Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 4

Chương 4
LÀM VIỆC TRUNG THỰC CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Chúng ta gieo trồng một hành động và thu hoạch được một thói quen; chúng ta gieo trồng một thói quen và thu hoạch được một phẩm cách.         

            Jared Jeffries

Trên đời không có bữa trưa nào cho không;

Bạn gieo hạt thế nào thì sẽ thu hoạch thế đó;

Nếu Thượng đế đóng lại mọi cánh cửa, thì nhất định sẽ để lại một của sổ;

Bất kì việc gì, bạn chỉ cần chuyên tâm vào đó thì sẽ có thể biến những thứ mục nát trở nên kì diệu.

CÓ một vị Quốc vương đầy tham vọng, để tìm kiếm một chân lí phổ biến khắp thiên hạ, ông liền triệu các Đại thần tới và nói rằng ông quyết tâm viết một cuốn bảo điển vê' bí quyết thành công để bách tính noi theo.

Thế là quần thần liền kêu gọi các học giả, chuyên gia ngày đêm suy nghĩ, nghiên cứu, mất cả một năm trời mới có thể trình lên Quốc vương mười cuốn báo cáo thành quả nghiên cứu lớn.

Vị quốc vương vừa giở được vài trang đã tỏ ra bực bội, ông ta không kiềm chế được liền cau mày nói: “Nhiều chữ như vậy, ta làm sao mà xem hết được? Người dân cũng không thể làm theo hết được!” Thế nên đã yêu cầu các Đại thần nghĩ cách rút gọn chỉ còn một cuốn”.

Các Đại thần chỉ còn cách nghiên cứu lại mười cuốn bảo điển, phải tới hai năm, cuối cùng cũng rút gọn lại thành một cuốn, sau đó họ trình lên Quốc vương.

Sau khi Quốc vương xem xong, ông vẫn cảm thấy còn quá dài dòng, và cho rằng ai đọc cuốn sách này cũng sẽ không thể đọc kỹ được.

Các Đại thần lại phụng mệnh tiếp tục rút gọn cuốn sách. Họ chỉ còn cách tiếp tục cố gắng nghiên cứu, tinh giản cái cần tinh giản, nhấn mạnh cái cần nhấn mạnh, cần mẫn để cuối cùng sau ba năm, họ trình lên Quốc vương một tờ giấy, trong đó tập hợp tất cả những bí quyết để “thành công”.

Vị Quốc vương gần như không dám tin vào những gì ở ngay trước mắt, bí quyết thành công của thiên hạ, sau khi trải qua sự chỉnh sửa, nghiên cứu của biết bao nhiêu nhân tài, biết bao nhiêu thời gian, thế mà cuối cùng lại có thể phô bày trên vẻn vẹn có một trang giấy. Ông nghĩ; cái kết quả đã mất biết bao nhiêu công sức để tạo ra như vậy, không biết nó sẽ gồm có những chữ gì.

Không kiềm chế được nữa, vị Quốc vương liền từ từ mở tờ giấy đang cầm trên tay ra, ông chỉ thấy trên đó viết dòng chữ: “Trên đời không có bữa trưa nào cho không”.

Một người nông dân sinh sống ở một nơi không có nguồn nước, vị trí đó ở trên cao nên không thể kết nối với ống nước, vì thế, hàng ngày anh ta phải vất vả gánh đôi thùng đến tận chỗ con suối nhỏ ở rất xa để gánh nước.

Anh ta có đôi thùng gánh nước bằng gò, do dôi thùng này dùng đã lâu nên có vết nứt, cho dù được đổ đầy nước, nhưng khi gánh vẫn thường xuyên bị chảy mất không ít nước dọc đường đi.

Do nước bi rò rỉ quá nhiều, mỗi chuyến bị mất đến một nửa, vì thế ngày nào anh cũng phải đi gánh nước hai lần.

Vợ của người nông dân thường nói với anh ta: “Chiếc thùng gánh nước bị rò kia, lúc nào rỗi anh cũng nên sửa nó, nếu không sửa được thì thay chiếc thùng mới, hàng ngày cứ phải gánh nước hai lần thì vất vả quá?”

Nhưng anh chỉ mỉm cười đầy bí ẩn, và vẫn không chịu sửa chiếc thùng gánh nước.

Một hôm, vợ anh không chịu được nữa liền lớn tiếng với người chồng chuẩn bị đi gánh nước: “Hôm nay anh thay đôi thùng mới đi, đừng có mỗi lần chỉ gánh được nửa thùng nước như thế!”

Người chồng trả lời: “Em có muốn đi gánh nước cùng với anh không?”

Người vợ nghi ngờ, bèn cùng người chồng đi đến bên bờ sông, nhưng không thấy điều gì khác lạ. Trên đường về, cô chỉ chú ý đến những giọt nước rỏ ra từ đôi thùng gỗ. Dọc đường trở về của gánh nước thứ hai, người chồng mới nói: “Em không thấy có điều gì khác thường hay sao?”

Người vợ nhìn xung quanh, và bỗng phát hiện ra những đóa hoa rực rỡ nở đầy dọc hai bên con đường nhỏ, khiến cô nhảy lên vì vui sướng.

