Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 198 : Kịch nói

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 4: Khói buồn sa mạc
Chương 198: Kịch nói


Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm





Thạch Kiên biết tiểu hài tử này vẫn còn lẫn lộn mơ hồ không hiểu chuyện, nói cũng không thể hiểu ra được. Hắn nói:
- Hay là ngươi mời quản gia nhà ngươi đến đây nói chuyện với ta. Bởi vì đường xá xa xôi ta chỉ có thể trợ giúp hữu hạn, hơn nữa phải một thời gian rất lâu nữa mới có thể giúp được.

Tiểu Lolita biết có điểm khác biệt trong cách nói đó của hắn. Nhưng dù sao tiểu thánh nhân cũng đã đáp ứng, nàng vô cùng vui mừng đến nỗi nhảy lên rồi mới xin cáo từ.

Thạch Kiên nhìn bóng dáng hoạt bát của nàng đi khỏi mà liên tục lắc đầu. Đây là thế nào chứ? Ngay lúc đó Triệu Dung bám lấy bên tai hắn nói:


- Vốn hôm nay ta định dành thời gian ở lại với ngươi lâu hơn, nhưng giờ ngươi khiến bản Quận chúa không chịu nổi.

Nói xong thì véo vào người hắn một cái rồi rời khỏi Thạch phủ.

Sau đó Tào Vĩ lại đến hỏi hắn dùng phương pháp gì mà đánh giặc không cần tiêu tiền nhưng cũng bị Thạch Kiên từ chối trả lời. Không phải Thạch Kiên không muốn nói mà khoảng cách từ giờ đến lúc đó vẫn còn rất dài. Hắn không muốn có tin gì truyền ra ngoài, nếu không đến lúc đó còn chưa có thực thi đã bị ngoại bang làm hỏng.

Buổi tối Dương lão gia kia đi tới nhà hắn. Ông ta và Thạch Kiên nói chuyện rất lâu. Người khác không biết hai người nói gì nhưng lão nhân đó khi đi khỏi thì trên mặt rất vui vẻ. Tin tức này cũng truyền đến tai đám người Lữ Di Giản khiến cho các đại thần đều không hiểu chủ tớ họ vào Tống triều là có mục đích gì. Bọn họ cũng không biết Thạch Kiên có thật sự muốn giúp mấy người đó thật hay không?

Tin tức Thạch Kiên trở về giống như mọc cánh nhanh chóng truyền ra khắp kinh thành. Dân chúng trong kinh thành về chính trị cũng rất nhạy bén. Tuy rằng triều đình không công khai chiến sự Tây Bắc nhưng bọn họ ít nhiều cũng biết được, hơn nữa Liêu quốc tập trung đại quân ở biên giới Hà Bắc họ cũng biết một chút. Mấy ngày nay dân chúng kinh thành thấp thỏm lo âu, bọn họ không khỏi nghĩ tới hai mươi năm trước Liêu quốc đánh tới Thiền Châu, chỉ cách kinh thành một khoảng. Hơn nữa bọn họ cũng thấy cảnh tượng các quan viên vội vàng trên mặt ai cũng lộ vẻ lo lắng.

Nhưng hiện tại thiếu niên này đã về kinh, bọn họ thấy các quan viên trên mặt đã không còn lo lắng, họ cũng không phải kẻ ngốc, đều đoán được thiếu niên thần kì kia chắc hẳn đã đưa ra được mưu kế gì đó. Có rất nhiều người đi vào cửa Thạch phủ lặng lẽ nhìn vào bên trong nhưng liền hai hôm nay Thạch Kiên không ra ngoài. Tới ngày thứ ba có người trong Thạch gia đi ra chiêu mộ một trăm nữ đồng mười tuổi, nói là biểu diễn gì đó. Nếu là người khác sẽ khiến dân chúng lo lắng nhưng Thạch Kiên chiêu mộ thì lập tức hưởng ứng. Không đến nửa ngày đã triệu tập được một trăm nữ đồng mười tuổi nhưng vẫn còn có người đem nữ nhi trong nhà đưa đến Thạch phủ.

Tới ngày thứ tư trong Thạch phủ truyền ra tiếng hát dễ nghe. Tiếng hát này với thanh lâu ca xướng không giống nhau. Ngược lại có phần giống với khi Thạch Kiên cầu nguyện.

Tới ngày thứ năm, Tân nhất kỳ báo phát hành lập tức khiến mọi người tranh nhau mua. Hóa ra tờ báo này không có nội dung khác, cả quảng cáo cũng không có, toàn bộ chỉ đăng về chiến sự Tây Bắc vừa rồi, cả việc Lý Sĩ Bân, Lưu Thạch, Uy Đức Quân thảm bại cũng đều được viết ra. Đầu tiên là có căn cứ sau lại suy diễn nói Nguyên Hạo ở thành Duyên Châu một ngày mà như ở trong ngục. Khi đó đại quân của Nguyên Hạo rút lui bọn họ lại quyết truy sát, chẳng những khiến Nguyên Hạo giết hại nhiều bình dân như vậy mà còn khiến một nhánh bộ đội bị tiêu diệt. Đương nhiên điều này báo chí không có viết ra.

Đây là chủ ý của Thạch Kiên. Khi Thạch Kiên đề xuất rất nhiều đại thần đã phản đối. Thạch Kiên nói đây là làm cho bọn họ biết thế nào là sỉ nhục, bằng không về sau gặp phải tình huống tượng tự như vậy sẽ lại bị kẻ địch làm cho khiếp nhược. Còn một số lão nho viện đến thể diện triều đình khuyên cản nhưng Thạch Kiên tức giận vung tay lên nói:
- Ta vào kinh đã nói rõ ràng, về chuyện Tây Bắc trước khi tiêu diệt được Lý thị chỉ nghe một loại thanh âm. Nếu ngươi cho rằng bản quan làm không đúng vậy thì ngươi thay bản quan làm đi.

Sau câu nói đó thì toàn bộ lão nho bị dọa đến không dám lên tiếng. Bọn họ còn muốn sống lâu hai năm nữa. Đi Tây Bắc à. Mình làm gì có bản lĩnh là đấu cùng bọn phiền tử đó.

Tiếp theo tờ báo còn viết về việc Nguyên Hạo hung ác giết hại bình dân, đem tất cả mấy vạn tên người dân vô tội bị chúng sát hại ra. Vừa đúng thời điểm Tây Hạ phái người đến Tống triều đòi giao Sơn Ngộ Duy Lượng, thấy danh sách này, lại còn có danh sách hơn hai ngàn thường dân Đảng Hạng cũng bị Nguyên Hạo giết hại trong đợt này thì bọn họ cũng đuối lý, chỉ cãi lại được hai câu rồi ỉu xỉu trở về.

Đối với việc binh lính của Lưu Thạch cùng tướng sĩ và dân chúng thành Duyên Châu chiến đấu anh dũng, gặp cường địch vẫn ngoan cường chống cự tạo nên một thiên anh hùng ca tráng lệ cũng được báo chí viết lại.

Quả nhiên tờ báo này xuất bản ra không những không khiến dân chúng Tống triều mất tinh thần mà ngược lại còn khiến vô số người dân hiến tặng vật tư tiền của cho triều đình để thêm vào tiền tuất cho Lưu Thạch cùng các tướng sĩ thành Duyên Châu đã hy sinh. Trong đó có Giang Cập người đã thành lập liên minh hàng hải quyên góp đến hai trăm triệu lượng bạc khiến Lưu Nga và Triệu Trinh đều choáng váng. Triệu Trinh liền hỏi Lưu Nga:
- Khi nào mà người dân của chúng ta lại thành có nhiều tiền như vậy?

Trong bầu không khí này, đến ngày thứ tám Chu Sỉ cùng năm tiểu tướng khác đã dẫn theo mấy ngàn binh lính thương tật tiến về kinh thành. Bọn họ liền nhận được sự chào mừng nhiệt liệt, vô số bậc trưởng lão còn đến hỏi thăm họ. Điều này khiến có thương binh cảm động nước mắt chảy dài. Nếu có khả năng bọn họ còn muốn lập tức trở lại biên cảnh chiến đấu cùng quân Tây Hạ lần nữa. Đặc biệt là Chu Sỉ cùng năm tiểu tướng quân còn được rất nhiều tiểu cô nương vây quanh tặng đồ, đương nhiên trong các đồ được tặng đó có cả khăn hương các loại. Mấy tiểu tử kia lớn nhất là Chu Sỉ cũng mới chỉ có mười chín tuổi, còn lại đều mười lăm mười sáu, nhìn thấy đám thiếu nữ nhiệt tình đó thì mặt đều đỏ ửng.

Ngoài ra trong đám người trở về còn có ba con chó ngao Tây Tạng. Qua báo chí mọi người cũng đã biết câu chuyện về ba con chó ngao Tây Tạng này cùng với bố mẹ của chúng. Đây chính là ba con chó trung thành, tận tâm và có tình nghĩa. Có người còn đem cho chúng thịt dê thịt bò nhưng chúng đều kiêu ngạo không thèm nhìn đến mà cứ chăm chăm đi theo sau Đinh Mão. Điều này càng khiến cho mọi người thích thú bàn luận.

Nói chung những việc xảy ra ở cổng thành này đều do người dân trong kinh thành tự tổ chức. Nhưng niềm vui lớn hơn nữa còn ở phía sau. Bọn họ vào trong thành thì liền bị mọi người dẫn đến quảng trường phía trước Hoàng cung.

Bọn họ nhìn thấy quảng trường rộng lớn này từ sớm đã có rất nhiều người. Có cả tướng sĩ trong kinh thành nghe tin Thạch Kiên để chào mừng tướng sĩ Duyên Châu mà đã chuẩn bị một màn biểu diễn. Xung quanh còn có rất nhiều dân chúng đến xem. Những người này khiến quảng trường chật cứng. Tuy nhiên phía trước vẫn còn để lại một khoảng trống lớn bày rất nhiều ghế dựa nhưng chưa có ai ngồi, phía sau còn có binh lính đứng gác. Ở phía trước các hàng ghế là một sâu khấu lớn treo rất nhiều cờ, phía trước cũng treo một tấm màn, chỉ có điều tất cả đều có màu đỏ giống như máu tươi, bay phần phật trong gió. Sân khấu được tạo dựng rất lớn nhưng đều chỉ được tạo thành từ bông vải.

Đám người Chu Sỉ không biết đây là thứ gì nhưng trên đường cũng được các quan viên hỏi thăm nên họ cũng đoán chắc không phải chuyện gì xấu.

Bọn họ đã được dẫn tới phía trước sân khấu, sau khi ổn định chỗ ngồi thì màn sân khấu cũng chậm rãi được kéo xuống.

Hóa ra đây là kịch nói hiện đại mà Thạch Kiên đã dàn dựng mấy ngày hôm nay.

Câu chuyện kể rằng trong một thôn nhỏ ngoài thành Duyên Châu có một đôi nam nữ từ nhỏ lớn lên cùng nhau. Hai người đều thích nhau. Lúc này Thạch Kiên dùng từ úp úp mở mở. Những người ở đây ban ngày cùng làm việc, cùng nghỉ ngơi. Ngoại trừ người Hán còn có người Đảng Hạng, người Phiên, người Hồi Cốt quan hệ bình thường đều rất tốt, luôn hòa thuận với nhau, còn thường xuyên mở hội chung vui. Tóm lại là diễn lại chuyện xưa khiến mọi người đều cảm thấy ấm áp. Nhưng bỗng nhiên một ngày Nguyên Hạo đem đại quân tiến đến, lại nhằm đúng thôn nhỏ này giết hại người vô tội, hơn nữa còn cưỡng bức cô gái kia đến chết. Cha mẹ của chàng trai đó cũng bị sát hại, anh ta muốn trả thù nhưng bị cha cô gái ôm lấy rồi hai người họ chạy trốn tới thành Duyên Châu. Sau đó Nguyên Hạo lại tấn công thành Duyên Châu. Một già một trẻ bọn họ lại dũng cảm gia nhập quân đội. Cha cô gái trên thành giết được ba tên địch thì cũng anh dũng hy sinh. Chàng trai vẫn kiên trì chiến đấu cho đến khi Nguyên Hạo rời khỏi Duyên Châu mới đem thi thể ông lão trở về thôn nhỏ. Nhưng thôn xóm bây giờ không còn vui vẻ như xưa nữa. Hóa ra cả thôn có hơn hai trăm người nhưng may mắn chạy thoát được còn không đến một phần mười. Nhà cửa toàn bộ bị binh lính của Nguyên Hạo đốt sạch. Thi thể cô gái kia vẫn còn nhưng đã bốc mùi. Chàng trai đem thi thể thân nhân chôn trong rừng cây rồi cất tiếng khóc lớn.
Lúc này màn sân khấu lại rơi xuống. Hơn một trăm tiểu cô nương mặc đồ trắng đi ra, giống như thiên thần cất tiếng hát:

- Tưởng khởi lai thị na yêu diêu viễn. Phảng phật đô dĩ thị tòng tiền. Na bất tằng phác diệt đích mộng huyễn. Y nhiên ẩn tàng tại tâm gian. Thị thùy tại mặc mặc đích hô hoán? Kích khởi liễu tâm trung đích ba lan. Dã hứa hoàn tòng vị cảm giác. Ngã môn dĩ kinh tẩu cá tạc thiên. Nhất niên hựu nhất niên. Ngã môn tẩu hướng minh thiên. ..
( Nhớ tới thì đã cách xa. Dường như tất cả đã là dĩ vãng. Vậy mà chưa từng dập tắt mộng tưởng. Vẫn như xưa giấu trong trái tim. Là ai đang lặng lẽ kêu gọi? Khơi dậy trong lòng cơn sóng. Có lẽ cảm giác chưa bao giờ có được. Chúng ta đã đi qua ngày hôm qua. Một năm lại một năm nữa. Chúng ta cùng hướng đến ngày mai…)

- Đương ngã tẩu quá nhĩ đích thân biên. Ngã nguyện đái tẩu nhĩ đích tiếu kiểm. Tâm trung một hữu nhất điểm âm vân. Dương quang biến đích canh gia tiên diễm. Hi vọng hội hữu na yêu nhất thiên. Tái dã một hữu nhãn lệ cừu oán. Tái dã một hữu lưu huyết ly tán. Cộng hữu nhất cá mỹ lệ đích gia viên. Nhất niên hựu nhất niên…
(Khi ta đi qua cạnh ngươi, ta nguyện mang đến nụ cười cho ngươi. Trong lòng không còn mây đen u ám, ánh mặt trời càng thêm rực rỡ. Hy vọng sẽ có một ngày như vậy, không còn nước mắt hận thù, không còn đổ máu chia ly, lại có một gia viên xinh đẹp. Một năm lại một năm nữa…)

- Thái dương tại bất đình đích toàn chuyển. Tự cổ tựu một hữu cải biến. Vũ trụ na vô biên đích tình hoài. Ủng bão trứ ngã môn đích tâm nguyện. Đãn nguyện hội hữu na yêu nhất thiên. Đại hải bả sa mạc nhiễm lam. Hòa bình đích phúc âm truyện biến. Dĩ vi tiếu diện đối tổ tiên. Nhất niên hựu nhất niên…
(Mặt trời không ngừng xoay vần, từ xưa đã không hề thay đổi. Vũ trụ vô biên không giới hạn, ôm lấy tâm nguyện của chúng ta. Chỉ mong có một ngày như vậy, biển rộng đem màu xanh cho sa mạc. Tin vui truyền khắp muôn nơi, để ta có thể mỉm cười đối diện với tổ tiên. Một năm lại một năm nữa. .. )

- Khinh khinh đích phủng khởi nhĩ đích kiểm. Vi nhĩ bả nhãn lệ sát can. Giá khỏa tâm vĩnh viễn chúc vu nhĩ. Cáo tố ngã bất tái cô đan…
(Nhẹ nhàng nâng khuôn mặt, lau khô nước mắt cho người. Trái tim này vĩnh viễn thuộc về người, để cho ta biết không hể cô đơn…)

- Giá thế giới tại biến hoán. Duy hữu khát vọng bất tằng cải. Sinh mệnh huyết mạch khẩn tương liên…
(Thế giới này luôn biến đổi, chỉ có khát vọng không hề thay đổi. Huyết mạch sinh mạng luôn gắn kết…)

Câu chuyện nội dung thảm thương oanh liệt nhưng cũng tràn đầy tình yêu và hòa bình tạo thành xung đột thật lớn khiến cho mấy vạn người đều trào nước mắt. Ngay cả những người ở xa không nghe thấy âm thanh gì nhưng nhìn thấy hình ảnh trên sâu khấu cũng đoán được nội dung không kìm nổi mà nức nở theo. Một bên sân khấu là chỗ ngồi của đại thần trong triều cùng với Lưu Nga và Triệu Trinh, chỉ có điều Lưu Nga dùng một bức rèm ngăn cách bà với những người khác. Lưu Nga dùng ống tay áo chấm nước mắt nói với Thạch Kiên:
- Thạch ái khanh, không phải ngươi cố tình lấy nước mắt của ta đấy chứ?

Thạch Kiên đáp:
- Khởi bẩm Thái hậu, sự tình dân chúng thành Duyên Châu gặp phải còn thê thảm hơn thế này nhiều.

Lưu Nga không ngừng gật đầu nói:
- Ta biết nên làm thế nào.

Phía dưới khán đài tướng sĩ thành Duyên Châu trở về không nói tiếng nào nhưng trong lòng họ đều nghĩ triều đình làm như vậy, bọn họ hy sinh cũng đáng.

Tiếng hát ngày càng nhỏ dần. Màn sân khấu chậm rãi được hạ xuống. Đúng lúc dân chúng chuẩn bị rời khỏi thì tân Hoàng đế Triệu Trinh, tiếp theo là Vương Khâm Nhược, Vương Tằng, Tào Lợi Dụng, Thạch Kiên, Lã Di Giản và các đại thần quan trọng khác cùng bước ra. Bên cạnh họ là rất nhiều cung nữ, trên tay các nàng cầm hoa tươi. Nhìn thấy các đại thần tôn quý đó thì dân chúng lập tức dừng chân.

Triệu Trinh bước tới trước mặt Chu Sỉ, tự mình tặng hoa cho cậu ta rồi còn bắt tay cậu ta một cái nói:
- Trẫm cũng đã nghe đến tên ngươi, Tiểu Lang tướng quân, ngay cả Nguyên Hạo cũng sợ ngươi, trẫm nghe xong rất là thích.

Chu Sỉ này so với Thạch Kiên là một bản sao có sửa đổi. Cậu ta không biết những lời này từ miệng Triệu Trinh nói ra là có hàm ý gì, chỉ biết ngoác miệng cười ngây ngô.

Tuy nhiên khi Triệu Trinh đi tới trước mặt Địch Thanh, nhìn thấy diện mạo thanh tú của Địch Thanh thì kinh ngạc nói:
- Vị tráng sĩ này, trẫm nghe nói lần này ngươi là người giết được nhiều kẻ thù nhất. Nhưng ngươi nho nhã như vậy sao lại có sức mạnh đến thế?

Anh bạn Tiểu Thôi đứng bên cạnh cười ha hả, giống như lấy hết được buồn bực của Địch Thanh.
truyện copy từ tunghoanh.com
Triệu Trinh lại đến trước mặt Thôi Diệt Lang. Thạch Kiên đã đem theo cậu ta vào Hoàng cung vài lần nên Triệu Trinh cũng nhận ra. Triệu Trinh vỗ vai Thôi Diệt Lang nói:
- Lần này ngươi làm tốt lắm, không làm mất mặt Thạch đại nhân đâu.

Thôi Diệt Lang không giống những người khác thấy Triệu Trinh thì mất tự nhiên. Cậu ta rất lễ phép quỳ xuống nói:
- Cảm ơn Thánh Thượng đã khen ngợi.

Triệu Trinh nâng cậu ta dậy rồi lại đến trước mặt Đinh Mão. Triệu Trinh cũng đã nghe về chuyện ba chú chó trung thành, quả nhiên thấy ba con cho ngao Tây Tạng thì vô cùng yêu thích, không thể không chăm chú nhìn chúng. Nhưng khi thấy bộ dạng cao lớn hung dữ của chúng thì lại có chút sợ hãi.

Triệu Trinh tặng hoa cho Đinh Mão. Người thứ sáu là một Vệ trưởng. Đáng tiếc lần này trong chiến đấu cậu ta bị binh Tây Hạ chém đứt một cánh tay. Đây là sẽ lần cuối cùng cậu ta mặc chiến giáp, về sau sẽ xuất ngũ. Lần này tướng sĩ Duyên Châu theo về kinh phần lớn cũng giống như cậu ta, thân thể trọng thương nên không thể chiến đấu, chỉ có thể xuất ngũ.

Lần này là Thạch Kiên cố tình sắp xếp. Đương nhiên loại lễ tiết bắt tay này hiện tại ở triều đình không có. Nhưng người khác muốn buộc tội Thạch Kiên càn quấy cũng không được, họ không thể nào tìm được lý do. Thạch Kiên làm như vậy khiến trong lòng binh lính ấm áp, ngay cả tướng sĩ ngồi ở ghế sau chuẩn bị ra trận Tây Bắc cũng nhìn mà thèm. Ngay cả Hoàng đế cũng tự mình đến bắt tay với họ, phía sau đến Tể tướng, Phó tướng cũng làm như vậy. Đây là sự việc vô cùng vinh quang.

Lưu Nga trên lầu thấy rõ, bà nói với thái giám bên cạnh:
- Ngươi còn nói ý tưởng này của Thạch ái khanh là gàn dở nhưng lại rất hiệu quả đấy.

Lão thái giám kia khom người nói:
- Đó là vì Thạch đại nhân là Văn Khúc Tinh trên trời hạ phàm bảo vệ Đại Tống ta cùng Thái hậu và bệ hạ.

