Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 189: Thành máu - loài chó trung thành.
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
Trong bốn ngày tấn công, tính ra có gần một vạn quân tinh nhuệ của Nguyên Hạo bị bỏ mạng. Quân Tống thì tổn thất càng nặng hơn, đội quân chính quy chỉ còn lại không được một nửa, vô số anh em chiến hữu đã bỏ mạng. Dân chúng trong thành vì gia nhập quân đội mà rất nhiều người bị mất đi người thân. Hai bên gần như rơi vào tình trạng “không đội trời chung”.
Ngày thứ năm, để đề phòng quân Tây Hạ lại mai phục lần nữa, đám quân Uy Đức cách Duyên Châu không xa cứ đủng đà đủng đỉnh trên đường tiến về Duyên Châu. Lúc này Nguyên Hạo được tin thì lập tức phái một đội thiết kỵ tinh nhuệ đi tấn công đội viện quân này. Không tới thời gian nửa ngày, bảy nghìn quân chi viện này đã bị đánh bại. Điều đó khiến quân Tuy Đức theo sau không còn gan tới gần thành Duyên Châu nữa. Khi đội quân thiết kỵ của Nguyên Hạo đem đầu quân Tống tới thành Duyên Châu thì cuối cùng cũng khiến sĩ khí của binh lính trong thành bị hạ xuống.
Ngày thứ sáu, quân Khánh Thành, Thanh Bình, Vĩnh Hưng …cũng kéo tới nơi, nhưng đám quân này bị thất bại của quân Uy Đức khiến cho sợ hãi, kẻ nào cũng co mình lại, không dám tới gần thành Duyên Châu. Đương nhiên hiện giờ bốn cửa thành đã bị phong tỏa nên cũng không biết đội quân chi viện đang ở ngay trước mắt.
Nhá nhem tối, trải qua một ngày chiến đấu gian khổ, cuối cùng Nguyên Hạo cũng chiếm được thành Duyên Châu. Nhưng vì phải phá đống bùn đất vít ở cửa thành nên khi quân của Nguyên Hạo vào được trong thành thì trời đã tối. Vào trong thành, Nguyên Hạo thấy trong thành không có lấy một bóng người, nhưng lại thấy một ngôi thành nhỏ do người Tống dựng lên. Lúc đó Nguyên Hạo còn tưởng toàn bộ bách tính trong thành đã vào trong ngôi thành nhỏ đó. Đối mặt với bức tường thành cao chưa tới năm thước nà càng không thèm cảnh giác. thế nhưng không ngờ lần tấn công này lại gây lên thương tổn lớn cho y.
Khi đội quân Tây Hạ đã tập trung quang ngôi thành nhỏ này thì bỗng có một tiếng nổ kinh thiên động địa vang lên.
Đây chính là “Địa lôi chiến” do Chu Lịch nghĩ ra. Vì Thạch Kiên sáng chế ra loại thuốc nổ có tính ổn định này nhất định cần phải có một hoàn cảnh thích hợp mới phát huy được tác dụng của nó. Vì sửa đường mà triều đình đã chứa rất nhiều thuốc nổ ở thành Duyên Châu. Trong ba ngày qua, Phạm Ung đã lệnh cho dân trong thành, ban đêm đào đất, ban ngày dựng thành nhỏ, đồng thời rải thuốc nổ xung quanh thành nhỏ. Đây là vì bọn họ còn chưa am hiểu về loại thuốc nổ này, nếu không chỉ cần đợi thêm một lát, khi dụ được tất cả quân Tây Hạ tới đó thì thắng lợi sẽ còn lớn hơn nhiều. Nhưng chỉ cần như thế này cũng đã khiến bảy tám nghìn tên Tây Hạ mất mạng trong tức khắc.
Nghe tin tổn thất, Nguyên Hạo vô cùng đau lòng. Y nổi giận đùng đùng, hạ lệnh tấn công thành một lần nữa. Nhưng sau khi bọn chúng tiến tới thành nhỏ thì vẫn không trông thấy một người nào. Ngay cả Nguyên Hạo cũng cảm thấy kỳ lạ và rồi cảnh tượng mà cả đời này y cũng không thể quên được đã xảy ra.
Chỉ cần một tên binh sĩ nào đó của y đơn độc tiến lên thì ngay lập tức sẽ có người đứng ở góc phòng bắn tên ra hoặc trực tiếp xông ra công kích. Nhưng khi phần lớn binh sĩ xông tới thì ngay cả một bóng người cũng không trông thấy nữa.
Hơn nữa những binh sĩ tuần tra của y không ngừng rơi xuống hố mà người Tống đã đào. Những cái hố đó được nguỵ trang hoàn hảo, dưới hố lại được cắm đầy những thanh trúc vót nhọn. Những thanh trúc nhọn này không khiến binh sĩ tử vong nhưng lại có thể làm họ bị thương.
Lúc này Nguyên Hạo mới biết người Tống đào hầm trong thành và trốn vào đó. Chỉ có như thế thì mới không trông thấy một bóng người nào. Thế là y lệnh cho binh sĩ truy tìm đường hầm ở những nơi khả nghi suốt một đêm. Thế nhưng những căn hầm này lại được thông với nhau. Khi binh sĩ của Nguyên Hạo tìm được một căn hầm thì không biết người trốn trong đó đã chạy đi đâu. Hơn nữa những căn hầm này cũng không rộng lắm, đám quân Tây Hạ muốn vào tìm người thì phải vào từng người từng người một nên tên nào vào thì chết tên đó. Nếu muốn dùng cỏ khô đốt ở cửa hầm để buộc bọn họ ra ngoài thì họ chỉ cần dùng chút bùn để vít lỗ khói lại là được.
Trông thấy tình huống thế này, Nguyên Hạo không thể không áp dụng phương pháp thô bạo nhất. Vì người Tống đào những căn hầm này rất gấp gáp nên không đào được sâu. Nguyên Hạo đào chiến trong Duyên Châu sau đó đào một số chiến hào nữa, rồi lại đào một số hầm trú ẩn nhỏ, khiến cho các thông lộ bị gián đoạn. Làm như thế cũng đạt được hiệu quả, không ngừng có người Tống bị tìm ra rồi bị quân Tây Hạ giết hại. Nhưng thành Duyên Châu lớn như thế, tốc độ của bọn chúng lại rất chậm chạp, mặt khác vì sự thô bạo của bọn Tây Hạ khiến bách tính trong thành càng phản kháng quyết liệt. Trong đêm đó, có vô số người Tây Hạ bị người Tống lợi dụng đêm tối giết chết.
Mãi tới khi trời sáng, không còn bóng đêm nữa thì hiện tượng này mới ít dần đi. Nhưng thời gian dành cho Nguyên Hạo cũng không còn nhiều nữa.
xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Ngày thứ bảy, Phạm Trọng Yêm lúc này đã đi thuyền nhanh tới được Đồng Quan. Ông cũng đang lo lắng cho Duyên Châu, thông qua ngựa truyền tin nhanh, ông lệnh cho Hạ Tủng tập trung tất cả kỵ binh Kính Châu cấp bách tới cứu viện cho Duyên Châu. Lúc này tuy Hạ Tủng sợ chết hơn bất kỳ một kẻ nào hết, nhưng là một kẻ theo “chủ nghĩa cơ hội”, gã cũng nhanh chóng phát giác, trải qua bao nhiêu ngày như thế, chắc chắn binh sĩ của Nguyên Hạo cũng mất dần sĩ khí. Thế là gã quyết định dẫn ba vạn kỵ binh gấp rút tới cứu viện Duyên Châu. Đồng thời Phạm Trọng Yêm lại ra một mệnh lệnh khác, lệnh cho quân cứu viện ở Tuy Đức bất kể thắng bại thế nào, lập tức lên đường tới cứu viện Duyên Châu, nếu không sẽ bị xử lý theo quân pháp. Như thế mới khiến năm vạn binh Tống đang ở cách Duyên Châu tám mươi dặm tiến về Duyên Châu một cách không tình nguyện.
Nguyên Hạo nhận được tin này thì vô cùng thất vọng. Hiện giờ trong thành không an toàn, cũng không có cách nào để giữ thành này nữa. Tuy y không sợ năm vạn binh Tống này, nhưng hiện giờ binh sĩ của y bị đày đọa suốt cả ngày hôm qua vẫn chưa được nghỉ ngơi. So với đám quân Tống này thì sức chiến đấu cũng chẳng hơn chút nào. Hơn nữa ba vạn kỵ binh của Hạ Tủng sắp đuổi tới nơi, y không thể không rút khỏi thành Duyên Châu trước khi quân Tống tới.
Thế nhưng để trút hận, y phóng hỏa đốt hết tất cả các ngôi nhà trong thành Duyên Châu. Trên đường rút quân còn tiện tay giết chết hết tất cả những người Hán, người Thổ Phiên, người Khương và cả người Đảng Hạng mà y gặp. Ngoài ra y còn cướp hết toàn bộ tài sản của họ. Đám quân Tuy Đức phía sau y vì lo sợ uy thế của y nên cũng không dám ngăn chặn. Lần phóng hỏa này khiến gần ba vạn bách tính Đại Tống bị chết. Lưu Nga nghe được tin này thì vô cùng tức giận, bà hạ lệnh cắt chức của tất cả những tướng lĩnh Tuy Đức tới cứu viện .
Vì nhà cửa ở Duyên Châu phần lớn được xây dựng bằng đá, rất ít nhà dựng bằng gỗ nên lần phóng hỏa đó của Nguyên Hạo không khiến lửa lan ra nhiều vùng. Tuy già nửa số nhà cửa cũng bị thiêu hủy, nhưng nghe tin quân Tây Hạ đã rút lui nên toàn bộ những bách tính trốn dưới hầm đã nhanh chóng xông ra dập lửa. Chỉ là lúc kiểm soát nhà cửa thì binh sĩ Tống triều và dân chúng lại bị ba con chó chắn đường.
Biết được tin này, Chu Lịch, Phạm Ung, Đinh Mão và cả Chu Sỉ lập tức chạy tới.
Bọn họ trông thấy đây là những con ngao (loài chó cao hơn bốn thước) do một dân du mục nuôi dưỡng. Loài chó này rất hung dữ và cũng rất trung thành, cũng là loài vật người du mục yêu thích nhất. Hiện giờ trông thấy cảnh tượng trước mắt, bọn họ mới hiểu thế nào là “loài chó trung thành”.
Hộ dân du mục này có lẽ cũng bị quân Tây Hạ dùng cách khoanh giếng tìm ra, cả nhà có bảy người đều bị giết hại. Hơn nữa máu tươi cũng không ngừng chảy trên thi thể của gia đình người du mục này chứng tỏ họ mới bị giết cách đó không lâu. Có lẽ vì bảo vệ chủ nhân nên những con chó này cũng đã tham gia chiến đấu, trong đó còn có một con bị quân Tây Hạ chém bảy tám nhát nhưng nó vẫn cắn chặt một tên binh sĩ Tây Hạ không buông. Có lẽ vì rút lui nên Nguyên Hạo không xử lý thi thể của đám người Tây Hạ. Cả bốn con chó cũng bị thương, trên mình chúng cũng chảy rất nhiều máu. Có lẽ vì bảo vệ chó con nên một con chó mẹ bị thương nặng nhất, nó nằm bất động trên đất nhưng vẫn nhìn về phía binh sĩ vừa tới và phát ra những tiếng gầm gừ. Ba con chó khác thì không màng thương tích của mình, chúng đứng quanh thi thể của gia đình này và không cho binh sĩ tới gần những thi thể đó.
Nhưng khi trông thấy Đinh Mão, con chó mẹ này bò tới người Đinh Mão, nó kêu lên hai tiếng rồi kéo Đinh Mão tới trước ba con chó con, nó hướng về mấy con chó nhỏ đó kêu lên vài tiếng. Nói cũng lạ, mấy con chó nhỏ đó lập tức vây quanh Đinh Mão. Lúc này chó mẹ mới ẳng lên mấy tiếng thê thảm rồi chết bên chủ của nó. Đồng thời ba con chó nhỏ cũng kêu lên ầm ĩ, tiếng kêu vừa như tiếc thương lại vừa như oán trách.
Trông thấy mấy con chó này đều trung thành với chủ như thế, đám người này cũng lặng im không nói gì.
Lúc còn nhỏ Đinh Mão rất tinh nghịch. Sau đó đi theo Thạch Kiên thì dần dần cũng học được cách chín chắn hơn. Đặc biệt là cảnh tượng thê lương trong trận chiến này, có vô số bách tính chỉ vì một lời của cậu mà tham gia quân đội rồi bị bỏ mạng thì càng khiến cậu trở nên lạnh lùng như một núi băng. Thế nhưng lúc này đây, cậu ta nước mắt rưng rưng.