì không đến mức thảm hại như về sau.
Lưu Nga nhìn đến bản tấu chương của Vương Tằng liền tức giận ném tấu chương xuống đất. Bất kể ai làm chuyện đó thì Lưu Nga cũng không tức giận đến như vậy. Nhưng nàng đã vô cùng hậu đãi Lôi Duẫn Cung. Có thể nói hiện tại quyền lực của gã đều là do Lưu Nga ban cho. Sau khi Thạch Kiên bí mật điều tra ba nhóm người ở vụ án trong cung liền chỉ ra một trong nhóm người đó chắc chắn là có Lôi Duẫn Cung. Lúc đó Lưu Nga còn rất tin tưởng gã. Bởi vậy Lôi Duẫn Cung đã ra khỏi cung nhưng các tấu chương của các đại thần đều do thân tín của gã truyền lại.
Ban đầu, chính Thạch Kiên đã đem tất cả khả năng và kế hoạch nói ra nhưng nàng vẫn không tin tưởng. Hiện nay Lôi Duẫn Cung vẫn đang nắm giữ quyền lợi thực tế, có thể nói là trên tất cả mọi thái giám từ trước đến nay. Gã chỉ là một thái giám, lại không thể làm Hoàng đế. Vậy gã còn muốn làm cái gì.
Không cần nàng suy nghĩ vấn đề này, hiện tại Lôi Duẫn Cung cũng đã hoài nghi. Gã nhìn thấy Lương Quan Khánh lui ra, lại ở phía sau nói:
- Lúc trước các ngươi nói cái gì cũng đừng quên đó.
Lương Quan Khánh hồi đáp:
- Yên tâm. Khi sự việc thành, chúng ta sẽ cho ngài làm thái sư.
Thái sư và Thái phó, Thái bảo xưng là tam sư. Thái úy, Tư Đồ, Tư Không xưng là tam công. Tống triều thừa hưởng chế độ này, đưa Tam công Tam sư vào loại quan lại hàng đầu, đặc biệt nếu có công lớn sẽ được đưa lên làm tể tướng hoặc thân vương. Thái sư chính là vị quan đứng đầu trong tam công, tam sư. Tống triều đến bây giờ chỉ có Triệu Phổ vì là khai quốc công thần, đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa Triệu Khuông Nghĩa lên làm Hoàng đế nên mới được phong tước vị này. Sau này còn có Văn Ngạn Bác. Lúc đó thì gã cũng chỉ là gương mặt không ai biết đến. Tể tướng Vương Sáng mặc dù đã làm tể tướng hai mươi năm cũng chỉ đạt tới Thái úy mà thôi. Đương nhiên tới thời Bắc Tống thì danh hiệu này mới thả lỏng. Thái Kinh, Đồng Quán và Trịnh Bân ba người đã đảm nhiệm qua chức Thái sư.
Có thể nói, tại Tống triều, chức vụ này là một chức vụ vô cùng vinh quang. Tuy rằng nó chỉ là một hư chức nhưng tất cả mọi người đều hướng tới. Ngẫm lại Thạch Kiên vì Tống triều làm rất nhiều việc. Chân Tông sắp chết cũng có thể nói là đem tương lai của Hoàng đế và Đại Tống ủy thác cho hắn. Nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một thái tử nhỏ nhoi. Hiện tại không ngờ Lôi Duẫn Cung lại muốn làm thái sư. Khi Lương Quan Khánh từ trong cung đi ra, ý nghĩa nụ cười của gã càng rõ nét.
Gã trong lòng đang nói:
- Đúng như lời thiếu niên kia nói. Ăn mày mà còn đòi xôi gấc.
Tuy nhiên hiện tại gã cũng không nói những lời này với người khác bởi vì gã muốn dựa vào ảnh hưởng của Lôi Duẫn Cung để sai khiến người khác.
Khi gã đi ra ngoài, trong cung đột nhiên tuyên bố rất nhiều thánh chỉ.
Thánh chỉ thứ nhất là ra lệnh cho Tào Vĩ mang theo cấm quân đến Tung Sơn đi tróc nã dấu vết của nơi nào có đạo tặc tà giáo.
Tuy nhiên tin tức này cũng nhanh chóng rơi vào tay Lưu Nga. Lúc ấy Lưu Nga cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Thạch Kiên thông qua miêu tả của Sa Giới, phán đoán ra nơi ở của bọn đạo tặc. Chỗ ở của bọn chúng ở thung lũng cách kinh thành không xa, đã từng phái cấm quân xuất hiện tại thung lũng này mà kiểm tra vài ngọn núi xung quanh. Chuyện này cũng chỉ có Lưu Nga, Triệu Trinh, Tiết Khuê, Dương Văn Quảng và Tào Vĩ biết. Chính là Tào, Dương hai người hay là bởi vì Thạch Kiên phải điều động cấm quân mà họ tin tưởng thì lúc này mới lộ ra. Đương nhiên đạo thánh chỉ này Lưu Nga truyền đạt đã không có tác dụng vì Lưu Nga đã ra ngoài cung. Nàng làm sao có thể hạ thánh chỉ này được. Đó chính là Lôi Duẫn Cung soán chỉ. Điều này cũng xuất phát từ mong muốn của Thạch Kiên. Bởi vì trong triều hiện nay, tất cả ý chỉ đều do Lôi Duẫn Cung và tay chân thân tín của gã truyền đạt lại. Nếu gã có dã tâm giả tạo ra ngọc tỷ thì mới có thể soán chỉ. Còn không sẽ khiến cho các đại thần hoài nghi. Nhưng gã làm sao mà biết được Lưu Nga và Thạch Kiên đang âm thầm điều tra mà hành sự?
Lúc này nàng nghĩ đến lời Thạch Kiên nói:
- Thái hậu. Không phải là vi thần muốn mạo phạm tiên hoàng. Chỉ có điều đây là một tổ chức lớn mạnh, hiện tại chẳng qua là một góc của tảng băng nhưng cũng đã khiến cho người khác phải giật mình. Vi thần nghĩ đây chỉ là bộ đầu tiên của thiên long bát bộ. Chỉ sợ là chúng cũng trà trộn vào quan viên trong triều hoặc là thái giám trong cung. Ngoài ra còn có Bồ tát cũng có một địa vị không nhỏ trong xã hội. Hơn nữa bọn chúng làm việc rất độc ác. Nếu không nhân cơ hội này thì rất khó một lưới bắt hết cả bọn.
Lúc này nàng cũng cho rằng trong cấm quân còn có người của bọn chúng. Hơn nữa chức quan cũng không phải là thấp. Lấy địa vị Lôi Duẫn Cung lúc này thì không cần kết giao với tổ chức này. Cũng không cần tìm hiểu tin tức này làm chi. Đương nhiên, nếu gã làm việc gây rối, rất có thể đã liên hệ với bọn chúng hoặc là bọn chúng liên hệ với Lôi Duẫn Cung. Tất cả lúc này mới tìm cớ đẩy Tào Vĩ ra khỏi kinh mà không có chút nghi ngờ.
Điều này càng làm cho nàng thêm lo lắng
Nàng lại hỏi:
- Thạch đại nhân hiện tại đang làm gì?
Người áo đen đáp:
- Khởi bẩm Thái hậu. Thạch đại nhân đang cùng Anh Phi của Bát vương gia và Triệu Dung quận chúa đang nghiên cứu một loại nhạc khí tân kỳ.
- Chà! Cũng cảm ơn hắn đã tạo nên một làn gió mới.
Lưu Nga lúc này mới yên lòng. Tuy rằng trải qua việc thiếu niên này đã bố trí tinh vi, thậm chí dời ngày an táng tiên đế có thể khiến cho trong cung đẫm máu nhưng nhờ đó mà Đại Tống về sau được yên bình. Cũng là đảm bảo cho sinh mạng của mình và Triệu Trinh được an toàn, Lưu Nga không hài lòng việc hắn làm như vậy, không báo cáo trước cho mình. Nhưng nhìn đến việc Lôi Duẫn Cung to gan đến nỗi thánh chỉ cũng giả mạo thì trong lòng lại lo lắng. Hiện tại, nghe nói Thạch Kiên đang có tâm tư chơi đàn, biết hắn có sự tính toán kĩ càng từ trước thì nàng mới yên tâm một chút.
Chỉ có điều Dương Văn Quảng nghe nàng khích lệ xong thì trong lòng cũng lo lắng cho Thạch Kiên. Lúc Chân Tông bị Khấu Chuẩn bức đến tiền tuyến, khi đó Liêu quốc đại quân đang nguy cấp. Chân Tông cũng sợ chết. Ngài cũng phái người đi xem Khấu Chuẩn đang làm cái gì. Người kia trở về đáp, Khấu Chuẩn đang uống rượu với các tướng sĩ. Chính vì cao hứng mà Chân Tông mới an tâm. Ngài cũng nói lời tạ ơn linh tinh. Nhưng sau này Khấu Chuẩn bị Vương Khâm ám hại khiến Chân Tông nghi ngờ. Kỳ thật, giống như Thạch Kiên, Dương gia cũng có cảm tình với Khấu Chuẩn sâu nặng. Lúc trước Dương Lục Lang bị các vị đại thần dèm pha, Khấu Chuẩn đã lên tiếng bênh vực Dương Lục Lang. Hiện tại bệnh tình của Khấu Chuẩn thật sự nghiêm trọng, tốc độ phản xạ rất chậm nhưng vì an toàn của ông ấy mà Dương gia phải bí mật phái người bảo vệ Khấu Chuẩn.
Theo sau là hàng loạt tin tức ùn ùn kéo đến. Đầu tiên là tướng lãnh cấm quân trong triều đình bị Lôi Duẫn Cung giả truyền thánh chỉ điều ra khỏi kinh thành. Sau đó một số tướng lãnh cấm quân khác tới hoàng cung, đóng quân tại đó thay cho các tướng lãnh đã đi. Nghe được tin tức này, Lưu Nga cảm thấy hoảng sợ. Nàng không biết bây giờ Thạch Kiên đã bố trí như thế nào. Hiện tại Lôi Duẫn Cung đang sắp đặt kỹ càng. Toàn bộ kinh thành đều bỏ trống hoặc là do thân tín của gã khống chế. Thạch Kiên sẽ sử dụng phương pháp nào để cứu vãn cục diện đây?
Điều nàng lo lắng nhất chính là Dương Văn Quảng cũng nhận được thánh chỉ giả điều gã ra khỏi kinh thành. Cứ như vậy, việc bố trí nàng và Triệu Trinh đến Dương gia tránh lánh nạn này cũng là vô nghĩa.
Lúc này người áo đen lại mang đến một tin tức, thong báo là Thạch Kiên đang ở trên xe ngựa đi về hướng hoàng cung.
Kỳ thật, không chỉ Lưu Nga mà chính Thạch Kiên cũng sớm bố trí thám tử, biết được những hành động điều động người của Lôi Duẫn Cung.
Tuy nhiên, hắn không cảm thấy sợ hãi, cứ dựa theo kế hoạch đã được vạch ra, bước lên xe ngựa, đi thẳng đến hoàng cung.
Tuy rằng trời cũng đã chạng vạng nhưng mưa vẫn không ngớt. Đường phố hai bên đường thưa thớt người qua lại. Tuy nhiên vẫn có hai ba người mặc áo tơi hoặc che dù. Trời càng lúc càng tối. Con đường đông đúc nhất của kinh thành cũng trở nên vắng tanh, chỉ có một ngọn đèn nhỏ lóe chút ánh sáng dưới màn mưa. Xa xa chính là hoàng cung. Cửa hoàng thành to lớn dưới bóng hoàng hôn giống như một bóng dáng sừng sững của một con quái vật đen tuyền.