Hiện tại ngay cả Lưu Nga cũng mơ hồ không rõ Thạch Kiên có phải là tinh tú hạ phàm thật hay không, bằng không sao có thể nghĩ ra biện pháp đó.

Lúc này sự tình bỗng nhiên thay đổi. Hóa ra Triệu Trinh khi đi đến trước mặt Vệ trưởng đã không làm theo kịch bản của Thạch Kiên mà đột nhiên vái một vái thật sâu.
Thời tiết đã đến cuối tháng bảy, trời không còn nóng nữa, đã bắt đầu trở nên xanh thẳm. Mây trên trời biến ảo thành đủ mọi hình dáng mỹ lệ, trắng nõn như kẹo bông. Hoàng cung ở cách đó không xa, trời xanh mây trắng khiến nó càng trở nên cao lớn trang nghiêm. Quảng trường không còn bóng dáng đàn bồ câu, chúng còn đang tò mò dùng đôi mắt nhỏ đánh giá những người đứng xem ở đó. Bất ngờ vì sự kinh động này mà vội vàng bay vút lên trời cao.

Trên quảng trường mấy vạn người đang rất yên lặng. Vở kịch hiện đại vừa rồi đã làm bọn họ vô cùng xúc động, về sau bài ca kì lạ kia lại càng làm họ cảm thấy bị thất hồn đoạt phách. Nhưng khi Triệu Trinh đem hoa đến tặng tận tay các tướng sĩ thành Duyên Châu, bọn họ cùng những tướng sĩ này đều cảm thấy trong lòng xúc động mãnh liệt, bọn họ đều muốn hoan hô. Lúc này nếu Triệu Trinh nói tiếp ra chiếu thư trưng dụng binh thì chắc chắn sẽ bị nhiệt huyết tràn đầy của dân chúng phá tan khu ghi danh nhập ngũ mất.

Mấy người Vương Khâm Nhược cũng đang nhìn những binh lính này. Quan văn bọn họ tới bây giờ chưa từng thấy qua nhiều thương binh ngồi cùng một chỗ như vậy, có người mắt bị mù, có người trên người quấn đầy vải băng bó, có người mất tay, mất chân. Điều này khiến cho bọn họ đều cảm thấy sợ hãi chiến tranh. Về phía Tào Lợi Dụng và Tào Vĩ thì tốt hơn một chút, bọn họ đều đã từng trải qua chiến tranh, cũng có thể nói là đi ra từ chỗ chết, đối với tình huống như vậy Tào Dụng cho là đương nhiên, có đánh giặc sao lại không có chết người? Tào Vĩ thì phẫn nộ. Lần này còn may mắn Thạch Kiên đã sớm chuẩn bị. Hắn đã nói loại thuốc đỏ hòa với rượu trắng đó có thể tiêu độc, vậy mới khiến đại đa số người bệnh trở về từ cõi chết, nếu không con số tử vong còn tăng lên rất nhiều.

Thạch Kiên cũng chưa từng thấy nhiều người bệnh tập trung một chỗ như vậy bao giờ. Đứng trên lầu và đứng trước mặt xem lại là hai loại cảm giác khác nhau. Tất nhiên hắn biết bộ tộc Lý thị có dã tâm lớn như vậy là có liên quan rất lớn đến sự yếu đuối vô năng của Tống triều. Nếu Tống triều hùng mạnh bọn chúng còn dám làm phản sao? Tuy vậy hắn vẫn cảm thấy căm tức Lý thị.

Khiến cho hắn tức giận còn là để cho nhiều con dân hy sinh như vậy mà còn có nhiều đại thần nói cái gì mà dĩ hòa vi quý, còn dùng lời Khổng Tử phản bác lại hắn. Dĩ hòa vi quý sao? Điều này khiến Thạch Kiên nhớ tới truyệnnực cười chuyện của Tống Tương Vương thời Xuân Thu. Ngược lại bị các dân tộc du mục xâm lấn nên văn minh không thể tiến bộ được. Trung Quốc từ xưa khoa học kĩ thuật phát triển đạt trình độ cao. Bởi vậy mà các dân tộc du mục lần lượt xâm lấn, nhưng cho dù có thực hiện được thì về sau cũng không thể học tập được văn minh tiên tiến của Trung Nguyên. Như vậy nên bọn chúng lại càng tiếp tục xâm lược, làm cho văn minh Trung Quốc trì trệ không phát triển, rất khó có được tiến bộ quan trọng.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-198-C5oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận