Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 4: Khói buồn sa mạc
Chương 242 : Thảo dân mệt mỏi rồi.
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
Vì làm yên lòng dân chúng Bà đem toàn bộ vụ án và hình thức xử phạt đăng trên báo. Đương nhiên cũng phải sửa lại là mình bị Cố tri châu lừa gạt dù sao thì Phượng châu cũng cách xa kinh thành.
Nhưng việc ở Tây bắc không bao giờ có thể vãn hồi lại được.
Mấy sứ giả Tây Hạ lần đầu tiên mới cảm thấy sự hùng mạnh và suy thoái của Quốc gia sẽ đem lại những biến đổi lớn cho những sứ giả như thế nào. Trong số những sứ giả mày có người đã từng đến Tống Triều. Nhưng lúc đó Triều đình nhà Tống vì muốm lung lạc tư tưởng của người Tây Hạ, nên đối với họ thì rất lo sợ, chỉ sợ đắc tội với họ. Nhưng đến đây lần này, chẳng những khoản đãi không bằng lần trước, mà đồ ăn còn kém đến cực điểm. Dùng lời của một tuỳ tùng mà nói:
- Đây mà là đồ ăn của người sao?
Nhưng bọn họ chỉ có thể cố nhai mà nuốt xuống bụng. Giờ đây ngay cả ra khỏi cửa họ cũng không giám. Bởi vì lần trước Thạch Kiên diễn vở kịch long trọng đó, nên người trong kinh đều hận người Tây Hạ đến nỗi coi như một cái nhọt lớn. Thậm chí khi họ ra đường đã bị trẻ con ném đá vào người họ.
Họ trú ngụ ở kinh thành hơn hai mươi ngày, vẫn y nguyên không có tin tức phản hồi gì. Bọn họ vì muốn thận lợi đem hết lễ vật đến. Lần này để đạt được hoà bình không những họ đem đến rất nhiều tiền vàng, mà còn đem đến rất nhiều đặc sản quý hiếm của Tây Hạ như da dê đen, còn có cả đá hạ lan. Trong đó đá hạ lan để làm nghiên thạch mài mực không có mùi hôi, bảo vệ được bút lông, màu sắc lại rất đẹp, trên nền màu xanh đậm điểm những chấm màu lục, giống như mây như nguyệt, thú tao nhã tuyệt vời. Hơn nữa vì nó được sản sinh ở Tây Hạ nên càng quý hiếm, từ trước đến nay vẫn là sự yêu thích của văn nhân Tống triều.
Nhưng lần này những quý nhân đại quan của Tống triều, lễ vật thì nhận mà lại không nhìn nhận đến việc họ làm.
Trong khi bọn họ đang đầy bụng chửi bới, thì cuối cùng cũng đã nghe được tin tức, Tống triều nguyện ý hoà đàm với họ. Đồng thời trao quyền tạm thời cho Lữ đại nhân đích thân tiếp họ. Điều này khiến họ mừng rỡ ra mặt. Bởi vì bọn họ biết rằng, trong triều chính Lữ đại nhân là người bất hoà với Thạch Kiên nhất.
Nhưng lần này họ còn đánh giá thấp sự khó khăn của đàm phán. Lần này Tống triều đưa ra điều kiện hà khắc, quả thật khiến họ không thể tưởng tượng được. Cái thứ nhất đã được đưa ra, chỉ là Tống triều chỉ cần có đủ tiền, Tống triều có thể bất cứ lúc nào đi Tây Hạ mua ngựa. Thứ hai, để cho các bộ tộc của Tây Hạ tiếp nhận sự cảm hoá của Trung Nguyên, thì phải để người kế thừa học ở kinh thành. Thứ ba, bởi vì sự mưu phản của Nguyên Hạo lần này tạo cho Triều đình những tổn thất lớn, Tây Hạ hàng năm phải bồi thường tiền bạc cho Tống triều ba mươi vạn lượng bạc. Nếu không đủ, có thể thay bằng ngựa hoặc lông da. Thứ tư, vì để giám sát Nguyên Hạo, mỗi châu của Tây Hạ phải phái một quan viên Tống triều đến làm tri châu, đồng thời có quyền xử lý châu vụ.
Sau đó Lữ Di Giản thản nhiên nói:
- Cũng chỉ có vậy.
Mấy sứ giả này vừa nghe liền trợn tròn mắt. “Cũng chỉ có vậy”. Xét từng điều một. Điều thực nhất thì không được, hiện nay Tống triều có bao nhiêu tiền, nghe nói trong kho khố đã chất đầy rồi, đến nỗi dây thừng để xuyên tiền đều mục nát rồi. Nếu họ cao hứng, mua hết tất cả ngựa của Tây Hạ, thì binh lính Tây Hạ lấy gì mà đánh trận? Điều thứ hai, cũng không được, chẳng nói thì cũng hiểu đây chính là con tin. Nếu Nguyên Hạo có đồng ý thì các bộ lạc Tây Hạ cũng sẽ không đồng ý. Chính là Nguyên Hạo đưa bọn họ đến Hưng Khánh Phủ để học. Nguyên Hạo cũng chẳng nắm được quyền lớn như vậy. Điều thứ ba, Tống triều lần này khẳng định là muốn vơ vét, điều này cũng nắm trong dự kiến của Nguyên Hạo. Nhưng Tây Hạ làm gì có nhiều tiền như vậy? Điều thứ tư như là đang đánh cuộc. Nếu làm vậy thì Tây Hạ chẳng phải là trao trả cho Tống triều sao?
Có điều bọn họ cũng biết rằng đây giống như là đi buôn. một người thì đòi giá trên trời, một người thì trả giá xuống đất. Hơn nữa hiện giờ Tống triều đang nắm con bài cao nhất, không có cách khác. Họ vẫn còn không rõ lắm cái khốn quẫn của Nguyên Hạo, nếu không thì còn to mồm nữa.
Họ liền đề xuất. Thứ nhất, mở đường mã chính có thể. Nhưng phải bảo đảm cung ứng đủ ngựa chiến cho Tây Hạ, nếu không không có kị binh Tây Hạ căn bản sẽ không có cách nào đối phó với các tộc ngoại lai bốn phía. Đây cũng giống như là đánh cuộc, có trời mới biết họ cần bao nhiêu ngựa chiến mới bảo đảm cung ứng đủ? Nếu họ cần, nói năm nay chiến mã không đủ, chẳng phải là một con cũng không cung ứng cho Tống triều, vậy thì còn mở cái **** gì nữa? Hơn nữa Tống triều còn hi vọng những tộc ngoại lai kia tiêu diệt Tây Hạ, đỡ phải bận tâm. Thứ hai, Nguyên Hạo hiện giờ không có con cái, còn về người kế thừa của những bộ tộc kia thì ngay cả Nguyên Hạo cũng không có tài thuyết phục, Tống triều muốn khai hoá bọn họ, thì tự đi, Nguyên Hạo sẽ không ngăn trở. Nói vậy thật phí lời. Nếu Nguyên Hạo phát ngôn, người tộc trưởng kia đồng ý đưa con mình ra ngoài ngàn dặm, có trời mới biết khi nào Tây Hạ lại trở mặt với Tống triều, đến lúc đó con mình thì làm thế nào? Thứ ba, chính là cần tiền mà không có thì cần mạng. Thực chất mấy năm nay Lý Đức Minh cai trị giỏi, nên cũng để ra được không ít kinh phí, nhưng đã bị Nguyên Hạo đánh thua trận mà tiêu hao nhiều rồi. Thứ tư, có thể đáp ứng quan nhà Tống đến làm tri châu, nhưng không thể bảo đảm an toàn. Bởi vì ở đó có rất nhiều kẻ dã man, có thể xảy ra chuyện bất cứ lúc nào, chính phủ Nguyên Hạo không có bản lĩnh gánh vác việc này. Nói vậy càng phí lời. Nguyên Hạo không hợp tác, một tri châu đem theo mấy trăm binh lính đến, không đến mấy ngày, sẽ bị giết cho xương cốt chẳng còn.
Họ còn đề xuất, bởi vì Tĩnh, Hựu, Tuy là do tiên đế ban cho Lý Kế Thiên thống trị. Bây giờ Tây Hạ đã thuộc về Tống triều, nên phải trả lại tam châu, còn tù binh cũng phải trả lại.
Lã Di Giản vừa nghe liền vui mừng. Bây giờ trả lại tù binh, lại còn trả lại tam châu, Thạch Kiên lại không nhảy dựng lên mới lạ. Hơn nữa những tù binh đó sớm bị Thạch Kiên bán đi đâu không biết. Còn tam châu cũng có rất nhiều đất đai bị Thạch Kiên bán cho thương nhân thành tiền để khai phá Thiểm Tây rồi. Trả lại thế nào được?
Ông ta cười. Nói:
- Xem ra các ngươi cũng không có mấy thành ý. Dù sao thì Thạch đại nhân vẫn đang ở Tây Bắc. Đợi ông ta đến đàm phán với các người thì tốt.
Nói xong liền đi khỏi.
Mấy sứ giả này vẫn còn chưa có phản ứng lại. Thạch Kiên sẽ đàm phán với họ? Bao nhiêu lâu họ mới nghĩ ra, đợi đến khi Thạch Kiên đàm phán, sợ rằng Tây Hạ của họ không còn tồn tại nữa rồi. Lúc đó họ sẽ lấy thân phận tù binh mà đàm phán.
Tống triều không đàm phán nữa. Mấy sứ giả của Tây Hạ cuống lên. Thỉnh cầu ba ngày, đàm phán lại tiếp tục được bắt đầu. Lần này mấy sứ gỉa khiêm tốn hơn. Lã Di Giản cũng phóng khoáng hơn một chút.
Thực ra, lúc này Tống triều cũng có chút sốt ruột. Hoà khí không đạt, Thạch Kiên không có cách nào triệu về, việc phong thưởng tướng sĩ cũng không dễ quyết định.
Hai bên đã đều có thành ý. Đàm phán tiếp hai ngày, cuối cùng cũng thành.
Điều thứ nhất, vẫn là về ngựa. Hàng năm Tây Hạ có thể xuất bán sang Tống triều năm nghìn đến một vạn con ngựa chiến khoẻ, giá có thể theo giá thị trường. Thực ra đây là điều khoản Tống triều vui nhất, cũng là hạn định lớn nhất mà Tống triều có thể đạt được. Dù sao Tống triều cũng không có thảo nguyên, chăn nuôi chiến mã thật không dễ.
Điều thứ hai chính là khoản bồi thường, Tây Hạ là bên khơi mào chiến tranh. Bồi thường cho Tống triều ba trăm vạn lượng bạc, mỗi năm bồi thường mười vạn, làm sao để ba mươi năm trả hết. Có điều suy xét đến Tây Hạ lúc này.
Bồi thường của năm nay có thể trả sau. Thực ra đây cũng là vì Tống triều còn để ý chút tiền này phải không?
Điều thứ ba, lãnh thổ hai nơi (trên thực tế là nước, nhưng Tống triều vẫn kiên quyết Tây Hạ là đất của Tống triều) phân chia lại, những lãnh thổ khác không động đến. Có điều tam châu mà Tống triều mới chiếm lĩnh được vẫn thuộc về Tống triều. Còn khu vực chân núi kéo dài từ Hoài Viễn Thành đến Thiên Đô Sơn hơn một trăm dặm thuộc lãnh thổ Tống triều.
Điều thứ tư, Tây Hạ xưng thần với Tống triều. Nếu khi Tống triều dùng vũ lực với Liêu Quốc, Tây Hạ phải xuất binh đến Giáp Sơn tiếp ứng. Khi Tống triều đoạt lại U Vân, còn phải giúp Tây Hạ đoạt được Giáp Sơn. Đồng thời Giáp Sơn thuộc sở hữu của Tây Hạ. Đây là điều khoản bí mật, không công khai ra ngoài.
Điều thứ năm, Tây Hạ mở rộng hành lang đường sông, để cho thương nhân Tây Vực vào Tống triều, cũng để cho thương nhân Tống triều vào Tây Vực.
Khi Thạch Kiên đọc thấy điều khoản này, nói liền mấy từ thối quá! Ngoài việc lúc này có thể mua mấy nghìn con ngựa của Tây Hạ, sợ rằng các điều khoản khác thì một điều Tống triều cũng không hi vọng có được.
Có điều phong thưởng của triều đình cuối cùng cũng đến. Quả nhiên giống như Thạch Kiên dự định, lần này phong thưởng vô cùng hậu hĩnh. Đến cả Chủng Thế Hành cũng được một chức vụ là đặc phái tri Phượng Châu (chức vụ trước đây là giả, nhưng chức tri châu này lương cao hơn những tri châu bình thường khác, đồng thời còn được nắm lương đặc phái, phẩm cấp cũng cao một chút.
Phần thưởng của Thạch Kiên là thưởng cho một Tuệ trung công tam đẳng. Cũng chỉ có vậy. Hắn hiện giờ đang giữ hư chức tham tri chính sự, chức quan phong mà như không. Đồng thời bởi Tây Bắc hoà đàm thành công, lệnh khẩn một số tướng sĩ có công về kinh, đích thân nhận thưởng của triều đình, trong đó cũng có Thạch Kiên.
Tất nhiên đằng sau việc này mới chính là ý của triều đình. Triều đình muốn triệu Thạch Kiên về, nhưng không tiện nói rõ. Bởi vì Khi Thạch Kiên đang lúc rời khỏi kinh thành, đã từng nói, lúc Tây Hạ bình diệt, để đề phòng trong triều có chính cố phá hoại kế hoạch của hắn thì chỉ có thể nghe thấy một loại danh tiếng của hắn. Nhưng giờ đây không chỉ có những tiếng tăm khác mà ngay cả nghị hoà cũng đã được ký rồi.
Hiện giờ Lưu Nga cũng ngượng ngùng nói, nhiệm vụ của hắn hoàn thành rồi, giờ đây phải quay về. Cho nên nói rằng gọi những tướng sĩ có công về kinh nhận thưởng, Thạch Kiên tất nhiên cũng phải về. Lần này, còn có thể quay về được sao?
Đến tên Thái Giám truyền chỉ cũng cẩn thận nhìn sự biến sắc của Thạch Kiên, sợ hắn nổi giận.
Nhưng Thạch Kiên chỉ nói một cách mặc nhiên:
- Thần tiếp chỉ.
Một câu biện giải cũng không có.
Nhưng khi đám người ngựa này chưa đến Đồng Quan, Thạch Kiên đột nhiên nhận được tin Vương Khôn truyền đến, nói Lý Tuệ bệnh nặng.
Sau khi tiểu công nương này làm ni cô, liền từ đó không viết thư cho Thạch Kiên. Thạch Kiên cũng biết làm thế nào. Hơn nữa ngay sau đó hắn đi Tây Bắc. Để đối phó với Nguyên Hạo, mỗi kế hoạch của hắn đều phải rất cẩn thận. chỉ e có một sơ hở nào đó khiến Nguyên Hạo tóm được, thì thất bại trong gang tấc. Trận chiến này nếu thất bại, thì binh sĩ Tống triều sẽ không còn có lòng tin tất thắng nữa. Nói cách khác, chính sách của Tống triều cũng sẽ trở nên càng bảo thủ. Như vậy thì lịch sử sẽ trở lại nguyên như kiếp trước. Tức là Tống triều dù có tiền cũng không ổn, lợn càng nuôi được béo thì người muốn giết sẽ càng nhiều. Nhưng mãnh hổ càng khoẻ thì càng không ai giám ức hiếp. Trận chiến này có thể nói sự liên quan đến Tống triều là một con lợn béo hay là biến thành một con mãnh hổ.
Do vậy hắn căn bản không có tinh thần và sức lực đi lo lắng chuyện của tiểu cô nương.
Bây giờ cũng thật đúng lúc, giải quyết việc của cô ấy đi thôi. Nếu không thì chỉ sợ tiểu cô nương đó không sống được hai năm nữa.
Thế là hắn đem theo các võ tướng được lệnh về kinh, cưỡi ngựa tăng tốc đi nhanh. Còn bọn Phạm Trọng Yêm, Hạ Tủng, còn có cả Tiếu a hoàn lưu lại phía sau, chạy chậm hơn.
Mười ngày sau, cũng là lúc cuối tháng tư, trong kinh tơ liễu sớm đã không còn, hoa đào cũng tàn hết rồi, lá cây hoè đậm lại rồi. Chúng chỉ giữ lại từng đám tuyết nhỏ, giống như một chuỗi bạch ngọc kẹp trong một phiến phỉ thuý.
Sáng sớm hôm đó, một đội nhân mã ào ào tiến vào kinh thành.
Tuy Thạch Kiên hơn nửa năm hình dáng đã thay đổi nhiều. Nhưng vẫn bị dân chúng nhận ra, không biết là ai kêu lên:
- Đó là Thạch đại nhân.
Vô số dân chúng kinh thành vui mừng nói:
- Thạch đại nhân trở về rồi?
- Đúng, Thạch đại nhân trở về rồi, nhưng cao lớn lên rất nhiều.
- Nhưng Thạch đại nhân cũng đen đi rồi.
- Nói thừa, Tây Bắc nơi đó khổ vậy, có thể không đen sao?
Họ không biết trong triều đang có chuyện lục đục với nhau. Trong mắt họ, Thạch Kiên báo được thù rồi, diệt được mười mấy vạn người Tây Hạ, đoạt lại tam châu. Đây là đại thắng nhiều năm không có của Tống triều. Giờ đây Tây Hạ bồi thường tiền lại bồi thường ngựa, thật hài lòng quá rồi.
Khi Thạch Kiên còn đang trên ngựa dân chúng vây xung quanh chắp tay, hắn lập tức chạy thẳng đến hoàng cung. Được biết hôm nay họ về kinh, trong triều đang mở hội triều. Thạch Kiên hiểu, Lưu Nga muốn dùng miệng lưỡi của quần thần để chặn miệng hắn.
Được rồi, vậy thì sẽ sớm giải quyết việc này.
Ánh mặt trời chiếu rọi vào hoàng cung nguy nga, làm cho những bức tường cao lớn trở nên huy hoàng, đồ sộ, trang trọng, uy nghiêm. Đám tướng quân này có rất nhiều người lần đầu tiên vào hoàng cung. Trong đó có Mã Như Long người đang đảm nhận chỉ huy sứ, đã lập công lớn ở Giáp Sơn, còn có hai tráng sĩ đi bên Địch Thanh là Tống Minh Nguyệt và Tần Hiên.
Hai người họ giống như trẻ con, nhìn đông ngó tây, vẫn còn chút xấu hổ không tự tin. Biểu hiện đó ở trước mặt người khác thật xấu hổ, vô cùng hoạt kê. Địch Thanh mắng:
- Mẹ kiếp, sau này đừng nói ra ngoài các ngươi là tướng quân thuộc hạ của ta, kẻo mất mặt ông mày.
Bọn họ không biết sẽ sắp có đại sự sảy ra. Ai nấy vẻ mặt rất vui. Dù sao thì làm một võ tướng rất khó có lúc được hãnh diện như thế này.
Cuối cùng đi vào đến đại điện. Dường như tất cả văn võ đại thần trọng yếu trong triều đứng hai bên. Trong đám người đó Thạch Kiên nhìn thấy có thêm mấy gương mặt mới. Đó là quan viên mới mà triều đình bổ sung lấy từ địa phương lên. Nhìn thấy bọn họ bước vào, đám đại thần này tất cả đều nhìn họ vẻ hiếu kỳ. Đặc biệt là thể hình của Tống Minh Nguyệt, làm cho từng người bọn họ phải há hốc miệng kinh ngạc.
Đồng thời họ cũng nhìn Thạch Kiên, thấy da mặt hắn trở nên ngăm đen, còn xuất hiện chút ánh đỏ nhạt cua cao nguyên. Đồng thời, còn có những vế sẹo. Tuy nhiên những thứ đó không làm mất đi sự anh tuấn của hắn, mà còn càng làm tăng thêm phần thương cảm hắn. Có thể thấy phong sương Tây Bắc đã lưu lại dấu vết gian khổ trên người hắn.
Triệu Trinh cũng đang nhìn Thạch Kiên.
Vì chuyện của Vương Mông Chính, Vương Tố PhiênPhiên đã tìm hắn mấy lần, nhưng lúc này Triệu Trinh đã thể hiện tư chất anh minh của quân vương. Người nói:
- Phụ thân ngươi nhất định lần này đại nương đã cho ông ta cơ hội rất tốt. Ông ấy không làm xằng bậy, sớm đã mang công lớn đến kinh thành rồi. Nếu đại nương nương không xử lý như vậy, khó mà chặn được miệng dân chúng thiên hạ.
Vương Tố Phiên còn muốn ầm lên. Triệu Trinh giận dữ nói:
- Chẳng lẽ ngươi muốn trẫm làm một hôn quân!
Vương Tố Phiên mới ngừng khóc. Triệu Trinh lại an ủi:
- Đợi cho chuyện này yên ổn xong đã, trẫm sẽ nghĩ cách điều ông ta quay lại.
Hơn nữa hắn cũng vì chuyện hoà đàm mà đã từng tranh chấp với Lưu Nga.
Lưu Nga hỏi hắn:
- Tên ngốc của ta, ai gia đã là vì ngươi. Lúc đầu hoàng đế Thái tổ cũng trung thành với Sài gia, nhưng sau khi có công cao quyền trọng, lớp tướng sĩ trong tay người bèn không nghĩ vậy nữa. Hơn nữa Thạch Kiên mới bao nhiêu tuổi, không gian phát triển của hắn đã vượt xa hoàng đế Thái tổ năm đó rồi. Lòng hại người không thể có, lòng đề phòng không thể không. Giang sơn nhà Tống đủ lớn rồi. Hiện nay Lưỡng Loan đại lục không viên quan nào muốn đi, vậy cần giang sơn lớn thế này để làm gì? Hơn nữa Tây Bắc cũng không sản xuất được gì, muốn giữ cũng phải cấp tài chính quốc gia, kéo theo cả dân chúng đến đó nữa.
Triệu Trinh vẫn cảm thấy những lời nói này của bà là không đúng. Nhưng không biết biện bác thế nào.
Cuối thời Ngũ Đại, Hậu Chu tiếp nhận Trấn, Định hai châu, nói Hậu Hán cấu kết với người Khiết Đan, đại quân sắp xuống phía nam. Bèn sai Triệu Khuông Duẫn xuất binh. Nhưng quân đi được bốn mươi dặm, thì phát sinh việc binh biến ở Trần Kiều Dịch, Chư tướng mưu đồ lập Triệu Khuông Dẫn làm đế. Triệu Khuông Dẫn nói:
- Ca ca trung nghĩa, ta không đồng ý.
Nhưng các tướng thì nói:
- Nếu Thái uý không nhận, lục quân khó mà tiến lên phía trước.
Lúc đó Triệu Khuông Dẫn say rượu, nằm trong doanh trại không dậy. Các tướng chờ đợi tới sang. Sáng sớm, quân doanh bốn phía hò hét, các tướng xông vào doanh trại nói:
- Chư tướng vô chủ, nguyện lập Thái uý làm thiên tử.
Thế là không đợi Triệu Khuông Dẫn mở miệng, bèn lấy hoàng bào khoác lên. Nói vậy tức là Triệu Khuông Dẫn căn bản không biết sự tình, là do các tướng ép làm hoàng đế.
Nhưng trong đó có nhiều điểm nghi ngờ. Đầu tiên là hoàng bào không phải là vật tầm thường, ai tin rằng trong quân đội lại ngẫu nhiên có được. Thứ đến là đêm ở doanh trại rất ồn ào, tướng sĩ xông vào doanh trại để lập làm hoàng đế, Triệu Khuông Dẫn đã say rượu không biết, đã phải uống bao nhiêu rượu mà say đến như thế nào? Hơn nữa đó là khi đại quân đang hành quân trên đường, là một lĩnh quân chủ soái, lại say đến mức như vậy? Cái khó hiểu chủ yếu nhất là biên cương vốn đã cấp báo, nhưng Triệu Khuông Duẫn khoác bào lên người, dẫn quân về kinh, liền không có động tĩnh gì. Cho nên có người viết: truyện copy từ tunghoanh.com
“Thiên thu nghi án Trần Kiều Dịch
Nhất triều gia thân liền bãi binh.”
Bởi vậy Lưu Nga lấy Triệu Khương Duẫn so sánh với Thạch Kiên là không đúng. Nhưng Triệu Trinh cũng không biết biện giải từ đâu. Có điều dựa vào những tri thức ngài học được từ Thạch Kiên, ngài mơ hồ cảm giác Tống triều làm như vậy rất có thể sẽ tự làm hại chính mình.
Thạch Kiên cũng nhìn Triệu Trinh, nhìn thấy hắn ta cũng cao lớn hơn nhiều, còn nở một nụ cười ấm áp. Thực chất nếu để thân phận của hai người sang một bên, thì hai người này có thể gọi là quan hệ vừa là thầy, vừa là bạn.
Nhìn thấy Thạch Kiên mỉm cười, Lưu Nga ở sau rèm cũng thở phào nhẹ nhõm. Xem ra việc hôm nay dễ xử lý rồi.
Thạch Kiên hành lễ xong cũng nói.
Đầu tiên hắn nói:
- Những tướng sĩ này hôm nay có chút công lao, nhưng họ đều dùng huyết nhục và tính mạng đánh đổi. Chính vì sự anh dũng của họ, không sợ hi sinh, mới có được hoà bình của đại Tống chúng ta.
Hắn vạch quần áo của từng người trong bọn Địch Thanh. Có thể nhìn thấy mỗi người bọn họ trên người đều lưu lại vô số viết thương, đặc biệt là Địch Thanh, trên người hắn hầu như không tìm thấy chỗ nào lành lặn cả.
Thạch Kiên lại nói:
- Họ đều rất thô lỗ, không biết ăn nói, các ngài rất dễ chụp mũ cho họ Nhưng nhìn thấy những đám máu tươi của họ chảy ra, chả lẽ các ngài không quan tâm đến cơ thể họ. Đại Tống chúng ta hiện nay phía Bắc có Khiết Đan, phía Tây có Tây Hạ. Sau này vẫn còn phải dựa vào sự bán mạng của họ.