Ở nơi này, hắn sẽ chỉ huy trận chiến đấu nhưng thật sự ai sẽ là người có thể chiến thắng. Hiện tại bây giờ không ai có thể dự đoán được
Lúc này ở Đinh phủ đang rất náo nhiệt. Hôm nay là lễ mừng thọ mẫu thân Đinh Vị. Kỳ thật đây cũng chỉ là một lễ mừng thọ nhỏ, theo lý không cần phải phô trương. Thế nhưng Đinh Vị vẫn làm làm rất hoành tráng.
Rất nhiều quan viên biết rõ Đinh Vị cố ý làm như vậy. Thạch Kiên tại triều cũng nhiều lần làm gã khó xử. Hiện tại, Đinh Vị tổ chức lễ mừng thọ này là để chọc tức Thạch Kiên. Lúc trước gã dọa bà nội, thân nhân duy nhất của Thạch Kiên chết. Bây giờ, nhà Thạch Kiên không còn ai thì Đinh Vị lại tổ chức tiệc thật lớn cho mẫu thân của gã. Không ngờ có không ít quan viên đến chúc mừng thượng thọ cho thân mẫu Đinh Vị khiến cho trong phủ của gã tiếng nịnh hót vang lên không ngừng.
Điều làm người khác ngạc nhiên nhất là còn có phế Thái tử, con thứ hai của Sở Vương Nguyên Tá là Duẫn Ngôn. Sau khi Nhân Tông lên ngôi hắn cáo ốm không vào triều. Vài lần tỏ ra vô lễ, ca ca của gã Duẫn Thăng đã khuyên nhủ vài lần nhưng gã vẫn không nghe. Vốn quan chức của gã là Tả Truân Vệ tướng quân nên Lưu Nga nghe được lời nói và việc làm của gã từ dưới hàng những tướng quân dưới trướng của gã. Nghe tên người tới viếng, thần sắc trên mặt Đinh Vị thay đổi nhưng cuối cùng vẫn tiếp kiến Duẫn Ngôn. Duẫn Ngôn ở phủ Đinh Vị tiếp chuyện với gã thật lâu. Kỳ thật thì cũng là nói đến chuyện triều chính hiện tại không ngờ lại lọt vào tay một người đàn bà. Vua lại còn nhỏ tuổi đặc biệt bà ta còn luôn nghe theo một thiếu niên mới có mười mấy tuổi. Lúc này Duẫn Ngôn muốn Đinh Vị khống chế triều đình. Gã nói rất rõ ràng nhưng Đinh Vị làm bộ như không hiểu nên gã mới ngượng ngùng xin cáo lui. Đinh Vị đã đích thân tiễn gã ra đến cửa.
Sau đó Đinh Vị nói với quản gia:
- Về sau, nếu người này đến thăm hỏi, bất luận ta có ở nhà hay không cũng đều nói là ta đã đi vắng.
Đinh Vị trở lại phòng khách nói với các viên quan khác:
- Người này là công tử của Sở Vương. Ngài ấy đến chơi nên lão phu không thể không tiếp. Những lời ngài ấy nói lúc nãy, quả thực là vô lễ cực kỳ. Nhưng vì sự an bình của triều đình nên không cần phải để lọt tới tai Thái hậu và Hoàng thượng.
Các đại thần này có thể nói là thân tín của Đinh Vị. Bọn họ tự nhiên hiểu được dụng ý của gã. Vừa rồi, những lời này có thể nói là ngầm chứa ý đồ đại nghịch bất đạo nhưng hắn lại không giống người cha thần kinh của hắn lại không nói thẳng ra nên không thể buộc tội được.. Phương thức xử lý tốt nhất cho chuyện này là nhiều chuyện không bằng ít đi một chuyện. Bọn họ toàn bộ đều gật đầu.
Đinh Vị lúc này mới nói:
- Buồn cười nhất là ngài ấy không biết rõ tình thế. Cái tên tiểu tử Thạch thị lang kia được trọng dụng nên cho rằng lão phu về sau bị thất thế. Tuy nhiên thực ra thì điều này cho thấy Thái hậu vẫn tiếp tục sử dụng lão phu.