Người chồng nói tiếp: “Hôm nay là sinh nhật của em, mấy tháng trước anh đã mua hạt giống hoa và rắc ở dọc hai bên đường, hi vọng sẽ có thể trồng được ở đó những bông hoa thật đẹp để chúc mừng sinh nhật em, nước rỏ ra từ chiếc thùng gỗ bị nứt đã tưới nước cho những cây hoa, vì vậy anh mới cố tình hàng ngày đi gánh nước hai lần”.

Mỗi con người đều có khả năng trở thành thiên tài. Thứ mà bạn cần làm chỉ là cố gắng vận dụng trí tưởng tượng của bạn. Chàng nông dân chính là người có trí tưởng tượng phong phú, vì thế có thể tưới cây bằng chiếc thùng nước bị rò, sau đó là để chúc mừng sinh nhật vợ. Đây là một minh chứng điển hình của việc biến khuyết điểm thành ưu điểm.

Ngạn ngữ châu Âu nói: “Nếu Thượng đế đóng lại mọi cánh cửa, thì nhất định sẽ để lại một cửa sổ.”

Trong kì nghỉ, một người cha đưa cậu con trai đi chơi ở vườn thú. Cậu bé rất hiếu động chạy nhảy khắp nơi.

Khi đến khu vực của loài Linh trưởng, người cha ngoái đầu nói với cậu bé: “Con có muốn xem khỉ biểu diễn không?”

Cậu bé trả lời: “Hay quá! Phải làm thế nào ạ?”

Người cha lấy hạt bỏng ngô trên tay cậu bé, sau đó tung vê' phía con khỉ. Chỉ thấy con khỉ bay người ra đỡ lấy hạt bỏng ngô từ trên không trung và khéo léo hạ mình xuống đất rồi ăn bỏng.

Người cha lại lấy một hạt bỏng ngô tung lên cao về phía con khỉ, con khỉ già lại thực hiện động tác bay lên và hạ xuống một cách hoàn mĩ...

Cậu bé nói với cha: “Tại sao lại mất công tung hạt bỏng ngô lên cao ạ? Tung hạt bỏng ngô xuống đất để con khỉ tự nhặt lên ăn chẳng phải cũng như nhau hay sao?”

Người cha nói: “Cậu bé ngốc nghếch ơi, nếu cha không tung hạt bỏng ngô lên cao thì con khỉ có nhảy lên không? Con thấy con khỉ nhảy lên rất giỏi, chả phải rất thích thú hay sao? Đây gọi là “người trêu khỉ”.

Ống kích dịch chuyển sang một hướng khác - bên trong chuông.

Lúc này, khỉ con cũng hỏi khỉ mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ phải nhảy lên cao để đón lấy hạt bỏng ngô như vậy? Đợi hạt bỏng ngô rơi xuống đất rồi nhặt về ăn chẳng phải cũng như nhau hay sao?”

Khỉ mẹ trả lời: “Bé con ngốc nghếch ơi, nếu mẹ không nhảy lên cao đón lấy hạt bỏng ngô để cậu bé được vui vẻ, thì liệu họ có còn tung bỏng ngô nữa hay không? Đây gọi là “khỉ trêu người”.

Cùng một vấn đề, nhũng mỗi người có tâm tính và trạng thái lâm lí khác nhau thì sẽ có sự quan tâm khác nhau.

Martin Luther King có một câu nói rất sâu sắc. Ông nói, trong cùng một trường hợp, người yếu đuối sẽ hỏi: “Nó có an toàn không?” người ích kỷ sẽ hỏi: “Nó có lợi không?” người nhạt nhẽo sẽ hỏi: NÓ có thú vị không?”, nhưng người có đạo đức sẽ hỏi: “Có đúng thế không?”

Khả năng quan sát của con người cũng giống như chiếc đồng hồ đeo tay của họ, không có hai chiếc đống hồ nào có thể chạy giống nhau hoàn toàn, nhưng mỗi con người lại đều chỉ tin vào chính bản thân mình. Điều này chả phải đáng buồn cười hay sao?

Cảm nhận:

Trong vườn thú, con người và con khỉ ở bên trong  và bên ngoài chuông thú đều có những cách suy nghĩ  khác nhau. Cả hai bên đều cho rằng, bản thân mới là thông minh nhất.          

Vậy  thì, ai trêu ai, ai thông minh hơn? Do sự khác nhau về vị trí đứng mà có sự lí giải hoàn toàn khác nhau.              

Jared jeffries nói: “Chúng ta gieo trống một hành động và thu hoạch được một thói quen; chúng ta gieo    trồng một thói quen và thu hoạch được một phẩm cách”. Con người trước đây nhân từ đạo dức, thường   so sánh trái tỉm với trái tim; con người ngày nay gian dối, thường không được yên lòng, vì thế mới có ý nghĩ ai trêu ai. Động tác tung bỏng ngô lỉên cao của chúng ta, nếu chỉ là vì tâm lí muốn chơi trò bóng chuyền với con khỉ, thì đó chính là gieo một thói quen tốt, cũng đồng thời sẽ thu hoạch được một phẩm chất tốt!     


Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t58757-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận